Sự kiện tỉnh Quảng Ninh công bố, khai trương các hành trình du lịch trên vịnh Bái Tử Long vào cuối tháng 3 mới đây là khởi đầu cho chủ trương mở rộng không gian du lịch biển, đảo, giảm áp lực cho Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
Tối 21/2, tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã diễn ra chương trình khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Nho Quan năm 2025. Đây là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm bảo tồn, phát huy và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.
Tỉnh Trà Vinh có hơn 300.000 đồng bào dân tộc Khmer, chiếm khoảng 32% dân số của tỉnh. Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, nhiều năm qua, tỉnh Trà Vinh luôn quan tâm xây dựng và phát triển đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào Khmer.
Đồng bằng sông Cửu Long có trên 40 dân tộc cùng sinh sống. Các địa phương trong vùng luôn quan tâm, gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn bản sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc, trong đó có các dân tộc thiểu số, góp phần tạo sự phát triển toàn diện, bền vững.
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ 3, năm 2024 do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức đã thành công tốt đẹp. Lễ bế mạc Liên hoan diễn ra chiều 1/9 tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng KoTam.
Bình Phước là tỉnh miền núi thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, có gần 20% dân số là người dân tộc thiểu số, sống đan xen tại 111 xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Thời gian qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm, chú trọng…
Bình Thuận là địa phương có nền văn hóa đặc sắc với cộng đồng 35 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 34 dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc nơi đây đều có sắc thái văn hóa riêng. Do nhiều lý do, không ít các di sản văn hóa truyền thống, nhất là di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số đang dần bị mai một. Chính vì vậy, Bình Thuận luôn chú trọng bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Trong hai ngày (2 - 3/9), xã Ngọc Chiến, huyện Mường La (Sơn La) tổ chức Lễ hội mừng cơm mới năm 2023 thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân đến tham dự. Lễ hội mừng cơm mới xã Ngọc Chiến được nhân dân lưu truyền từ đời này sang đời khác, nhằm khẳng định nét đẹp văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Cộng đồng người Khmer sinh sống trên địa bàn thành phố Cần Thơ là nguồn lực quan trọng, góp phần đắc lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong năm 2022. Trong đó, vai trò cầu nối, “cánh tay nối dài của Đảng và Nhà nước” của người có uy tín trong cộng đồng Khmer là nhân tố chính làm nên thành công trên. Đó là phát biểu của ông Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ tại buổi họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2023, ngày 7/4, do Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố tổ chức.
Thừa Thiên - Huế là một trong những vùng đất còn lưu giữ, bảo quản nhiều di vật, hiện vật có giá trị độc đáo liên quan đến di sản văn hóa Champa với giá trị nghệ thuật cao và loại hình phong phú. Những di sản ấy cũng chính là lớp trầm tích văn hóa rất sâu, là thành tố quan trọng góp phần cấu thành văn hóa Huế. Việc phát huy những giá trị di sản này góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh cũng như bảo tồn di sản...
Bạc Liêu được xem cái nôi của nghệ thuật Đờn ca tài tử gắn với tên tuổi của nhạc sĩ Cao Văn Lầu – tác giả của bản “Dạ cổ hoài lang” nổi tiếng. Do đó, hiện nay, việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau để bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ trên địa bàn tỉnh là điều cần thiết nhằm góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về công tác bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật này.
Chiều ngày 18/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương khu vực phía Bắc tổ chức Hội nghị “Gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc năm 2022”. Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh đồng chủ trì Hội nghị.
Ngày 30/9, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức Liên hoan hát Then, đàn Tính tỉnh Cao Bằng lần thứ III năm 2022, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản Then đặc sắc của dân tộc, nhất là trong bối cảnh di sản “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Sáng 7/9, ông Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo (tỉnh An Giang), cho biết, thực hiện Chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Quản lý đã công bố, giới thiệu toàn bộ nội dung Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê theo tinh thần Quyết định số 115/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tỉnh Thái Nguyên đang nỗ lực quản lý, đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản, tạo thành lợi thế để phát triển du lịch và kinh tế bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghề thêu may trang phục của đồng bào dân tộc Mông luôn được huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm.
Tại tỉnh Phú Yên, thời điểm này, các địa phương đã tổ chức xong Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Ở huyện miền núi Sông Hinh, nơi có tới 21 dân tộc thiểu số cùng sinh sống, chất lượng và cơ cấu, số lượng đại biểu là người dân tộc thiểu số luôn được chú trọng. Điều này xuất phát từ thực tế trong nhiệm kỳ qua, những đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã là người dân tộc thiểu số đã thể hiện rõ trách nhiệm trước nguyện vọng chính đáng của cử tri.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, hiện nay, địa bàn tỉnh có 26 di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, danh lam - thắng cảnh đã được xếp hạng là di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt. Tỉnh Kon Tum đã chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị của các khu di tích lịch sử, từng bước tiến hành số hóa dữ liệu về di tích.
Ngày 27/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 30/8/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk về bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020.
Trước nguy cơ “chảy máu cồng chiêng” trong các làng đồng bào dân tộc thiểu số, xã vùng sâu Kông Pla, huyện Kbang (Gia Lai) đang nỗ lực bảo tồn nét tinh hoa văn hóa cồng chiêng trong buôn làng.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Bài chòi Khánh Hòa” nhằm huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể loại hình nghệ thuật này. Tổng kinh phí dành cho Đề án là hơn 6,7 tỷ đồng từ ngân sách của địa phương và được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2023.
Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang vừa phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy Hội đua bò Bảy Núi với mục tiêu nâng tầm Hội đua bò Bảy Núi thành Hội đua bò quốc tế.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có 1.020 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, Đắk Lắk chú trọng phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.
Nhà đày Buôn Ma Thuột vừa được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1820/QĐ-TTg, ngày 24/12/2018 xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. Đây là cơ sở quan trọng để tỉnh Đắk Lắk tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị di sản của dân tộc gắn với phát triển du lịch, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Để bảo tồn các công trình kiến trúc, nhất là ngôi nhà cổ, biệt thự có giá trị văn hoá, lịch sử trong bối cảnh phát triển đô thị mạnh mẽ hiện nay, vai trò, trách nhiệm của chủ thể liên quan gồm nhà quản lý, nhà nghiên cứu và chủ sở hữu những công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, hướng đến phát triển bền vững, đậm đà bản sắc.
Ngày 18/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Ngày 10/7, kỳ họp thứ 9 HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX đã khai mạc. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tham dự kỳ họp.
Sáng 15/3, Hội đồng nhân dân ( HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX đã khai mạc Kỳ họp thứ 7 (kỳ họp bất thường), xem xét và quyết định các nội dung quan trọng nhằm phát huy tối đa cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Dự khai mạc kỳ họp có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân.
Ngày 13/3, tại buổi tiếp Đoàn đại biểu Thủ đô Phnom Penh (Campuchia) do ông Khuong Sreng - Đô trưởng Thủ đô Phnom Penh dẫn đầu, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống lâu đời Việt Nam - Campuchia; đồng thời đánh giá cao sáng kiến của lãnh đạo Thủ đô Phnom Penh về việc cử các lãnh đạo trẻ các quận thuộc Phnom Penh đến Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý và phát triển đô thị.
Trong hai ngày 3-4/3 (tức ngày 16-17 Tháng Giêng), UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ban Trụ trì chùa Hoằng Phúc tổ chức Lễ hội chùa Hoằng Phúc năm 2018.