Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk Y’Dec Hđơk cho biết, Mặt trận các cấp thường xuyên đánh giá, kiểm tra hoạt động của người có uy tín và sự tác động, lan tỏa trong cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc giám sát việc thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, người có uy tín tiêu biểu; phối hợp tổ chức hoạt động gặp mặt, tặng quà, biểu dương người có uy tín nhân các ngày Lễ, Tết.
Năm 2018, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk phối hợp tổ chức Hội nghị biểu dương người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, tặng giấy khen cho 100 người có uy tín tiêu biểu đạt thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Cùng với đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an tổ chức tọa đàm “Phát huy vai trò già làng, trưởng bản, chức sắc các tôn giáo trong công tác phòng, chống tội phạm vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên” tại thành phố Buôn Ma Thuột, với hơn 100 đại biểu tham dự. Đây là những người có uy tín tiêu biểu, già làng, trưởng bản và chức sắc tôn giáo ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Tỉnh đã phát huy vai trò của người có uy tín trong xây dựng các mô hình quần chúng tự quản về an ninh trật tự. Đến nay, toàn tỉnh có 298 khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường có mô hình tự quản về an ninh trật tự. Người có uy tín trở thành lực lượng nòng cốt của các tổ hòa giải, giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ đồng bào dân tộc thiểu số, vận động tín đồ hoạt động tôn giáo thuần túy đúng quy định của pháp luật.
Ông Y’Dec Hđơk khẳng định, lực lượng người có uy tín trên địa bàn đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc vận động đồng bào tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững, giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa phi vật thể, nét văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số. Điểm nổi bật là lực lượng người có uy tín đã biết sử dụng tài liệu để vận động trong khu dân cư, thôn, buôn, biết hướng dẫn người dân kỹ thuật nuôi trồng và lấy uy tín, nhận thức của mình tuyên truyền cho những người chưa nhận thức, chưa am hiểu.
Thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk thường xuyên rà soát, chăm lo, bồi dưỡng về chính trị, pháp luật, phương pháp vận động quần chúng, cung cấp thông tin cần thiết về tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước cho người có uy tín. Tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách để phát huy vai trò tích cực của người có uy tín, tránh tình trạng chỉ tranh thủ người có uy tín khi xảy ra vụ việc; quan tâm, nâng cao đời sống và phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách cho người có uy tín, kiến nghị Nhà nước có phụ cấp thường xuyên cho họ.
Năm 2018, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk phối hợp tổ chức Hội nghị biểu dương người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, tặng giấy khen cho 100 người có uy tín tiêu biểu đạt thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Cùng với đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an tổ chức tọa đàm “Phát huy vai trò già làng, trưởng bản, chức sắc các tôn giáo trong công tác phòng, chống tội phạm vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên” tại thành phố Buôn Ma Thuột, với hơn 100 đại biểu tham dự. Đây là những người có uy tín tiêu biểu, già làng, trưởng bản và chức sắc tôn giáo ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Tỉnh đã phát huy vai trò của người có uy tín trong xây dựng các mô hình quần chúng tự quản về an ninh trật tự. Đến nay, toàn tỉnh có 298 khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường có mô hình tự quản về an ninh trật tự. Người có uy tín trở thành lực lượng nòng cốt của các tổ hòa giải, giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ đồng bào dân tộc thiểu số, vận động tín đồ hoạt động tôn giáo thuần túy đúng quy định của pháp luật.
Ông Y’Dec Hđơk khẳng định, lực lượng người có uy tín trên địa bàn đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc vận động đồng bào tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững, giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa phi vật thể, nét văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số. Điểm nổi bật là lực lượng người có uy tín đã biết sử dụng tài liệu để vận động trong khu dân cư, thôn, buôn, biết hướng dẫn người dân kỹ thuật nuôi trồng và lấy uy tín, nhận thức của mình tuyên truyền cho những người chưa nhận thức, chưa am hiểu.
Thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk thường xuyên rà soát, chăm lo, bồi dưỡng về chính trị, pháp luật, phương pháp vận động quần chúng, cung cấp thông tin cần thiết về tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước cho người có uy tín. Tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách để phát huy vai trò tích cực của người có uy tín, tránh tình trạng chỉ tranh thủ người có uy tín khi xảy ra vụ việc; quan tâm, nâng cao đời sống và phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách cho người có uy tín, kiến nghị Nhà nước có phụ cấp thường xuyên cho họ.
Hoài Thu