Già Phạm Văn Sự - Người giữ nhịp cho âm nhạc dân tộc Hrê

Già Phạm Văn Sự - Người giữ nhịp cho âm nhạc dân tộc Hrê
Nhưng năm tháng trôi qua, những làn điệu, nhạc cụ dân tộc của đồng bào vùng cao dần mai một. Giữa nhịp sống hối hả đổi thay từng ngày, già Phạm Văn Sự ở thôn Nước Lui, xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) vẫn một lòng gìn giữ những giai điệu truyền thống của dân tộc mình.
“Cổ thụ” của núi rừng
Vượt qua con đường xung quanh là những thửa ruộng bậc thang xanh ngát, chúng tôi đến thôn Nước Lui. Dưới mái hiên nhà sàn, già Sự thấy có khách đến, vội vào nhà mang những chiếc đàn ra. Năm nay, già Sự đã 80 tuổi. Mái tóc bạc phơ nhưng ông vẫn còn rất minh mẫn. Khi nhắc đến những bài ca, nhạc cụ truyền thống, già Sự như say sưa, đắm mình vào những giai điệu, thanh âm.
Bộ sưu tập của già Sự không chỉ là đàn B’rooc, Krau, Ta lía, Đin đu... mà còn là những lời ca như các bài Ta lêu, Ca choi, ru con. Những nhạc cụ dân tộc của người Hrê chủ yếu làm từ các vật liệu đơn giản nhưng qua bàn tay tài hoa của đồng bào miền núi đã biến hóa mang đến sức sống cho các thanh tre, ống nứa.
Vừa giới thiệu tỉ mỉ về từng nhạc cụ, già Sự dùng tay gẩy đàn tạo nên những giai điệu du dương, trầm bổng và ông cất tiếng hát hòa cùng tiếng đàn. Giữa đại ngàn, giọng ca của ông mạnh mẽ, cao vút, da diết tình cảm.

Già Phạm Văn Sự luôn gìn giữ hồn dân tộc giữa đại ngàn
Già Phạm Văn Sự luôn gìn giữ hồn dân tộc giữa đại ngàn

Già Sự là vậy, cuộc đời ông từ tuổi trẻ đến khi về già vẫn không ngừng gìn giữ và trao truyền những giá trị văn hóa của dân tộc Hrê. Ông kể, năm 13 tuổi đã theo cha lên rừng chặt cây nứa, cây tre về làm nhạc cụ. Đối với người Hrê, cuộc sống dẫu vất vả nhưng tiếng đàn, tiếng hát vẫn vang lên đồng điệu trong những ngày hội, lễ cúng mừng. Mỗi lần ở địa phương có tổ chức hoạt động, phong trào, già Sự đều đóng góp công sức lời ca, tiếng hát của mình. Không chỉ giữ lại hồn dân tộc, những năm qua, già Sự còn tâm huyết với việc dạy lại cho thế hệ trẻ những làn điệu quê hương.

Ngôi nhà của già Sự là điểm đến quen thuộc của người dân và học sinh trong bản đến học hỏi, tập luyện.
Điều đặc biệt thôn Nước Lui còn thành lập cả đội văn nghệ với nòng cốt là già Phạm Văn Sự được xem như cánh chim đầu đàn trong việc gìn giữ cội nguồn.
Không giới hạn ở thôn Nước Lui, già Sự còn là người thầy truyền dạy các làn điệu Ta lêu, Ca choi truyền thống của người Hre cho các học viên tham gia lớp truyền dạy Dân ca, Dân nhạc dân tộc Hrê tại huyện Ba Tơ. Già Sự còn đại diện cho đồng bào Hrê giữa đại ngàn Trường Sơn mang lời ca, tiếng hát đến Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Hà Nội.
Năm 2015, Già Sự vinh dự được chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
Tiếng đàn gọi mùa xuân về
Ngoài sử dụng thành thạo những nhạc cụ dân tộc dành cho nam, già Phạm Văn Sự cho hay, đồng bào Hrê còn có nhạc cụ truyền thống dành cho nữ. Bản thân già Sự cũng rất tâm huyết với việc gìn giữ nhạc cụ dân tộc này, đó là chiếc đàn Vinh vút.
Tháng Chạp về với núi rừng Ba Tơ, xen lẫn đâu đó dưới những hiên nhà sàn là thanh âm của chiếc đàn Vinh vút. Khi mùa cấy đã xong, mọi công việc đã sắp xếp, những người phụ nữ Hrê mang đàn Vinh vút ra chơi tạo thành những giai điệu trầm bổng của núi rừng. Tiếng đàn như gọi mùa xuân về với vùng cao hùng vĩ.
Chẳng ai nhớ được đàn Vinh vút có từ khi nào. Những người phụ nữ ở Ba Tơ chỉ biết rằng lớn lên được bà và mẹ truyền dạy lại cách chơi đàn Vinh vút.
 
