Hằng năm, cứ vào mùa lễ hội (từ tháng 3 đến tháng 4), anh Chamaléa Liếp (xã Phước Thành, Bác Ái - Ninh Thuận) lại gác việc nương rẫy, rong ruổi khắp nơi biểu diễn mã la góp niềm vui cho mọi người. Bàn tay điêu luyện của anh đánh vào mã la phát ra âm thanh dồn dập, lay động tâm hồn. Mã la bao đời nay không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Raglai. Có một thời, bà con vùng cao coi mã la là thứ tài sản quý giá, bởi thế không ít gia đình đánh đổi cả đàn bò chỉ để lấy một bộ mã la. Gần đây, cuộc sống đổi thay, nhận thức của người Raglai đã khác nhiều so với trước, nhưng vẫn có gia đình còn giữ được những bộ mã la do tổ tiên để lại. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận, hiện nay, ở 26 xã, 78 thôn vùng đồng bào Raglai trong toàn tỉnh Ninh Thuận có 220 bộ mã la, với 1.772 chiếc; trong đó, nhiều nhất là huyện Bác Ái với 146 bộ/1.012 chiếc.
Đội mã la của cộng đồng người Raglai ở xã Vĩnh Hải ( Ninh Hải) tham dự
Ngày hội Văn hóa dân tộc Raglai- Ninh Thuận, tổ chức vào tháng 8-2013 tại huyện Bác Ái.
|
Mã la là loại nhạc cụ “thiêng”, được người Raglai đặt ở những nơi trang trọng nhất trong nhà, mỗi khi đưa ra sử dụng đều phải làm lễ cúng.
Theo Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hải Liên, hiện có khoảng 100 bài nhạc mã la; trong đó, 3 bài rất có giá trị về âm nhạc: Ruwơ, Ruwơ Pirigy Chrao, Atok Pakrap đóng vai trò chủ đạo trong các lễ hội, hiện rất ít người biết đánh.
Để bảo tồn loại hình di sản văn hóa này, thời gian qua, ngành Văn hóa phối hợp với chính quyền địa phương tích cực vận động thành lập các đội mã la truyền thống làm nòng cốt tham gia biểu diễn trong các dịp liên hoan văn nghệ các dân tộc thiểu số.
Trong số đó, nổi lên đội mã la nữ ở xã Phước Tân (Bác Ái) từng “mang chuông đi đánh xứ người” và vinh dự nhận được nhiều giải thưởng.
Nối tiếp thế hệ nghệ nhân đi trước, đội mã la thiếu niên xã Phước Thắng đã có những chuyến lưu diễn ngoài tỉnh với nhiều tiết mục đặc sắc như tiết mục “Múa đánh mã la trong lễ bỏ mả” không lẫn vào đâu được.
Giai đoạn năm 2010 trở về trước, để vun đắp “bề dày” văn hóa của cộng đồng Raglai, các đợt phát động xây dựng Làng văn hóa, từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hỗ trợ nhiều bộ mã la cho các địa phương.
Hoạt động bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của ngành chức năng đã làm “sống lại” các làn điệu mã la mà có nhiều nơi đứng trước nguy cơ mai một. Đơn cử như ở thôn Bố Lang, xã Phước Bình (Bác Ái), từ khi được hỗ trợ bộ mã la vào năm 2006 đến nay, đội văn nghệ dân gian luôn sử dụng ở các buổi sinh hoạt cộng đồng.
Tuy vậy, nỗ lực của ngành chức năng vẫn chưa thể bảo tồn và phát huy được khi mà những năm gần đây, mã la có dấu hiệu hao hụt dần.
Nguyên nhân của tình trạng này là hiện nay một bộ phận lớn đồng bào Raglai không còn xem mã la là nhạc khí chi phối toàn bộ đời sống tinh thần. Lớp nghệ nhân lớn tuổi có tâm huyết và sử dụng thành thạo nhạc cụ mã la lần lượt qua đời, trong khi lớp trẻ lại có trào lưu tiếp cận với nền âm nhạc hiện đại. Điều lo lắng nhất là “không gian văn hóa mã la” ít nhiều bị phá vỡ. Một phần “đất sống” của mã la là các nghi lễ, tín ngưỡng nông nghiệp gắn với núi rừng, cộng đồng làng xã đã không còn nguyên vẹn, khiến cho tiếng mã la thưa dần theo thời gian. Vì vậy, muốn khơi dậy và khôi phục “không gian văn hóa mã la” ltrước hết phải bảo tồn được các tín ngưỡng của cộng đồng người Raglai, thông qua việc thường xuyên tổ chức, duy trì các lễ hội truyền thống.
Theo Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hải Liên, hiện có khoảng 100 bài nhạc mã la; trong đó, 3 bài rất có giá trị về âm nhạc: Ruwơ, Ruwơ Pirigy Chrao, Atok Pakrap đóng vai trò chủ đạo trong các lễ hội, hiện rất ít người biết đánh.
Để bảo tồn loại hình di sản văn hóa này, thời gian qua, ngành Văn hóa phối hợp với chính quyền địa phương tích cực vận động thành lập các đội mã la truyền thống làm nòng cốt tham gia biểu diễn trong các dịp liên hoan văn nghệ các dân tộc thiểu số.
Trong số đó, nổi lên đội mã la nữ ở xã Phước Tân (Bác Ái) từng “mang chuông đi đánh xứ người” và vinh dự nhận được nhiều giải thưởng.
Nối tiếp thế hệ nghệ nhân đi trước, đội mã la thiếu niên xã Phước Thắng đã có những chuyến lưu diễn ngoài tỉnh với nhiều tiết mục đặc sắc như tiết mục “Múa đánh mã la trong lễ bỏ mả” không lẫn vào đâu được.
Giai đoạn năm 2010 trở về trước, để vun đắp “bề dày” văn hóa của cộng đồng Raglai, các đợt phát động xây dựng Làng văn hóa, từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hỗ trợ nhiều bộ mã la cho các địa phương.
Hoạt động bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của ngành chức năng đã làm “sống lại” các làn điệu mã la mà có nhiều nơi đứng trước nguy cơ mai một. Đơn cử như ở thôn Bố Lang, xã Phước Bình (Bác Ái), từ khi được hỗ trợ bộ mã la vào năm 2006 đến nay, đội văn nghệ dân gian luôn sử dụng ở các buổi sinh hoạt cộng đồng.
Tuy vậy, nỗ lực của ngành chức năng vẫn chưa thể bảo tồn và phát huy được khi mà những năm gần đây, mã la có dấu hiệu hao hụt dần.
Nguyên nhân của tình trạng này là hiện nay một bộ phận lớn đồng bào Raglai không còn xem mã la là nhạc khí chi phối toàn bộ đời sống tinh thần. Lớp nghệ nhân lớn tuổi có tâm huyết và sử dụng thành thạo nhạc cụ mã la lần lượt qua đời, trong khi lớp trẻ lại có trào lưu tiếp cận với nền âm nhạc hiện đại. Điều lo lắng nhất là “không gian văn hóa mã la” ít nhiều bị phá vỡ. Một phần “đất sống” của mã la là các nghi lễ, tín ngưỡng nông nghiệp gắn với núi rừng, cộng đồng làng xã đã không còn nguyên vẹn, khiến cho tiếng mã la thưa dần theo thời gian. Vì vậy, muốn khơi dậy và khôi phục “không gian văn hóa mã la” ltrước hết phải bảo tồn được các tín ngưỡng của cộng đồng người Raglai, thông qua việc thường xuyên tổ chức, duy trì các lễ hội truyền thống.
Báo Ninh Thuận