Độc đáo nhà ngói âm dương ở Khau Tràng

Độc đáo nhà ngói âm dương ở Khau Tràng
Bản sắc người Dao tiền

Thôn Khau Tràng có 93 hộ dân tộc Dao tiền nằm ngay sát trung tâm xã, nơi án ngữ những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất vùng. Đúng là Khau Tràng mùa nào cũng đẹp. Mùa xuân có hoa lê nở trắng trời. Mùa hạ là mùa con nước đổ. Mùa thu lúa đang độ chín vàng. Mùa đông mây giăng kín bản. Cái hay và độc đáo của Khau Tràng còn là bản sắc của người Dao tiền. Chỉ tay về phía mấy ngôi nhà mái ngói âm dương, ông Bàn Tiến Sỹ, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái cho biết, hầu hết bà con ở đây làm nhà gỗ, lợp ngói âm dương. Bởi chất đất khu vực Hồng Thái không thích hợp với cây cọ. Hơn nữa, với khí hậu ẩm chắc chắn mái nhà lợp lá cọ sẽ nhanh hỏng. Nên từ xa xưa người Dao tiền ở địa phương đã biết cách làm ngói âm dương để lợp nhà. Chất đất được chọn làm ngói là đất sét, được nung nhiều ngày trong lò than củi đượm.
 
Dịch vụ homestay ở Hồng Thái bắt đầu phát triển.
Dịch vụ homestay ở Hồng Thái bắt đầu phát triển.

Người dân nơi đây thường làm nhà gỗ 3 gian 2 chái, xung quanh tường bưng bằng gỗ, trên lợp ngói âm dương. Ngói âm dương nặng được úp với nhau theo hình máng, dễ thoát nước mà lại tránh được những cơn gió to. Từ vài nóc nhà, đến nay Khau Tràng đã có cả một quần thể nhà ngói âm dương. Cùng với hệ thống ruộng bậc thang kỳ vĩ, những ngôi nhà ngói âm dương và những cây lê xứ lạnh là biểu trưng của Khau Tràng.

Mỗi lần lên với Khau Tràng, Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Hà Thế Đô, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh cứ mê mẩn với những ngôi nhà lợp ngói âm dương của người Dao tiền nơi đây. Ông bảo, đi nhiều nơi nhưng vẫn thấy Khau Tràng đẹp một cách giản dị. Nghệ sỹ tập trung chụp nhiều cảnh những mái nhà cổ, xa xa là thửa ruộng bậc thang. Ai xem ảnh về Khau Tràng cũng muốn xách ba lô đi du lịch ở vùng non cao này. Ngoài ngắm cảnh đẹp, du khách còn trải nghiệm ở homestay tìm hiểu cuộc sống của người dân bản địa với bản sắc vô cùng phong phú, độc đáo.

Phát triển dịch vụ homestay

Mấy năm về trước, Khau Tràng được ví như “cô gái đẹp ngủ trong rừng”. Từ khi đường giao thông, điện, viễn thông được đầu tư, người dân trong thôn mới tránh khỏi cuộc sống biệt lập. Người có công việc lên Khau Tràng đều rỉ tai nhau, nơi này đẹp mê hoặc lòng người, khiến nhiều người tò mò muốn khám phá. Kể từ đó, những đội “phượt thủ”, các nghệ sỹ nhiếp ảnh tạm gác lại việc nhà, cất công lên với Khau Tràng để thưởng ngoạn cảnh đẹp. Ông Đặng Đức Hoài, cán bộ Văn phòng xã Hồng Thái nói, năm 2018 huyện Na Hang lần đầu tiên tổ chức Ngày hội Văn hóa du lịch vùng cao tại xã Hồng Thái đã mở ra một hướng đi mới cho người dân trong thôn. UBND huyện và Ban Quản lý Khu du lịch sinh thái Na Hang đang quy hoạch Khau Tràng trở thành làng văn hóa du lịch homestay. Vì vậy, vấn đề bảo tồn những ngôi nhà gỗ mái ngói âm dương của người Dao tiền có vai trò rất quan trọng. Địa chính xã hiện nay chỉ cấp phép cho những gia đình xây dựng mới đúng quy hoạch, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương.

Để làm được du lịch homestay, xã đã hướng dẫn các hộ cách bảo tồn, sửa chữa nhà cửa, giữ gìn vệ sinh môi trường. Ông Đặng Văn Vuồng, một chủ hộ homestay ở Khau Tràng chia sẻ, sau khi có một số nhóm khách vào hỏi thuê nhà, ăn ở trọn gói; thấy dịch vụ này có thể phát triển được nên gia đình quyết định đầu tư phát triển. Ông đã được xã chọn đi tập huấn về du lịch homestay do giảng viên trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội truyền đạt, nhờ vậy đã học hỏi được rất nhiều. Mới đây có 2 du khách người Pháp lên Hồng Thái, họ đã chọn nhà ông ở homestay vì mái nhà có lợp ngói âm dương rất ấn tượng.

Hồng Thái đã trở thành “điểm hẹn 4 mùa”. Mùa nào cũng có khách. Giờ đây, người dân Khau Tràng mới nhận thức rõ giá trị của ngôi nhà truyền thống lợp ngói âm dương của mình. Để tăng sức hút với khách du lịch, chị Đặng Thị Dương, một chủ hộ homestay ở Khau Tràng đã thiết kế cổng và bờ rào bằng đá xếp. Gia đình chỉ chỉnh trang một chút, thế mà không gian homestay đã hiện rõ. Theo chị Dương, vào mùa lễ hội hay mùa lúa chín, du khách thập phương lên rất đông, dịch vụ homestay không đủ chỗ phục vụ du khách. Thấy nhà này sửa sang nhà cửa làm được, nhà kia cũng làm theo, dần dần trở thành một làng homestay.