Già Phạm Văn Sự dạy cho giới trẻ cách chơi đàn Vinh vút
Già Phạm Văn Sự dạy cho giới trẻ cách chơi đàn Vinh vút
Gọi là đàn nhưng cấu tạo của Vinh vút rất thú vị, chỉ được tạo nên từ hai ống nứa. Người làng chọn những cây nứa già thẳng, chặt mang về, gọt giữa xung quanh thật nhẵn bóng rồi bỏ mắt. Đàn Vinh vút làm từ hai ống nứa dài 1m2, ống còn lại dài 1m, sau khi làm xong mang gác trên giàn bếp.
Bà Phạm Thị Liếc (64 tuổi) ở cùng thôn với già Sự cho hay, từ nhỏ bà Liếc được bà và mẹ dạy cho. Đàn Vinh vút có cấu tạo đơn giản nhưng cách chơi không hề dễ mà phải hai người chơi phải phối hợp ăn ý, điêu luyện trong cách vỗ tay và gõ nhịp.
Hiện nay, số lượng người biết chơi đàn Vinh vút rất ít. Chiếc đàn cũng “hiện đại” hơn khi được làm từ ống nhựa để dễ bảo quản.
Vì nặng lòng với văn hóa truyền thống dân tộc, từ lâu, già Sự đã học cách chơi đàn Vinh vút và chơi rất hay. Thế nên, ông luôn mong mỏi giới trẻ ngoài việc học nên dành thời gian để tìm hiểu những giá trị văn hóa của đồng bào.
Theo baoquangngai.vn

Có thể bạn quan tâm

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) nô nức hội tụ tại các điểm trung tâm bản để tổ chức Lễ Cúng rừng hay còn gọi Tết rừng.

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Văn hóa ẩm thực của người Sán Dìu tại Quảng Ninh sở hữu những đặc trưng riêng, thể hiện sự khéo léo, tinh tế trong chế biến, phối hợp các thực phẩm. Một trong những món ăn đặc sắc đó là bánh bạc đầu đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Thưởng thức các món bánh thơm ngon và tìm hiểu về văn hóa độc đáo của người Sán Dìu ở vùng cao Quảng Ninh là trải nghiệm đáng nhớ.

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội " Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện lễ hội Khai hạ đặc sắc.

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) đặc sắc.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Người Dao Thanh Y sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhiều năm qua vẫn luôn giữ được bản sắc văn hóa riêng thông qua phong tục, tập quán hay nếp sinh hoạt hằng ngày và đặc sắc trong đó có bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Y là một di sản văn hóa độc đáo, mang đậm nét đặc trưng.

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Hội làng mừng Gươl mới của đồng bào Cơ-tu thôn Aró. Ảnh: Khánh Nguyên

Người Cơ-tu vui hội mừng Gươl mới

Với đồng bào Cơ-tu ở thôn Aró, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam), Gươl là không gian sinh hoạt chung, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Để chào mừng công trình trọng đại này, đồng bào Cơ-tu thường tổ chức lễ mừng Gươl mới, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa cộng đồng.

Lễ sum họp của người M’nông

Lễ sum họp của người M’nông

Cứ từ 3 đến 5 năm, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, khi mùa màng thu hoạch xong, đồng bào M’nông ở tỉnh Đắk Nông lại tổ chức lễ sum họp nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Nếu như người đàn ông đóng vai trụ cột trong đời sống của người Dao Thanh Y thì phụ nữ ở dân tộc này lại nắm giữ những giá trị không thể thay thế, là người nuôi dưỡng phát huy nguồn văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình và rộng hơn là bản sắc của cả một dân tộc. Một trong những nét văn hóa của phụ nữ Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh còn giữ lại được là nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm, thể hiện sự khéo léo, tài tình của phụ nữ.

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Ở Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Tại chân núi Yên Tử, cộng đồng người Dao Thanh Y tuy không quá đông nhưng bà con nơi đây vẫn duy trì sinh hoạt và phát huy được nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc, trở thành một phần không thể thiếu khi nói về những giá trị văn hóa phi vật thể của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Với sự tài hoa trong nghệ thuật thêu, can, ghép vải trên trang phục, người Hà Nhì đã tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang. Kinh lá buông không chỉ là tài liệu ghi chép về các nghi lễ tôn giáo mà còn là kho tàng tri thức về văn học, y học, lịch pháp cũng như những câu chuyện dân gian phản ánh cuộc sống của cộng đồng.

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Là dân tộc sống lâu đời trên vùng núi cao, người Pà Thẻn vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là trang phục của phụ nữ với màu sắc, họa tiết hoa văn đặc trưng, tạo nên nét độc đáo riêng.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng và mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc của đồng bào dân tộc Mường. Đây là dịp để tạ ơn thần linh, tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu, đồng thời cũng là cơ hội để cộng đồng gắn kết, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.

Ẩm thực của người Ê-đê

Ẩm thực của người Ê-đê

Người Ê-đê trên Cao nguyên Đắk Lắk không chỉ có truyền thống văn hóa lâu đời mà còn có nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn độc đáo, là sự hòa quyện của hương vị núi rừng. Ẩm thực của người Ê-đê là sự hòa trộn tinh tế của các loại thực phẩm sẵn có của địa phương, các loại thảo mộc, gia vị cùng phong cách nấu nướng và chế biến đặc biệt.