Lai Châu: Chợ phiên góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc

Người dân diện trang phục dân tộc đi chợ phiên San Thàng, thành phố Lai Châu. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN
Người dân diện trang phục dân tộc đi chợ phiên San Thàng, thành phố Lai Châu. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN

Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới có 20 dân tộc sinh sống. Mỗi đồng bào dân tộc đều có nét văn hóa đặc sắc riêng, hầu hết được thể hiện trong các buổi chợ phiên.

Đồng bào đến chợ từ sớm, mang theo những sản vật của núi rừng như mật ong rừng, gà rừng hoặc những sản phẩm thủ công truyền thống khăn, áo, đồ mây tre đan, vải thổ cẩm…Bên cạnh đó, chợ cũng bán đủ thứ từ cái kim, sợi chỉ cho đến mớ rau, củ khoai, củ sắn và cả những sản phẩm thiết yếu cho gia đình…

Lai Châu: Chợ phiên góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc ảnh 1Chợ phiên San Thàng, thành phố Lai Châu diễn ra vào sáng thứ 5 và Chủ nhật hàng tuần. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN
Lai Châu: Chợ phiên góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc ảnh 2Chợ phiên không chỉ là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa mà còn là nơi hội tụ, gặp gỡ, giao lưu, thể hiện tình cảm, sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh vùng. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN
Lai Châu: Chợ phiên góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc ảnh 3Chợ Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ được nâng cấp, phần nền không còn lầy lội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân địa phương trao đổi, mua bán hàng hóa vào mỗi phiên chợ. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN
Lai Châu: Chợ phiên góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc ảnh 4Bà con dân tộc Mông ở xã Tả Lèng (huyện Tam Đường) mang nông sản xuống bày bán tại chợ phiên San Thàng, thành phố Lai Châu. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN
Lai Châu: Chợ phiên góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc ảnh 5Bà con dân tộc Dao đỏ (xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ) mang nông sản tới phiên chợ "sừng" để bán. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN
Lai Châu: Chợ phiên góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc ảnh 6
Lai Châu: Chợ phiên góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc ảnh 7Chợ phiên San Thàng, thành phố Lai Châu bán đủ các mặt hàng, từ cái kim, sợi chỉ cho đến mớ rau, củ khoai, củ sắn và trang phục dân tộc của người Mông. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN
Lai Châu: Chợ phiên góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc ảnh 8Tới chợ phiên San Thàng (thành phố Lai Châu), người dân và du khách không thể bỏ qua món phở chua được cắt bằng tay của đồng bào dân tộc Giáy. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN
Lai Châu: Chợ phiên góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc ảnh 9Người Mông tới chợ phiên San Thàng, thành phố Lai Châu mua vải về thêu hoa văn may trang phục truyền thống. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN
Lai Châu: Chợ phiên góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc ảnh 10Người dân diện trang phục dân tộc đi chợ phiên San Thàng, thành phố Lai Châu. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN
Lai Châu: Chợ phiên góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc ảnh 11Ngoài sản phẩm nông sản từ núi rừng, bà con còn mang lợn cắp nách tới chợ phiên San Thàng, thành phố Lai Châu. Ảnh: Đinh Thùy-TTXVN
Lai Châu: Chợ phiên góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc ảnh 12Giống lợn đen được mang bán tại chợ phiên San Thàng. Ảnh: Nguyễn Oanh – TTXVN
Lai Châu: Chợ phiên góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc ảnh 13Mua bán lợn cắp nách tại chợ phiên San Thàng. Ảnh: Nguyễn Oanh – TTXVN
Lai Châu: Chợ phiên góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc ảnh 14Khu vực chợ lợn San Thàng nhộn nhịp người bán, người mua. Ảnh: Nguyễn Oanh – TTXVN
Lai Châu: Chợ phiên góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc ảnh 15Người bán rất vui khi bán được lợn. Ảnh: Nguyễn Oanh – TTXVN
Lai Châu: Chợ phiên góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc ảnh 16 Người dân mua được đôi lợn cắp nách ưng ý. Ảnh: Nguyễn Oanh – TTXVN

Đối với người dân Lai Châu, chợ phiên không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa mà còn là nơi hội tụ, nơi gặp gỡ và giao lưu của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh vùng.

TTXVN

TTXVN

Có thể bạn quan tâm