Đang ngắm mấy cây lê bên đường, chúng tôi bắt gặp một nhóm du khách đang ở homestay nhà ông Bàn Quý Tỉnh. Nhà ông Tỉnh có địa thế thuận lợi, đứng ở sân có thể nhìn những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất của Khau Tràng. Chị Lê Mai Hoa, du khách Hà Nội cùng đoàn cảm nhận, sáng ngủ dậy ở đây thật sảng khoái. Đoàn chị cùng với gia chủ làm các món ăn mang đậm bản sắc người Dao tiền. Gia chủ còn cho khách mượn quần áo dân tộc Dao để chụp ảnh, giới thiệu việc thêu thùa trong trang phục. Chủ nhà luôn thân thiện, cởi mở với khách, nên ai cũng thoải mái và thú vị khi ở homestay.

Ngày nay, việc làm những ngôi nhà gỗ, lợp ngói âm dương vẫn tiếp diễn ở lớp con cháu người Dao tiền Khau Tràng. Nhà có chi phí thấp, mà vẫn đáp ứng đủ mọi nhu cầu. Bởi nhóm thợ gỗ lành nghề có tại địa phương, việc làm ngói cũng có thể diễn ra tại gia chủ. Ngoài ra, người dân có thể mua ngói với giá khoảng 1.500 đồng/viên, việc vận chuyển cũng rất thuận lợi. Theo một số thợ cả trong vùng, một ngôi nhà trung bình lợp hết từ 1 đến 1,5 vạn viên.
Theo baotuyenquang.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) nô nức hội tụ tại các điểm trung tâm bản để tổ chức Lễ Cúng rừng hay còn gọi Tết rừng.

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Văn hóa ẩm thực của người Sán Dìu tại Quảng Ninh sở hữu những đặc trưng riêng, thể hiện sự khéo léo, tinh tế trong chế biến, phối hợp các thực phẩm. Một trong những món ăn đặc sắc đó là bánh bạc đầu đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Thưởng thức các món bánh thơm ngon và tìm hiểu về văn hóa độc đáo của người Sán Dìu ở vùng cao Quảng Ninh là trải nghiệm đáng nhớ.

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội " Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện lễ hội Khai hạ đặc sắc.

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) đặc sắc.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Người Dao Thanh Y sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhiều năm qua vẫn luôn giữ được bản sắc văn hóa riêng thông qua phong tục, tập quán hay nếp sinh hoạt hằng ngày và đặc sắc trong đó có bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Y là một di sản văn hóa độc đáo, mang đậm nét đặc trưng.

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Hội làng mừng Gươl mới của đồng bào Cơ-tu thôn Aró. Ảnh: Khánh Nguyên

Người Cơ-tu vui hội mừng Gươl mới

Với đồng bào Cơ-tu ở thôn Aró, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam), Gươl là không gian sinh hoạt chung, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Để chào mừng công trình trọng đại này, đồng bào Cơ-tu thường tổ chức lễ mừng Gươl mới, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa cộng đồng.

Lễ sum họp của người M’nông

Lễ sum họp của người M’nông

Cứ từ 3 đến 5 năm, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, khi mùa màng thu hoạch xong, đồng bào M’nông ở tỉnh Đắk Nông lại tổ chức lễ sum họp nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Nếu như người đàn ông đóng vai trụ cột trong đời sống của người Dao Thanh Y thì phụ nữ ở dân tộc này lại nắm giữ những giá trị không thể thay thế, là người nuôi dưỡng phát huy nguồn văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình và rộng hơn là bản sắc của cả một dân tộc. Một trong những nét văn hóa của phụ nữ Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh còn giữ lại được là nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm, thể hiện sự khéo léo, tài tình của phụ nữ.

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Ở Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Tại chân núi Yên Tử, cộng đồng người Dao Thanh Y tuy không quá đông nhưng bà con nơi đây vẫn duy trì sinh hoạt và phát huy được nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc, trở thành một phần không thể thiếu khi nói về những giá trị văn hóa phi vật thể của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Với sự tài hoa trong nghệ thuật thêu, can, ghép vải trên trang phục, người Hà Nhì đã tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang. Kinh lá buông không chỉ là tài liệu ghi chép về các nghi lễ tôn giáo mà còn là kho tàng tri thức về văn học, y học, lịch pháp cũng như những câu chuyện dân gian phản ánh cuộc sống của cộng đồng.

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Là dân tộc sống lâu đời trên vùng núi cao, người Pà Thẻn vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là trang phục của phụ nữ với màu sắc, họa tiết hoa văn đặc trưng, tạo nên nét độc đáo riêng.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng và mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc của đồng bào dân tộc Mường. Đây là dịp để tạ ơn thần linh, tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu, đồng thời cũng là cơ hội để cộng đồng gắn kết, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.

Ẩm thực của người Ê-đê

Ẩm thực của người Ê-đê

Người Ê-đê trên Cao nguyên Đắk Lắk không chỉ có truyền thống văn hóa lâu đời mà còn có nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn độc đáo, là sự hòa quyện của hương vị núi rừng. Ẩm thực của người Ê-đê là sự hòa trộn tinh tế của các loại thực phẩm sẵn có của địa phương, các loại thảo mộc, gia vị cùng phong cách nấu nướng và chế biến đặc biệt.