Những lúc lên nương rẫy, với những vật liệu sẵn có của núi rừng, ông mày mò và tự chế tác các loại nhạc cụ mà mình yêu thích để sử dụng trong những lúc nông nhàn, lễ hội... Sau nhiều năm chế tác và sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống ấy, Y El đã trở thành một nghệ nhân tiêu biểu không những của bon mà là của tỉnh Đắk Nông. Qua đó, ông thường tham gia biểu diễn tại các sự kiện văn hóa, lễ hội… và nhận được nhiều giấy khen của các cấp chính quyền trong và ngoài tỉnh.
Ông Y El (bên trái) truyền dạy cách đánh chiêng cho người trẻ |
Ngoài những nhạc cụ truyền thống của dân tộc M’nông, ông còn nghiên cứu chế tác thành công các loại nhạc cụ khác. Dù tuổi cao, sức yếu nhưng ông Y El vẫn dành nhiều thời gian cho các loại nhạc cụ M’nông với niềm say mê để tạo ra những nhạc cụ độc đáo của dân tộc.
Trong gian nhà đơn sơ của nghệ nhân Y El vẫn còn nhiều loại nhạc cụ của người M’nông như: R’lét, Nung, M’buốt, Gong rêng… được ông lưu giữ rất cẩn thận để mỗi khi có lễ hội hay khách đến nhà ông lấy ra để giới thiệu.
Hoài niệm về những giá trị văn hóa truyền thống ấy, ông tâm sự: “Đã trải qua nhiều biến đổi của lịch sử và thiên nhiên, nhưng người M’nông trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ vẫn luôn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Bởi các loại nhạc cụ của người M’nông đều có những nét đặc sắc riêng và sử dụng nó tùy theo mục đích khác nhau”. Ông cho rằng: “Để làm ra được các loại nhạc cụ truyền thống là một công việc rất khó khăn và phải có tính kiên trì, cẩn thận”.
Nếu làm ra được chiếc M’buốt thì cũng mất thời gian cả tháng, nhưng quan trọng hơn cả là nguyên liệu. Trước tiên là phải chọn một trái bầu khô đúng kích cỡ mong muốn và 6 ống lồ ô vừa ý được tìm trong rừng và phơi khô, sau đó khoét các lỗ tương ứng của quả bầu để gắn các ống lồ ô được cắt dài ngắn khác nhau.
Lỗ thổi hơi được làm từ một thanh đồng đập dẹt và mỏng, được bó lại trong cuốn quả bầu đã được cắt bằng, sau đó liên kết chúng với nhau bằng sáp ông rừng. Có như vậy, luồng hơi mới được giữ trong bầu và thông qua các ống lồ ô có khoét những lỗ nhỏ, để khi người sử dụng dùng tay điều khiển tạo thành những thanh âm theo mong muốn...
M’buốt có bài bản phong phú và không bị các ràng buộc bởi các kiêng cữ của cộng đồng nên có thể vừa để thổi giải trí hàng ngày, vừa để trình diễn vào các lễ hội của cộng đồng hay hát giao duyên. Còn các loại dụng cụ khác tuy không mất nhiều thời gian như M’buốt nhưng khi làm cũng khá công phu.
Ông thường xuyên tham gia các lễ hội và truyền dạy cách chế tác và sử dụng các loại nhạc cụ cho con cháu trong bon hay các lớp do tỉnh tổ chức nhằm lưu giữ lại vốn văn hóa truyền thống của người M’nông. Đến nay, với tâm huyết cuả mình, nghệ nhân Y El đã truyền dạy cho nhiều người trong bon cách chế tác nhạc cụ, cũng như đánh cồng chiêng để phục vụ trong các lễ hội cộng đồng và tham gia hoạt động văn hóa của địa phương; Qua đó góp phần bảo tồn, lưu giữ những nét văn hóa truyền thống đặ sắc của dân tộc mình/.
Trong gian nhà đơn sơ của nghệ nhân Y El vẫn còn nhiều loại nhạc cụ của người M’nông như: R’lét, Nung, M’buốt, Gong rêng… được ông lưu giữ rất cẩn thận để mỗi khi có lễ hội hay khách đến nhà ông lấy ra để giới thiệu.
Hoài niệm về những giá trị văn hóa truyền thống ấy, ông tâm sự: “Đã trải qua nhiều biến đổi của lịch sử và thiên nhiên, nhưng người M’nông trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ vẫn luôn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Bởi các loại nhạc cụ của người M’nông đều có những nét đặc sắc riêng và sử dụng nó tùy theo mục đích khác nhau”. Ông cho rằng: “Để làm ra được các loại nhạc cụ truyền thống là một công việc rất khó khăn và phải có tính kiên trì, cẩn thận”.
Nếu làm ra được chiếc M’buốt thì cũng mất thời gian cả tháng, nhưng quan trọng hơn cả là nguyên liệu. Trước tiên là phải chọn một trái bầu khô đúng kích cỡ mong muốn và 6 ống lồ ô vừa ý được tìm trong rừng và phơi khô, sau đó khoét các lỗ tương ứng của quả bầu để gắn các ống lồ ô được cắt dài ngắn khác nhau.
Lỗ thổi hơi được làm từ một thanh đồng đập dẹt và mỏng, được bó lại trong cuốn quả bầu đã được cắt bằng, sau đó liên kết chúng với nhau bằng sáp ông rừng. Có như vậy, luồng hơi mới được giữ trong bầu và thông qua các ống lồ ô có khoét những lỗ nhỏ, để khi người sử dụng dùng tay điều khiển tạo thành những thanh âm theo mong muốn...
M’buốt có bài bản phong phú và không bị các ràng buộc bởi các kiêng cữ của cộng đồng nên có thể vừa để thổi giải trí hàng ngày, vừa để trình diễn vào các lễ hội của cộng đồng hay hát giao duyên. Còn các loại dụng cụ khác tuy không mất nhiều thời gian như M’buốt nhưng khi làm cũng khá công phu.
Ông thường xuyên tham gia các lễ hội và truyền dạy cách chế tác và sử dụng các loại nhạc cụ cho con cháu trong bon hay các lớp do tỉnh tổ chức nhằm lưu giữ lại vốn văn hóa truyền thống của người M’nông. Đến nay, với tâm huyết cuả mình, nghệ nhân Y El đã truyền dạy cho nhiều người trong bon cách chế tác nhạc cụ, cũng như đánh cồng chiêng để phục vụ trong các lễ hội cộng đồng và tham gia hoạt động văn hóa của địa phương; Qua đó góp phần bảo tồn, lưu giữ những nét văn hóa truyền thống đặ sắc của dân tộc mình/.
Báo Đắk Nông