Độc đáo trò chơi leo cột trong lễ cầu mưa của người M’nông

Độc đáo trò chơi leo cột trong lễ cầu mưa của người M’nông
Nghi thức cúng trong lễ cầu mưa
 
Nghi thức cúng mưa đầu mùa được bắt đầu bằng lễ cúng trong nhà. Các lễ vật chuẩn bị gồm: Một con gà trống còn sống, một bát cơm, một bát xôi, hai bát rượu, hai bát thịt lợn (heo), một đầu lợn, lông gà, một cây nêu bằng lồ ô cao khoảng 2 m đặt giữa nhà, 2 ché rượu cần đặt hai bên...

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, thầy cúng (thường là những người cao tuổi) mặc trang phục dân tộc, trang nghiêm tiến hành nghi lễ cúng mưa đầu mùa. Thầy cúng cắt tiết gà từ hai bên khóe mỏ con gà trống còn sống, lấy tiết hòa với rượu và khấn rằng: “Ơ Giàng, hôm nay tôi mời gọi các Giàng cùng về ăn thịt heo, cùng uống rượu trong ché, cùng chứng kiến và ban phúc cho người dân trong buôn. Xin Giàng ban cho con cháu mạnh khỏe, ban cho cháo đựng trong bầu luôn đầy ắp, cơm trong nồi đừng để bị thiu. Quanh năm Giàng cho cái tốt, điều lành; không cho cái đói cái khát, mong cho lúa đầy kho, ngô đầy bồ, đầy nhà…”. Vừa khấn, thầy cúng vừa lấy chiếc lông gà quết vào chén rượu rồi bôi lên các vật dụng trong nhà như: cột nhà, rổ, rựa, cuốc, cửa trước, cửa sau, cầu thang... để cầu xin thần linh giữ sức khỏe cho con người, cho căn nhà được êm ấm, tránh mọi rủi ro, tai nạn trong lao động sản xuất.
 
Già làng làm lễ. Ảnh: internet
Già làng làm lễ. Ảnh: internet
Sau nghi lễ cúng trong nhà, mọi người đi theo thầy cúng ra ngoài sân, nơi có cột nêu để cúng ngoài trời. Đội chiêng vừa đi vòng quanh cây nêu, vừa đánh bài chiêng mời gọi Giàng và các thần linh về dự, chứng kiến lễ cúng mưa đầu mùa. Thầy cúng vừa dùng lông gà quết vào chén rượu hòa cùng tiết gà bôi lên thân cây nêu vừa đọc bài khấn các Giàng xin được khai hội “hái lộc”. 

Sau khi nghi thức cúng mùa đầu mùa đã xong, thầy cúng sẽ mời mọi người cùng uống rượu cần, ăn thịt nướng, cùng hát các làn điệu dân ca và đón chào những điều tốt đẹp đến. Lúc này, chính là thời điểm của trò chơi leo cột độc đáo của người M'nông.

Trò chơi vô cùng độc đáo

Căn cứ vào các nguồn tư liệu sưu tầm và hồi cố, công việc chuẩn bị trò chơi thật lắm công phu. Vào khoảng 5 giờ rưỡi chiều, thanh niên trong làng chuẩn bị một chiếc cột lớn, nhồi thức ăn vào một lỗ lớn được khoét gần sát các mấu tre. Các loại thức ăn hổ lốn này được họ nghiền trong hai cối tạo thành một thứ bột nhão quánh, đem hoà tan trong nước sau đó đổ một ống tiết lợn bốc mùi vào trong đó, tiếp đến họ bôi lên cây tre một lượt mỡ lợn và đem hơ lên lửa, cây tre trở nên bóng loáng và rất trơn.
 
Lễ vật cúng mưa đầu mùa. Ảnh: internet
Lễ vật cúng mưa đầu mùa. Ảnh: internet

Một thanh niên chuẩn bị một lượng lớn nước tương ớt dại, rót thứ nước tương đó vào từng lỗ và đổ lên các sừng, lên phần trên của cây cọc tre mà anh dùng chính các cành lá ớt để quét lên đó. Người ta còn gắn lên đỉnh cột một con chim được đẽo gọt, một cặp sừng bằng gỗ và hai tàu cọ lớn uốn cong như đôi cánh rộng và được kéo dài ra phía dưới với chùm sợi và các miếng gỗ mỏng, mỗi khi có gió là một thứ nhạc êm dịu lại phát ra. Người ta dùng một dải blier (dây leo) được thắt nút chặt để bịt kín các lỗ tre; các lỗ nằm ở phần dưới cây cột sẽ được nút bằng một đầu sợi mây to, phía trên cùng được nút chặt thành vành tròn.

