Đứng trước nguy cơ bị mai một văn hóa truyền thống, trong đó có âm nhạc của dân tộc Xơ Đăng, Nghệ nhân Ưu tú A Thu (sinh năm 1976, trú thôn Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) đã dành nhiều năm nghiên cứu, học hỏi và tìm các nguyên vật liệu để “hồi sinh” những loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc như Klong put, đàn đá… và đồng thời xây dựng một đội nghệ nhân trình diễn nhạc cụ.
Làm công việc chăm sóc, mua bán các loại cây cảnh nhưng ông Đặng Quang Long (sinh năm 1976, tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) lại có niềm đam mê âm nhạc, đặc biệt là âm thanh của các loại nhạc cụ cổ truyền như: Cồng, chiêng, khèn, trống...
Những người khiếm thính giờ đây có thêm cơ hội được trải nghiệm và thưởng thức âm nhạc nhờ một thiết bị được tích hợp cảm ứng rung mà họ có thể khoác trên người.
Nhận thấy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Ca dong rất phong phú, đa dạng song lại có xu hướng mai một theo thời gian, anh Đinh Văn Siêng (sinh năm 1988), xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực sưu tầm các loại nhạc cụ, vật dụng của đồng bào mình để góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc.
Từ ngày 7 -11/4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam năm 2022 tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ. Hoạt động nằm trong khuôn khổ "Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Cần Thơ năm 2022" nhằm tôn vinh sự phong phú, đa dạng và độc đáo của nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam.
Nhạc cụ là "món ăn tinh thần" không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống, sinh hoạt gia đình… của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk nói riêng và đại ngàn Tây Nguyên nói chung.
Ở cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), đồng bào dân tộc Mông có nghề làm khèn Mông truyền thống. Cây khèn đó là một nhạc cụ có ý nghĩa trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông, góp phần làm nên bản sắc của dân tộc Mông.
Nghệ nhân Bhling Agrun ở làng Tà Vàng, xã A Tiêng là người duy nhất ở Tây Giang (Quảng Nam) còn biết thổi các loại nhạc cụ thuộc bộ hơi của người Cơ-tu.
Mặc dù là cử nhân Sư phạm âm nhạc và có giọng hát trời phú nhưng Kaly Tran (sinh năm1988, dân tộc Bahnar) không theo nghiệp ca sỹ mà ấp ủ giấc mơ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Tây Nguyên khi nhạc cụ dân tộc ngày một mất dần do lớp trẻ cũng không mấy mặn mà với văn hóa cộng đồng.
Là một trong số bảy dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất Hòa Bình, người Thái ở huyện vùng cao Mai Châu cũng mang trong mình những nét văn hóa đặc sắc riêng. Trong đó, phải kể đến cây khèn Bè, một loại nhạc cụ độc đáo từ cấu tạo cho đến âm thanh...
Trong quá trình sinh sống và phát triển, người M’nông đã sáng tạo ra một hệ thống âm nhạc phong phú với nhiều loại nhạc cụ độc đáo mang âm hưởng của người con nơi đại ngàn...
Tốt nghiệp cử nhân âm nhạc, chơi được nhiều loại nhạc cụ, hát hay, Kaly Trần (xã Đăk Năng, TP Kon Tum, Kon Tum) có đầy đủ tố chất và điều kiện để phát triển thành ca sỹ nhạc nhẹ, thế nhưng, anh lại lựa chọn công việc nghiên cứu, chế tác nhạc cụ dân tộc...
Trong khuôn khổ thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc tại chỗ tỉnh”, thời gian qua, ngành Văn hóa đã tiến hành cấp 150 bộ chiêng, goong cho các bon làng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Sinh ra và lớn lên trong lời ru, tiếng hát, tiếng cồng chiêng trong những đêm lễ hội, ngay từ nhỏ, nghệ nhân Y El ở bon Bu Kon, phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) đã có năng khiếu bẩm sinh và niềm đam mê với các nhạc cụ truyền thống. Từ đó, ông đã tự tìm tòi và học hỏi những già làng, nghệ nhân giỏi trong cộng đồng.
Người Ê-đê có khoảng gần 40 vạn người, cư trú chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk và một số địa bàn thuộc tỉnh Gia Lai, Khánh Hòa, Phú Yên. Người Ê-đê có kho tàng văn hóa dân gian phong phú, trong đó nghệ thuật âm nhạc rất phát triển, giàu bản sắc và đa dạng các hình thức biễu diễn.