Sau những cơn mưa, khe nứt trong khuôn viên trường ngày càng mở rộng, trên núi những phiến đá như đang chờ đổ xuống, đoạn kè mới xây dựng cũng không ngăn nổi đất đá như muốn nuốt chửng ngôi trường. Đó chính là thực tế đang diễn ra tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Thượng Nông và điểm trường Tiểu học Thượng Nông, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Ở hai nơi này có khoảng 500 học sinh cùng các thầy, cô giáo đang học tập, công tác.
Nhằm giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc, tiềm năng du lịch đến với du khách trong và ngoài nước, từ ngày 13 - 15/10, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang sẽ tổ chức Lễ hội mùa vàng Hồng Thái năm 2023, qua đó, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch "Na Hang - Điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn, thân thiện".
Huyện Na Hang (Tuyên Quang) hiện có trên 1.300 ha chè Shan tuyết, được trồng chủ yếu ở các xã Sinh Long, Hồng Thái và Sơn Phú. Niềm vui lớn đến với người trồng chè nơi đây khi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa ký quyết định chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm chè Shan tuyết Na Hang, mở ra hướng phát triển mới cho người trồng chè nơi đây.
Từ lâu, bún khô Đà Vị của người Tày ở huyện Na Hang (Tuyên Quang) đã được người tiêu dùng ưa chuộng bởi sợi bún giòn dai, hương thơm đặc trưng trong từng sợi bún.
Những năm vừa qua, huyện Na Hang (Tuyên Quang) đã triển khai xây dựng một số mô hình liên kết chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đến nay, các chuỗi liên kết này đều phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương…
Do ảnh hưởng của hội tụ gió, trong những ngày gần đây trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã xảy ra mưa trên diện rộng. Mưa lũ đã làm 3 trẻ em tử vong, nhiều tuyến đường giao thông liên xã bị sạt lở nghiêm trọng; nhiều nhà dân bị đất sạt lở vào nhà; hàng chục ha lúa và hoa màu ngập chìm trong nước và đất, đá vùi lấp.
Khoảng 3 giờ, ngày 24/8, tại thôn Khau Phiêng, xã Khâu Tinh, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã xảy ra vụ sạt lở đất vùi lấp một phần nhà của gia đình anh Phùng Văn Giờ và chị Giàng Thị Pàn (cùng sinh năm 1990), làm 3 con nhỏ tử vong.
Nhằm đảm bảo an toàn cho các hộ nằm trong vùng nguy hiểm, tạo điều kiện cho các hộ dân có chỗ ở mới ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy… tỉnh Tuyên Quang đã quyết định thực hiện dự án khẩn cấp di dân ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm, đặc biệt khó khăn thôn Bản Bung, xã Thanh Tương, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
Ngày 24/12, HĐND tỉnh Tuyên Quang khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 – 2021, đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề nhằm quyết định chủ trương đầu tư nhiều dự án quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.
Để chủ động phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc khi mùa đông tới, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn tập trung tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp che chắn chuồng nuôi, đảm bảo nguồn thức ăn dự trữ cho đàn vật nuôi, hạn chế xảy ra thiệt hại.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân số toàn tỉnh trên 780 nghìn người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 53,7%. Nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có cuộc sống ổn định, những năm qua, việc thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc được tỉnh Tuyên Quang đặc biệt chú trọng. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần… của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn ngày càng được nâng lên.
Chạy xe máy 150 km với nhiều cung đường khúc khuỷu, chúng tôi mới đến được thôn Khau Tràng, xã Hồng Thái, huyện Na Hang (Tuyên Quang). Gần giữa trưa mà Khau Tràng vẫn chìm trong biển mây, thi thoảng nhô ra vài ngôi nhà ngói âm dương. đứng ở lưng sườn núi cao phóng tầm mắt ra xa, bản người Dao tiền hiện lên thật đẹp.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén, đêm 14/4 và rạng sáng 15/4, các khu vực trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có mưa rào và dông. Riêng khu vực phía bắc của tỉnh Tuyên Quang gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình có mưa vừa, mưa to kèm gió giật. Tại huyện Chiêm Hóa dông, lốc đã làm 94 nhà dân bị tốc mái, hàng trăm héc-ta hoa màu bị hư hại.
Trong cái lạnh dưới 20 độ C, hàng trăm người vẫn vui vẻ lội xuống ao dầm bùn để bắt cá, đã khiến cho Lễ hội bắt cá bằng tay không tại xã Năng Khả, huyện Na Hang (Tuyên Quang) trở thành lễ hội dân gian có một không hai.
Là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Dao Đỏ ở Tuyên Quang, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên Lễ hội nhảy lửa dần bị mai một. Để khôi phục lễ hội truyền thống ý nghĩa này, những năm gần đây nhiều địa phương ở Tuyên Quang đã đưa Lễ hội nhảy lửa của người Dao Đỏ vào khuôn khổ Lễ hội Lồng tồng thường được tổ chức dịp đầu năm mới. Lễ hội này được khôi phục đã góp phần tạo nên một ngày hội văn hóa đặc sắc, qua đó tăng cường sự đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
“Nhờ có sự gương mẫu, vận động người dân thay đổi giống cây trồng, vật nuôi… của anh Tài mà cuộc sống của bà con trong thôn Khuổi Phầy thay đổi nhiều lắm. Mặc dù là thôn cao nhất, xa nhất của xã Hồng Thái, huyện Na Hang nhưng hiện Khuổi Phầy là một trong những thôn đứng đầu xã về phát triển kinh tế”… Đó là những chia sẻ của người dân thôn Khuổi Phầy về “công lao” của anh Hoàng Văn Tài, dân tộc Mông, Bí thư Chi bộ thôn - người cán bộ gương mẫu, luôn hết lòng vì người dân thôn bản ở xã Hồng Thái, huyện Na Hang, Tuyên Quang.
Những ngôi nhà sàn cổ , những phong tục tập quán độc đáo, những nghề truyền thống được gìn giữ… là “kho báu” của đồng bào dân tộc Tày ở thôn Đống Đa 1, xã Thượng Nông, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Đây là một trong những ngôi làng của người Tày ở Tuyên Quang còn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Tày xưa.
Huyện Na Hang (Tuyên Quang) có gần 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã trở thành “phao cứu sinh” giúp nhiều hộ đồng bào phát triển kinh tế.