Từ tháng 11/2020, chợ phiên Mường Chon đi vào hoạt động, bày bán các sản phẩm đặc trưng trong đời sống, sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc tại các huyện Con Cuông, Quỳ Hợp, Tương Dương và là nơi bảo lưu, trao truyền, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo mang đậm sắc màu văn hóa vùng cao miền Tây xứ Nghệ.
Tối 1/11, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức “Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2024” với chủ đề “Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao” tại sân vận động huyện Lạc Sơn (Hòa Bình). Phiên chợ đã thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, mua sắm và tìm hiểu văn hóa, du lịch xứ Mường.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đã kí văn bản số 3049/QÐ-BVHTTDL về tổ chức lớp tập huấn về bảo tồn, phát huy đặc trưng văn hóa truyền thống trong chợ phiên của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Tối 3/10, tại Sân vận động huyện Mai Châu, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức khai mạc Phiên chợ vùng cao với chủ đề "Chợ phiên - nét đẹp vùng cao" năm 2023. Đây là một trong những sự kiện thường niên lớn nhằm giới thiệu, quảng bá nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, đặc sắc trong các chợ phiên của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình đến với du khách trong, ngoài tỉnh.
Ở miền biên viễn với nhiều bản làng nằm ẩn khuất giữa lưng chừng trời, chợ phiên Mèo Vạc trở thành không gian văn hóa đầy bản sắc. Ngay từ tinh mơ, trong hơi lạnh của sương sớm, trên khắp các nẻo đường đã rộn ràng tiếng bước chân nhộn nhịp, tiếng nói cười vang vọng của người xuống chợ. Họ khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu khiến cho chợ phiên Mèo Vạc chẳng khác nào bông hoa rực rỡ giữa cao nguyên bốn bề đá núi.
Chợ phiên Phìn Hồ (xã vùng cao, biên giới Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) được mở vào ngày Chủ nhật hằng tuần; là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện Nậm Pồ và người dân nhiều xã thuộc các huyện Tủa Chùa, Mường Nhé (tỉnh Điện Biên).
Chợ phiên Phìn Hồ (thuộc xã vùng cao, biên giới Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) được mở vào ngày Chủ nhật hàng tuần, là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện Nậm Pồ cũng như người dân nhiều xã thuộc các huyện Tủa Chùa, Mường Nhé. Chợ phiên Phìn Hồ thu hút đông đảo khách du lịch, người dân tìm về bởi sản phẩm hàng hóa đa dạng, phong phú mang nét đặc trưng của đồng bào vùng cao, đặc biệt là hội tụ được những nét độc đáo trong văn hóa, ẩm thực và rực rỡ sắc màu thổ cẩm của các cộng đồng dân tộc.
Tối 2/12, tại huyện Đăk Glei, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei tổ chức Lễ khai mạc Chợ phiên dược liệu – gia súc biên giới huyện Đăk Glei năm 2022. Đây là lần đầu tiên tại Kon Tum, một phiên chợ dược liệu – gia súc được tổ chức.
Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới có 20 dân tộc sinh sống. Mỗi đồng bào dân tộc đều có nét văn hóa đặc sắc riêng, hầu hết được thể hiện trong các buổi chợ phiên.
Từ ngày 29/4/2022 đến 3/5/2022, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra chợ phiên vùng cao có chủ đề “Sơn La điểm hẹn" với không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc.
Những ngày giáp Tết, khi những cành đào rừng đua nhau khoe sắc cũng là thời điểm đồng bào dân tộc gác lại công việc sản xuất, nô nức xuống núi đi chợ. Chợ phiên ngày giáp Tết hàng hóa đủ đầy, người mua người bán tấp nập hơn nhiều so với ngày thường. Chợ phiên giáp Tết không chỉ là nơi mua sắm, trao đổi hàng hóa mà còn là địa chỉ để đồng bào gặp gỡ, trao đổi, giao lưu văn hóa mỗi dịp xuân về…
Chợ Sin Suối Hồ thuộc địa phận xã biên giới Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu). Chợ họp phiên thứ bảy hàng tuần và diễn ra từ sáng sớm đến 11 - 12 giờ trưa, không chỉ là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa mà còn là không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào Mông.
Chợ phiên là một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào vùng cao tỉnh Hà Giang. Chợ phiên càng trở nên đặc sắc hơn vào phiên cuối năm, trong đó không thể không nhắc đến chợ thị trấn Đồng Văn, chợ Mèo Vạc, chợ Lũng Phìn, chợ Sà Phìn, chợ Phố Cáo, chợ Phố Bảng…
Tối 31/8, nhân kỷ niệm 74 Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2019) và 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, UBND huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) tổ chức Lễ chào mừng Tết độc lập và chợ phiên Mù Cang Chải. Đây là năm đầu tiên huyện Mù Cang Chải gắn việc tổ chức các hoạt động chào mừng Tết độc lập với các hoạt động du lịch trên địa bàn.
Ngày 29/8, tin từ UBND huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) cho biết: Kỷ niệm 74 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2019), huyện Mù Cang Chải có kế hoạch tổ chức Lễ Chào mừng Tết Độc lập và chợ phiên Mù Cang Chải ngày 31/8. Đây là năm đầu tiên huyện này gắn việc tổ chức các hoạt động mừng Tết Độc lập với các hoạt động du lịch trên địa bàn.
Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 73 năm Ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2018), từ ngày 31/8/2018 - 30/9/2018, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 9 với chủ đề “Vui Tết Độc lập”.
Chợ vùng cao bản Sin Suối Hồ, thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện biên giới Phong Thổ, nằm cách thành phố Lai Châu chừng 30 km. Hình thành từ khi bản Sin Suối Hồ là bản du lịch năm 2014, chợ không chỉ là nơi giao thương buôn bán mà còn là điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số trong xã.
Chợ Pắc Miều ở huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) là nơi mua, bán hàng hóa, giao lưu tâm tình, mang đậm sắc màu văn hóa của các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn như: Dao, Mông, Sán Chỉ, Lô Lô… Chợ chia ra làm hai khu vực: bán hàng thực phẩm, đồ dùng, quần áo và khu chợ bò.
Chợ phiên Bắc Hà thuộc huyện Bắc Hà (Lào Cai), cách TP. Lào Cai khoảng 60km về phía Đông Bắc. Đây là chợ phiên thuộc loại lớn nhất vùng cao biên giới, họp vào chủ nhật hàng tuần, được tạp chí du lịch Châu Á trao danh hiệu là 1 trong 10 chợ sôi động, đẹp nhất Đông Nam Á.
Ai từng thăm chợ phiên ở các huyện: Quảng Uyên, Trà Lĩnh, Trùng Khánh... tỉnh Cao Bằng, sẽ không thể nào quên những nét đặc sắc của các phiên chợ nơi đây.
Vào sáng thứ 5 và chủ nhật hàng tuần, chợ phiên San Thàng (còn gọi là chợ Tam Đường Đất) thuộc xã San Thàng, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu lại nhộn nhịp người mua, người bán.
Cứ đến tháng 7 âm lịch hằng năm, đồng bào Tày, Nùng ở khắp bản làng của Cao Bằng lại náo nức chuẩn bị cho cái tết lớn thứ hai sau Tết Nguyên đán - Tết Rằm tháng Bảy. Chợ phiên tại các huyện và Thành phố vào những ngày này đông đúc, nhộn nhịp bởi không khí mua bán chuẩn bị cho ngày tết với các mặt hàng chủ yếu là những lễ vật cho ngày Tết Rằm tháng Bảy