Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số ở Nghệ An. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, suy thoái nòi giống và là lực cản đối với sự tiến bộ xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của vùng dân tộc thiểu số. Để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã vùng sâu, vùng xa tỉnh Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp.
Ở Lào Cai hiện vẫn còn nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng dân số, đặc biệt là tảo hôn, hôn nhân cận huyết, phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con. Các ban, ngành ở tỉnh này cần vào cuộc quyết liệt, đồng bộ hơn nữa để giải quyết triệt để các vấn nạn này để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, phù hợp với chủ đề của Ngày dân số thế giới 11/7 năm nay: “Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững”.
Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025" nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, tiến tới xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu trong hôn nhân và gia đình tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn diễn ra tại các huyện miền núi đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Vấn nạn tảo hôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai dù đã có chiều hướng giảm song vẫn chưa thực sự bền vững. Nguyên nhân là do một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tư tưởng coi tảo hôn là việc bình thường. Để tháo gỡ "nút thắt" này, địa phương đang triển khai nhiều mô hình, giải pháp sáng tạo nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thay đổi nhận thức trong nhân dân.
Ngày 29/12, tại Sóc Trăng, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tảo hôn - một hủ tục lâu đời, lạc hậu không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tại Gia Lai, nhiều địa phương trên địa bàn đang nỗ lực xóa bỏ hủ tục này, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có cuộc sống ổn định hơn.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn, cụ thể là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm, tập quán lạc hậu, coi việc lấy vợ, lấy chồng cho con sớm là để nhà có thêm người làm, người lao động, hay chỉ đơn thuần từ suy nghĩ tuổi trẻ thì đẻ con sẽ khỏe mạnh hơn… nên tình trạng tảo hôn ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn xảy ra.
Lai Châu là tỉnh biên giới với gần 85% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tỉnh đã triển khai các giải pháp nhằm từng bước giảm thiểu tình trạng tảo hôn và xóa bỏ hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.
Tình trạng tảo hôn, phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai có xu hướng giảm nhưng chưa bền vững. Tảo hôn vẫn còn xảy ra ở các huyện, thị xã dẫn đến mục tiêu giảm 30% số phụ nữ dân tộc thiểu số dưới 18 tuổi sinh con lần đầu so với năm 2022 không đạt chỉ tiêu Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai giao.
Tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện nhiều giải pháp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và kiến thức pháp luật hôn nhân và gia đình.
Nhiều năm qua, tại tỉnh Sơn La, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tại các xã vùng sâu, vùng xa đã phần nào kéo lùi sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để hạn chế tình trạng này, nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho thanh thiếu niên trong việc kết hôn đã được triển khai, tuy nhiên vẫn chưa mang lại nhiều kết quả tích cực.
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang kéo theo nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội, là lực cản sự phát triển kinh tế, xã hội và chất lượng dân số. Thực trạng này đã xuất hiện từ lâu do quan niệm, tập quán lạc hậu song gần đây lại có trường hợp xuất phát từ nhận thức chưa đúng đắn của một số bạn trẻ vùng cao.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã tồn tại lâu đời ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Cao Bằng. Điều này để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, tầm vóc thể hình và là rào cản lớn cho việc học tập, phát triển giáo dục của các bé gái. Tỉnh Cao Bằng đã và đang đề ra nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Krông Pa (Gia Lai) đã triển khai hiệu quả các dự án hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật tại nhiều địa phương khu vực biên giới, góp phần nâng cao kiến thức pháp luật nhất là vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho hàng trăm người là đồng bào các dân tộc ít người ở vùng cao.
Tỉnh Sơn La đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục giới tính cho học sinh bậc Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông, góp phần giúp các em nhận thức được những tác hại của việc mất cân bằng giới tính, tảo hôn, hôn nhân cận huyết và phòng tránh xâm hại tình dục.
Những năm qua, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết (TH&HNCH) đã trở thành vấn nạn xã hội nhức nhối, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống của đồng bào Mông, Dao... ở một số huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn (Yên Bái).
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là một vấn nạn lớn của xã hội, ảnh hưởng sự phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiêu số” ở Bình Phước có nhiều chuyển biến tích cực.
Lai Châu là tỉnh biên giới có 20 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 85%. Nhiều năm qua, tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao nhận thức cho bà con về những tác hại, hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, qua đó từng bước giảm thiểu tình trạng tảo hôn, xóa bỏ hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.
Năm 2022, dù tỷ lệ tảo hôn và phụ nữ sinh con dưới 18 tuổi tại Lào Cai có giảm so với năm trước nhưng vẫn không đạt chỉ tiêu UBND tỉnh giao. Theo Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, còn nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền, xử lý và nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn về vấn nạn này, đặc biệt ở vùng sâu, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kiên Giang có 14,8% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó hầu hết là người Khmer. Nhờ đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh đã giảm đáng kể.
Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống xảy ra tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang là vấn đề nan giải của tỉnh Thanh Hóa. Dù chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp ngăn chặn nhưng tình trạng này vẫn đang xảy ra tại khu vực các huyện biên giới đặc biệt khó khăn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trang bị cho học sinh kiến thức sức khỏe sinh sản vị thành niên, hiểu biết về tác hại của nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, giúp các em vừa bảo vệ bản thân vừa trở thành hạt nhân trong công tác tuyên truyền về dân số, giới tính, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này. Đây là cách làm hay của thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Dù được quan tâm nhiều hơn nhưng cuộc sống của phụ nữ và trẻ em ở một số địa phương vùng cao tỉnh Lào Cai vẫn còn không ít thiệt thòi. Nạn tảo hôn vẫn tồn tại kéo theo tình trạng phụ nữ dưới 18 tuổi sinh con chưa được cải thiện nhiều, không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng dân số mà còn khiến công tác xóa đói giảm nghèo gặp khó khăn. Lào Cai đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy lùi tình trạng sinh con ở tuổi vị thành niên, trong đó chú trọng tác động thay đổi tư duy - coi đây là yếu tố then chốt để không còn em gái nào phải hối hận vì đã lấy chồng sớm.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, chiều 31/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về hai dự án Luật: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Ngày 8/4, Tỉnh Đoàn Quảng Trị phối hợp với tổ chức Plan International (một tổ chức phi chính phủ quốc tế phát triển cộng đồng lấy trẻ em làm trung tâm), Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) tổ chức hội thảo giới thiệu nền tảng trực tuyến “Em vui” năm 2022. Qua đó, góp phần triển khai hiệu quả công tác “Tăng cường nhận thức của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số”.
Những năm qua, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại vùng cao Yên Bái đã trở thành một vấn nạn xã hội nhức nhối. Cả hệ thống chính trị đã và đang vào cuộc nỗ lực đẩy lùi, từng bước xóa bỏ hủ tục lạc hậu này.
Sơn La là tỉnh miền núi với trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, do trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức về pháp luật còn hạn chế nên tình trạng tảo hôn ở vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn diễn ra.
Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có chiều hướng gia tăng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là những bé gái. Các ngành chức năng tỉnh Cao Bằng đã nhiều có giải pháp để giảm tình trạng này.