Người M’nông dùng một ống tre làm dụng cụ đào cái hố, trong đó người ta sẽ dựng rlaa (cây tre lớn dùng làm cột trong lễ đâm trâu) khi đã được chuẩn bị xong. Nơi dựng cột nằm giữa khoảng cách nối hai phần nhô ra của ngôi nhà. Người ta cho vào chiếc gùi nhỏ (gùi này vẫn dùng đeo trước bụng để suốt lúa) gồm xôi, trứng, ba quả chuối và lòng lợn; cái gùi này được đem treo lên những chiếc sừng trên cây cọc lớn.

Khi tiến hành trò chơi, đồng bào đốt một đống lửa lớn ở sân, đồng bào mang ching (các loại chiêng, cồng chiêng) ra xếp thành hàng dọc theo cây cột. Lúc này các kuang (người có chức sắc) đứng lên, mỗi người cầm một nắm hèm rượu thấm máu rồi ngồi xuống và bôi máu lên đó vừa cầu khấn: “Đừng to tiếng với tao, đừng nghiền nát tao bằng sự giận dữ của mày. Chúng tao hầu hạ mày, ơi Cây chính, ơi Tre chính (cây tre lớn, trụ chính). Chúng tao làm như Tổ tiên chúng tao ngày trước, như các Bà tổ chúng tao ngày trước, như các Ông tổ chúng tao ngày xưa”…
 
Chuẩn bị cột nêu cúng ngoài trời. Ảnh: internet
Chuẩn bị cột nêu cúng ngoài trời. Ảnh: internet

Trong khi các kuang vẫn ngồi xổm, cất cao giọng cầu khấn, sáu người gõ ching xếp hàng dọc đi theo họ, tiếng nhạc ching trùm lên tiếng cầu khấn lầm rầm lan tỏa, họ đi vòng quanh gốc chân cột, tiến dần lên dọc theo thân cây chứ không quây quanh lỗ chôn cột. Khi đã cầu khấn xong, các vị chức sắc đứng dậy và ngay lập tức cả đám đông đàn ông tiến tới chỗ cây cột hò reo để cùng hợp sức hỗ trợ dựng cây cột lên. Trong suốt cuộc hợp lực tập thể này, tiếng chiêng phẳng không ngừng hòa theo, hơi nhạc trầm lắng ngân lên giữa hai đợt “dô hò” của mọi người. Khi cột được dựng lên, bốn người đàn ông giữ cho cây thẳng đứng và những người khác thì lấp miệng hố. Đến lúc này, đám nhạc công đi vòng quanh cái cây to lớn đang vươn thẳng lên rung rinh trong đêm.

Người ta đổ rất nhiều nước vào chân cột, chỗ đất đào hôm trước đã biến thành bùn. Họ lấy cuốc khơi rộng vũng bùn ra và dốc hết vào đấy tất cả những gì còn lại có thể tìm được trong các ché, cả đống thức ăn bốc mùi chua chua.

Với chiếc sào đã chuẩn bị sẵn, họ bật các vòng mây nút các lỗ mắt tre ra, từ các lỗ đó chảy túa ra chất sền sệt nhờn nhờn và bốc mùi khó ngửi. Muốn các vòng bằng dây leo nút các lỗ trên cao bật ra người ta buộc một cái dao vào đầu ngọn sào và đưa nó vào giữa các sợi dây và cây cột, rồi cưa đi cưa lại cho tới khi dây đứt, cứ mỗi lần như vậy, họ lại được chiêm ngưỡng những chất lỏng bốc mùi chảy dài đầy thân cột.
 
Đây là trò chơi độc đáo của người M'nông. Ảnh: internet
Đây là trò chơi độc đáo của người M'nông. Ảnh: internet
Trong sân, các chàng thay nhau xông vào cây cột trơn. Một số người tỏ ra đặc biệt hăng hái dù cho da tay và đùi bị xước xát vì các loại hỗn hợp trộn ớt dính khắp trên cây cột lớn. Cuộc leo cột thu hút sự chú ý của người xem, tiếng la ó mỗi lúc một lớn hơn. Một cậu học trò nhỏ tuổi nhất đã chạm tới cái gùi treo trên các “sừng” của cây cột và trong tiếng hoan hô cổ vũ, cậu trèo và ngồi lên đó. Sau đó, cậu bình tĩnh ăn một quả chuối và một quả trứng để trong chiếc gùi nhỏ treo đằng trước. Cuối cùng, cậu gỡ cái gùi ra và tụt xuống. Xuống tới đất, cậu chia cho những người đi cùng thức ăn có trong chiếc gùi và treo nó vào cây cột, cậu đợi lễ hội kết thúc rồi mang chiếc gùi này về làng coi là chiến lợi phẩm.

