Chợ phiên Quảng Uyên nổi bật với các sản phẩm của nghề rèn truyền thống. |
ĐẾN VỚI CHỢ PHIÊN
Từ lâu, chợ phiên đã trở thành nét sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống của người dân Cao Bằng. Ngoài mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ phiên còn là nơi giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Hầu như các huyện đều có những phiên chợ phiên, được quy định cụ thể vào các ngày trong tháng (tính theo âm lịch), như chợ phiên Quảng Uyên diễn ra các ngày 1, 6, 11, 16..., chợ phiên Trà Lĩnh ngày 4, 9, 14, 19... hằng tháng. “Đến hẹn lại lên”, những dòng người từ trên núi xuống, từ những thung lũng đổ về chợ, làm náo nhiệt cả một vùng... Các phiên chợ vùng cao đã ăn sâu vào trong tiềm thức, nếp sống của người dân.
Đến chợ phiên của mỗi huyện, du khách sẽ cảm nhận được nét đặc sắc riêng. Như đến với chợ phiên Quảng Uyên, mọi người sẽ được chìm đắm trong sắc màu thổ cẩm với những thiếu nữ dân tộc Nùng. Chợ phiên Quảng Uyên cũng là phiên chợ nổi tiếng với các sản phẩm của nghề rèn truyền thống.
Nếu muốn ngắm những bộ váy đủ màu sắc sặc sỡ của đồng bào dân tộc Mông thì chợ phiên các huyện Thông Nông, Hà Quảng có thể là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo.
CHỢ PHIÊN - NÉP ĐẸP VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC
Dạo chơi ở chợ phiên, cảm nhận được cái đẹp ẩn chứa trong đó, không phô trương, không cầu kỳ mà thay vào đó là sự mộc mạc. Sản phẩm của các địa phương được bày bán ở chợ là sự kết tinh vốn tinh hoa trong lao động, sự cần cù của người dân vùng cao.
Hơn nữa, những sản phẩm đó còn phản ánh “hơi thở cuộc sống”, nét văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc như: công cụ lao động (dao ở Quảng Uyên), ẩm thực (miến dong Nguyên Bình), nhạc cụ truyền thống (khèn Mông Bảo Lạc, Hà Quảng)...
Từ lâu, chợ phiên đã trở thành nét sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống của người dân Cao Bằng. Ngoài mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ phiên còn là nơi giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Hầu như các huyện đều có những phiên chợ phiên, được quy định cụ thể vào các ngày trong tháng (tính theo âm lịch), như chợ phiên Quảng Uyên diễn ra các ngày 1, 6, 11, 16..., chợ phiên Trà Lĩnh ngày 4, 9, 14, 19... hằng tháng. “Đến hẹn lại lên”, những dòng người từ trên núi xuống, từ những thung lũng đổ về chợ, làm náo nhiệt cả một vùng... Các phiên chợ vùng cao đã ăn sâu vào trong tiềm thức, nếp sống của người dân.
Đến chợ phiên của mỗi huyện, du khách sẽ cảm nhận được nét đặc sắc riêng. Như đến với chợ phiên Quảng Uyên, mọi người sẽ được chìm đắm trong sắc màu thổ cẩm với những thiếu nữ dân tộc Nùng. Chợ phiên Quảng Uyên cũng là phiên chợ nổi tiếng với các sản phẩm của nghề rèn truyền thống.
Nếu muốn ngắm những bộ váy đủ màu sắc sặc sỡ của đồng bào dân tộc Mông thì chợ phiên các huyện Thông Nông, Hà Quảng có thể là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo.
CHỢ PHIÊN - NÉP ĐẸP VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC
Dạo chơi ở chợ phiên, cảm nhận được cái đẹp ẩn chứa trong đó, không phô trương, không cầu kỳ mà thay vào đó là sự mộc mạc. Sản phẩm của các địa phương được bày bán ở chợ là sự kết tinh vốn tinh hoa trong lao động, sự cần cù của người dân vùng cao.
Hơn nữa, những sản phẩm đó còn phản ánh “hơi thở cuộc sống”, nét văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc như: công cụ lao động (dao ở Quảng Uyên), ẩm thực (miến dong Nguyên Bình), nhạc cụ truyền thống (khèn Mông Bảo Lạc, Hà Quảng)...
Chợ phiên - nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng cao. |
Người đến chợ cũng mang nhiều mục đích khác nhau: Để mua bán, gặp nhau trao đổi tâm tình, hay các chàng trai, cô gái hẹn nhau ngày chợ... Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp riêng có của phiên chợ vùng cao. Các cô gái đi chợ sẽ chọn cho mình bộ trang phục dân tộc truyền thống rực rỡ sắc màu, trên gương mặt luôn nở nụ cười duyên trước những điệu múa khèn điêu luyện đầy quyến rũ của những chàng trai dân tộc Mông..., cũng chính từ những phiên chợ đã có nhiều đôi trai gái nên vợ nên chồng. Họ đã say nhau từ điệu múa, giọng hát, tiếng khèn để rồi họ hẹn nhau những phiên chợ sau. Cứ thế, phiên chợ đã trở thành nỗi nhớ khắc khoải đợi chờ đối với những người đến chợ.
Anh Phùng Văn Nó, xóm Công Án, xã Nguyễn Huệ (Hòa An) chia sẻ: Trước kia, khi giao thông còn khó khăn, thực phẩm khan hiếm, các gia đình đến chợ phiên để mua lương thực, thực phẩm tích trữ cho 5 ngày. Nhưng nay mọi thứ đã dễ dàng hơn nhiều, từ giao thông, thực phẩm, lẫn phương tiện đi lại... do đó mọi người có thể ra thành phố để sắm đồ. Dù vậy, từ trước đến nay gia đình tôi chưa bao giờ bỏ một phiên chợ nào. Dù mua ít hay nhiều đều xuống chợ phiên để sắm sửa, chơi chợ.
Chợ vùng cao, ngoài việc giao lưu thương mại còn là nơi để các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của người dân.
Giờ đây cuộc sống của người dân ngày càng phát triển, chợ phiên cũng có nhiều đổi thay, nhưng những nét đẹp truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc vẫn là các nét rất riêng của những phiên chợ vùng cao được đồng bào lưu giữ.
Anh Phùng Văn Nó, xóm Công Án, xã Nguyễn Huệ (Hòa An) chia sẻ: Trước kia, khi giao thông còn khó khăn, thực phẩm khan hiếm, các gia đình đến chợ phiên để mua lương thực, thực phẩm tích trữ cho 5 ngày. Nhưng nay mọi thứ đã dễ dàng hơn nhiều, từ giao thông, thực phẩm, lẫn phương tiện đi lại... do đó mọi người có thể ra thành phố để sắm đồ. Dù vậy, từ trước đến nay gia đình tôi chưa bao giờ bỏ một phiên chợ nào. Dù mua ít hay nhiều đều xuống chợ phiên để sắm sửa, chơi chợ.
Chợ vùng cao, ngoài việc giao lưu thương mại còn là nơi để các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của người dân.
Giờ đây cuộc sống của người dân ngày càng phát triển, chợ phiên cũng có nhiều đổi thay, nhưng những nét đẹp truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc vẫn là các nét rất riêng của những phiên chợ vùng cao được đồng bào lưu giữ.
Báo điện tử Cao Bằng