Tuy nhiên, qua một thời gian ngắn sử dụng, không ít bộ chiêng lại bị “điếc”, đánh không nghe âm thanh nên đồng bào đành cất ở “xó bếp”.
Năm 2005, bon Bu P’râng, xã Đắk N’drung (Đắk Song) được cấp 1 bộ chiêng và đây thật sự là niềm vui, hạnh phúc của người dân nơi đây. Tuy nhiên, sau khi nhận được vài ngày, bộ chiêng này lại đánh không ra tiếng và bon đã nhờ các nghệ nhân giỏi biết chỉnh chiêng đến sửa nhưng cũng đành bó tay. Vì thế, mỗi lần bon làng tổ chức lễ hội hay có sự kiện gì quan trọng, các nghệ nhân phải đi mượn chiêng ở các gia đình trong bon về để sử dụng. Năm 2013, bon cũng được cấp thêm 1 bộ goong 5 chiếc nhưng cũng không sử dụng được. Theo những người am hiểu thì những chiếc chiêng, goong này có độ dày nên đánh rất đau tay mà không nghe tiếng.
Nghệ nhân Thị Mai ở bon Bu P’râng cho biết: “Được quan tâm cấp chiêng, đồng bào vui lắm, nhưng chỉ mong cơ quan chức năng cần có giải pháp nào đó thích hợp để tiếng chiêng trở về với cộng đồng, đừng cấp theo kiểu cho có mà phí tiền. Tốt nhất là nhờ làng nghề nào đó có uy tín đúc lại theo đúng nguyên bản của người M’nông thì việc cấp phát chiêng mới có ý nghĩa”.
Tương tự, năm 2007, bon Jun Júh, xã Đức Minh (Đắk Mil) cũng được cấp 1 bộ chiêng nhưng đánh không ra tiếng. Âm thanh phát ra không đúng âm thanh chuẩn của người M’nông nên bon đành ngậm ngùi nhờ nghệ nhân Y K’Ri cất giữ.
Theo nghệ nhân Y K’Ri thì được trên quan tâm cấp chiêng, bà con, bon làng cảm thấy vui và hạnh phúc lắm vì đây là cơ hội để có thể gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tuy nhiên, những chiếc chiêng trong dàn chiêng này có âm thanh quá giống nhau, chiêng con cũng giống như chiêng mẹ, có lúc đánh đến đỏ cả tay mà vẫn không ra tiếng.
Để “cứu” chiêng, bon cũng mời những nghệ nhân có tay nghề về sửa nhưng mãi vẫn không được nên đành cất giữ trong nhà, bán đồng nát cũng không được mà đánh cũng không xong, chẳng biết làm thế nào. Bon cũng đã kiến nghị lên chính quyền các cấp nhưng vẫn không thấy phản hồi gì.
Nghệ nhân Y K’Ri cho biết: “Đồng bào mong muốn các cấp chính quyền, ngành chức năng đưa ra giải pháp thích hợp để những bộ chiêng phát huy hiệu quả trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc. Chứ cấp mà chiêng bị “điếc” như thế vừa tốn tiền vừa lại buồn lòng dân thì tội lắm”.
Năm 2009, Trường phổ thông DTNT Đắk Mil (Đắk Mil) cũng được cấp 3 bộ chiêng nhưng đều bị “điếc” nên việc truyền dạy đánh chiêng cho học sinh gặp không ít khó khăn. Mỗi khi dạy học sinh, nghệ nhân Y K’Ri-người được mời dạy, phải đi mượn chiêng của các gia đình trong bon. Đồng bào cho rằng, cấp chiêng mà bị “điếc”, đánh không ra tiếng thì chẳng khác nào “dọn mâm cỗ mà không được ăn”.
Mặc dù được các nghệ nhân chỉnh chiêng “cứu chữa” nhưng bộ chiêng của bon Bu P’râng, xã Đắk N’drung (Đắk Song) vẫn bị “điếc” |
Nghệ nhân Thị Mai ở bon Bu P’râng cho biết: “Được quan tâm cấp chiêng, đồng bào vui lắm, nhưng chỉ mong cơ quan chức năng cần có giải pháp nào đó thích hợp để tiếng chiêng trở về với cộng đồng, đừng cấp theo kiểu cho có mà phí tiền. Tốt nhất là nhờ làng nghề nào đó có uy tín đúc lại theo đúng nguyên bản của người M’nông thì việc cấp phát chiêng mới có ý nghĩa”.
Tương tự, năm 2007, bon Jun Júh, xã Đức Minh (Đắk Mil) cũng được cấp 1 bộ chiêng nhưng đánh không ra tiếng. Âm thanh phát ra không đúng âm thanh chuẩn của người M’nông nên bon đành ngậm ngùi nhờ nghệ nhân Y K’Ri cất giữ.
Theo nghệ nhân Y K’Ri thì được trên quan tâm cấp chiêng, bà con, bon làng cảm thấy vui và hạnh phúc lắm vì đây là cơ hội để có thể gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tuy nhiên, những chiếc chiêng trong dàn chiêng này có âm thanh quá giống nhau, chiêng con cũng giống như chiêng mẹ, có lúc đánh đến đỏ cả tay mà vẫn không ra tiếng.
Để “cứu” chiêng, bon cũng mời những nghệ nhân có tay nghề về sửa nhưng mãi vẫn không được nên đành cất giữ trong nhà, bán đồng nát cũng không được mà đánh cũng không xong, chẳng biết làm thế nào. Bon cũng đã kiến nghị lên chính quyền các cấp nhưng vẫn không thấy phản hồi gì.
Nghệ nhân Y K’Ri cho biết: “Đồng bào mong muốn các cấp chính quyền, ngành chức năng đưa ra giải pháp thích hợp để những bộ chiêng phát huy hiệu quả trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc. Chứ cấp mà chiêng bị “điếc” như thế vừa tốn tiền vừa lại buồn lòng dân thì tội lắm”.
Năm 2009, Trường phổ thông DTNT Đắk Mil (Đắk Mil) cũng được cấp 3 bộ chiêng nhưng đều bị “điếc” nên việc truyền dạy đánh chiêng cho học sinh gặp không ít khó khăn. Mỗi khi dạy học sinh, nghệ nhân Y K’Ri-người được mời dạy, phải đi mượn chiêng của các gia đình trong bon. Đồng bào cho rằng, cấp chiêng mà bị “điếc”, đánh không ra tiếng thì chẳng khác nào “dọn mâm cỗ mà không được ăn”.
Báo Đắk Nông