Trò chơi này có điểm xuất phát từ chính đời sống xã hội còn ở mức đang phát triển của đồng bào dân tộc thiểu số, mà biểu hiện leo trèo hay di chuyển trên những phương tiện, địa hình không thuận lợi là một ví dụ. Trò chơi này chính là nơi thể hiện sự rèn luyện độ dẻo dai, can đảm và khéo léo - những phẩm chất nổi trội rất cần có của những “đứa con của núi rừng”. Leo cột không chỉ là một hoạt động thể thao, giải trí đơn thuần mà còn ẩn chứa những giá trị văn hóa dân tộc. Đó là sự tiếp nối những công việc, suy nghĩ của tổ tiên trong cuộc sống hiện thời.
Theo thegioidisan.vn

Có thể bạn quan tâm

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) nô nức hội tụ tại các điểm trung tâm bản để tổ chức Lễ Cúng rừng hay còn gọi Tết rừng.

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Văn hóa ẩm thực của người Sán Dìu tại Quảng Ninh sở hữu những đặc trưng riêng, thể hiện sự khéo léo, tinh tế trong chế biến, phối hợp các thực phẩm. Một trong những món ăn đặc sắc đó là bánh bạc đầu đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Thưởng thức các món bánh thơm ngon và tìm hiểu về văn hóa độc đáo của người Sán Dìu ở vùng cao Quảng Ninh là trải nghiệm đáng nhớ.

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội " Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện lễ hội Khai hạ đặc sắc.

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) đặc sắc.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Người Dao Thanh Y sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhiều năm qua vẫn luôn giữ được bản sắc văn hóa riêng thông qua phong tục, tập quán hay nếp sinh hoạt hằng ngày và đặc sắc trong đó có bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Y là một di sản văn hóa độc đáo, mang đậm nét đặc trưng.

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Hội làng mừng Gươl mới của đồng bào Cơ-tu thôn Aró. Ảnh: Khánh Nguyên

Người Cơ-tu vui hội mừng Gươl mới

Với đồng bào Cơ-tu ở thôn Aró, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam), Gươl là không gian sinh hoạt chung, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Để chào mừng công trình trọng đại này, đồng bào Cơ-tu thường tổ chức lễ mừng Gươl mới, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa cộng đồng.

Lễ sum họp của người M’nông

Lễ sum họp của người M’nông

Cứ từ 3 đến 5 năm, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, khi mùa màng thu hoạch xong, đồng bào M’nông ở tỉnh Đắk Nông lại tổ chức lễ sum họp nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Nếu như người đàn ông đóng vai trụ cột trong đời sống của người Dao Thanh Y thì phụ nữ ở dân tộc này lại nắm giữ những giá trị không thể thay thế, là người nuôi dưỡng phát huy nguồn văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình và rộng hơn là bản sắc của cả một dân tộc. Một trong những nét văn hóa của phụ nữ Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh còn giữ lại được là nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm, thể hiện sự khéo léo, tài tình của phụ nữ.

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Ở Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Tại chân núi Yên Tử, cộng đồng người Dao Thanh Y tuy không quá đông nhưng bà con nơi đây vẫn duy trì sinh hoạt và phát huy được nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc, trở thành một phần không thể thiếu khi nói về những giá trị văn hóa phi vật thể của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Với sự tài hoa trong nghệ thuật thêu, can, ghép vải trên trang phục, người Hà Nhì đã tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang. Kinh lá buông không chỉ là tài liệu ghi chép về các nghi lễ tôn giáo mà còn là kho tàng tri thức về văn học, y học, lịch pháp cũng như những câu chuyện dân gian phản ánh cuộc sống của cộng đồng.

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Là dân tộc sống lâu đời trên vùng núi cao, người Pà Thẻn vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là trang phục của phụ nữ với màu sắc, họa tiết hoa văn đặc trưng, tạo nên nét độc đáo riêng.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng và mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc của đồng bào dân tộc Mường. Đây là dịp để tạ ơn thần linh, tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu, đồng thời cũng là cơ hội để cộng đồng gắn kết, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.

Ẩm thực của người Ê-đê

Ẩm thực của người Ê-đê

Người Ê-đê trên Cao nguyên Đắk Lắk không chỉ có truyền thống văn hóa lâu đời mà còn có nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn độc đáo, là sự hòa quyện của hương vị núi rừng. Ẩm thực của người Ê-đê là sự hòa trộn tinh tế của các loại thực phẩm sẵn có của địa phương, các loại thảo mộc, gia vị cùng phong cách nấu nướng và chế biến đặc biệt.