|
Nhạc cụ Đing năm thường được dùng để thổi theo điệu hát Ayray, trong các lễ hội như: lễ mừng lúa mới, lễ cầu mưa... |
Các nhạc cụ của người Ê-đê có cấu tạo đơn giản, được chế tạo chủ yếu từ tre, nứa, gỗ, đá, kim loại… Bộ chiêng của người Ê đê phổ biến có 10 cái. Người Ê-đê đánh chiêng bằng dùi bọc vải, vừa đánh vừa dùng tay trái giữ nhịp chiêng. Đi cùng với chiêng có trống cái (H’gor). Nhạc cụ tre, nứa phổ biến nhất là sáo trúc, người Ê-đê gọi là đing, bao gồm: đing năm, đing tak ta, đing buốt tút...
|
Sáo trúc có âm thanh trầm bổng, réo rắt, thể hiện cách điệu bản chất hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên |
Người Ê-đê còn có nhạc cụ bằng dây, như: brố, goong... Ngoài ra, còn có một số nhạc cụ khác, như: đing pah, đing ktuk, đing pâng, ching kram, đàn môi...
|
Cồng chiêng - nhạc cụ không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của đồng bào Ê - đê |
|
Trống, một loại nhạc cụ của đồng bào Ê - đê |