Dân tộc Mông

Dân tộc Mông
Ruộng bậc thang ở Hà Giang - một trong những nơi có đông đồng bào Mông sinh sống
Ruộng bậc thang ở Hà Giang - một trong những nơi có đông đồng bào Mông sinh sống

Cây lương thực chính của người Mông là ngô và lúa nương, lúa mạch. Đồng bào còn trồng lanh để lấy sợi dệt vải và trồng cây dược liệu.
Nguồi Mông có truyền thống chăn nuôi. Vật nuôi chính của người Mông là trâu, bò, ngựa, chó, dê, gà. Ngoài làm sức kéo, phục vụ sản xuất nông nghiệp, trâu bò còn được dùng làm vật hiến sinh trong các dịp hội hè, cúng lễ.
Người Mông có nghề truyền thống như trồng lanh, dệt vải, làm giấy, rèn đúc, nghề mộc. Tuy khá phát triển, nhưng nghê thủ công của người Mông chủ yếu chỉ đóng khung trong phạm vi gia đình, phương thức hoạt động mang tính mùa vụ.
 
Sản phẩm thổ cẩm của đồng bào Mông, Bắc Hà, Lào Cai
Sản phẩm thổ cẩm của đồng bào Mông, Bắc Hà, Lào Cai

Trang phục của người Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt. Để phân biệt trang phục giữa các nhóm người Mông, người ta thường dựa vào đặc điểm hoa văn, màu sắc trang phục của phụ nữ. Một bộ y phục cổ truyền của phụ nữ mông gồm có váy, áo xẻ ngực, tạp dề trước và sau, xà cạp quấn chân. Người Mông sử dụng nhiều đồ trang sức bằng bạc, hạt cườm.
 

Tường rào bằng đá là đặc trưng trong kiến trúc nhà ở của đồng bào Mông
Tường rào bằng đá là đặc trưng trong kiến trúc nhà ở của đồng bào Mông

Làng của người Mông được coi là điển hình cho cấu trúc cư trú của các dân tộc sống ở vùng núi cao miền Bắc nước ta. Nhìn chung, qui mô làng của người Mông ngày nay đã có thay đổi, số hộ tăng lên rất nhiều, phổ biến từ 30 đến 50 hộ mỗi làng. Đặc điểm nổi bật là, bất cứ nhóm người Mông nào, cư trú ở đâu, khuôn viên mỗi gia đình bao giờ cũng được rào bằng tường đá hoặc hàng rào tre, gỗ.

Người Mông cho rằng, những người cùng dòng họ là anh em cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau. Mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung. Người Mông có tục “kéo vợ”. Vợ chồng người Mông rất ít bỏ nhau, họ sống hòa thuận, cùng lên nương, xuống chợ và đi hội hè.

Thiếu nữ Mông với Bản tin ảnh Dân tộc- Miền núi- Thông tấn xã Việt Nam
Thiếu nữ Mông với Bản tin ảnh Dân tộc- Miền núi- Thông tấn xã Việt Nam

Văn hóa của người Mông được bảo tồn, làm giàu qua nhiều thế hệ. Lễ hội Gầu Tào, Nào Sồng, các phiên chợ vùng cao... là một trong những hoạt động văn hóa đặc sắc, tiêu biểu không thể thiếu của người Mông.
Người Mông ăn Tết cổ truyền vào tháng 12 dương lịch. Mỗi bản đều có nơi để chơi tết, với các loại hình vui chơi mang đậm truyền thống văn hóa dân gian như ném còn, chọi gà, chọi bò, chọi chim, đua ngựa, múa khèn, hát giao duyên... Nhạc cụ phổ biến là khèn và đàn môi.

Hội thi múa khèn Mông ỏ Hà Giang
Hội thi múa khèn Mông ỏ Hà Giang


 

Có thể bạn quan tâm