Tiết mục múa khèn của đồng bào Mông thu hút đông đảo khách du lịch.
Ảnh: Hoàng Tâm
|
Các hoạt động với sự tham gia của hơn 220 đồng bào, nghệ sỹ, diễn viên, sinh viên, gồm: 13 dân tộc đang hoạt động hàng ngày là dân tộc Mông (Hà Giang), dân tộc Khơ Mú (Điện Biên), dân tộc Thái (Sơn La), dân tộc Tày (Thái Nguyên), dân tộc Mường (Hòa Bình), dân tộc Dao (Tp. Hà Nội), dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế), dân tộc Xơ Đăng (Kon Tum), dân tộc Raglai (Ninh Thuận), dân tộc Ê Đê (Đắk Lắk), dân tộc Chăm (Ninh Thuận), dân tộc Khmer (Sóc Trăng); huy động thêm 04 dân tộc tham gia lễ hội, hoạt động gồm dân tộc Nùng, Mông (Lạng Sơn), dân tộc Thái (Sơn La), dân tộc Ê Đê (Đắk Lắk) cùng sự tham gia của Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc và Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, Làng cổ Đường Lâm…
Phiên chợ vùng cao được tái hiện giới thiệu các sản vật độc đáo của đồng bào các dân tộc. Ảnh: Hoàng Tâm |
Điểm nhấn hoạt động tháng 9 là không gian “Chợ phiên vùng cao xứ Lạng”, tái hiện không gian chợ mang đậm sắc màu văn hóa tỉnh Lạng Sơn, nơi mua bán, trao đổi hàng hoá và là nơi gặp gỡ giao lưu, sinh hoạt văn hoá với bức tranh đa dạng, phong phú, sinh động về sản vật văn hoá dân tộc; giới thiệu nét văn hóa, sản vật địa phương, ẩm thực truyền thống của các dân tộc Lạng Sơn như: thắng cố, lợn quay, vịt quay, giã bánh dày; những điệu khèn mừng vui Tết Độc lập cùng với hoạt động giới thiệu nghệ thuật múa sư tử mèo của dân tộc Nùng - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận…Tất cả sẽ tạo nên một không khí nhộn nhịp, hồ hởi, hạnh phúc của đồng bào các dân tộc và du khách với phiên chợ vui Tết Độc lập trong dịp Quốc khánh 2/9.
Cũng trong dịp này, nhiều lễ hội truyền thống được tái hiện như: Lễ cưới của đồng bào dân tộc Nùng (Lạng Sơn) thể hiện nhiều nét độc đáo trong các nghi thức, nghi lễ từ: Lễ dạm hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt và một số tục lệ khác.
Lễ giải hạn nối số của đồng bào dân tộc Mông cũng được tái hiện với ý nghĩa tâm linh tốt đẹp của người Mông, là dịp tập trung, củng cố mối quan hệ cộng đồng trong dòng họ, là thông điệp chung gửi tới tổ tiên, thần linh cầu xin may mắn của trời đất, mong mưa thuận, gió hòa, phù hộ cho dân bản sức khỏe dồi dào để lao động, tăng gia sản xuất và tăng cường sự đoàn kết của mỗi cá nhân, gia đình trong dòng họ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống..
Tại không gian làng dân tộc Ê Đê, từ ngày 31/8 - 09/9/2018 sẽ diễn ra chương trình " Ly cà phê Ban Mê". Tại đây, du khách sẽ được xem trình diễn rang, xay cà phê, giới thiệu các sản phẩm từ mật ong, sản vật, đồ lưu niệm về Buôn Mê Thuột, giao lưu giữa các nghệ nhân đồng bào dân tộc Ê Đê với khách du lịch; biểu diễn các loại hình diễn xướng dân gian, các nhạc cụ truyền thống cồng chiêng Tây Nguyên, hát dân ca Ai ray, trình diễn nhạc cụ: Ki Pah, Đing Năm... của dân tộc Ê Đê .
Cũng trong dịp này, nhiều lễ hội truyền thống được tái hiện như: Lễ cưới của đồng bào dân tộc Nùng (Lạng Sơn) thể hiện nhiều nét độc đáo trong các nghi thức, nghi lễ từ: Lễ dạm hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt và một số tục lệ khác.
Lễ giải hạn nối số của đồng bào dân tộc Mông cũng được tái hiện với ý nghĩa tâm linh tốt đẹp của người Mông, là dịp tập trung, củng cố mối quan hệ cộng đồng trong dòng họ, là thông điệp chung gửi tới tổ tiên, thần linh cầu xin may mắn của trời đất, mong mưa thuận, gió hòa, phù hộ cho dân bản sức khỏe dồi dào để lao động, tăng gia sản xuất và tăng cường sự đoàn kết của mỗi cá nhân, gia đình trong dòng họ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống..
Tại không gian làng dân tộc Ê Đê, từ ngày 31/8 - 09/9/2018 sẽ diễn ra chương trình " Ly cà phê Ban Mê". Tại đây, du khách sẽ được xem trình diễn rang, xay cà phê, giới thiệu các sản phẩm từ mật ong, sản vật, đồ lưu niệm về Buôn Mê Thuột, giao lưu giữa các nghệ nhân đồng bào dân tộc Ê Đê với khách du lịch; biểu diễn các loại hình diễn xướng dân gian, các nhạc cụ truyền thống cồng chiêng Tây Nguyên, hát dân ca Ai ray, trình diễn nhạc cụ: Ki Pah, Đing Năm... của dân tộc Ê Đê .
Giới thiệu nghệ thuật sân khấu Dù Kê Nam bộ. Ảnh: Hoàng Tâm |
Liên đoàn Xiếc Việt Nam sẽ tổ chức các chương trình, tiết mục xiếc đặc sắc như: Xiếc thú, ảo thuật, hề xiếc, tung hứng, lắc vòng, uốn dẻo… hứa hẹn sẽ mang tới tiếng cười và những phút giây thoải mái cho du khách, đặc biệt là các em thiếu nhi khi đến tham quan tại Làng.
Không gian “Tuổi thơ với chợ quê” và các hoạt động trải nghiệm "Trung thu cho em" cũng được tổ chức tại khu vực đồi thông A2, tái hiện không gian chợ quê gắn với ký ức tuổi thơ, với các món quà quê: Bánh đa, bánh nếp, bánh tẻ, kẹo lạc, ngô luộc, nước vối…, cùng trải nghiệm một số nghề thủ công truyền thống làm bút tre huyện Hoài Đức, nặn tò he huyện Phú Xuyên, làm đèn ông sao, tô tranh dân gian Đông Hồ... và các hoạt động trải nghiệm trò chơi dân gian truyền thống: đánh chắt, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy dây…
Trong các ngày cuối tuần, có Chương trình ca, múa, nhạc “Hát về tuổi thơ tôi” của Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc với những ca khúc, tiết mục múa ca ngợi quê hương, đất nước, về tuổi thơ chào đón năm học mới và Chương trình biểu diễn “Làng quê tuổi thơ tôi” của diễn viên, nghệ sĩ Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam: Biểu diễn nhạc cụ dân tộc, giới thiệu một số thể loại âm nhạc dân gian gắn liền với làng quê Việt Nam và các ca khúc về quê hương đất nước.
Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, chương trình du lịch... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của 13 đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày cùng các hoạt động trải nghiệm tại “ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Hoàng Tâm