Tết của người Khmer Nam Bộ

Tết của người Khmer Nam Bộ
Dâng cơm lên chư tăng trong ngày Tết cổ truyền Chôl Chhnăm Thmây của đồng bào Khmer
Dâng cơm lên chư tăng trong ngày Tết cổ truyền Chôl Chhnăm Thmây của đồng bào Khmer


Như thế, ý nghĩa đón tết của người Khmer cũng không khác gì ý nghĩa ngày tết cổ truyền của các dân tộc khác, tuy cách tổ chức và tập tục có khác nhau. Song, vì người Khmer là dân tộc theo đạo Phật, coi ngôi chùa như một trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, do vậy mà ngoài một số lễ nghi được tổ chức tại từng nhà, phần lớn bà con đều tập trung tại chùa để thực hiện các nghi thức, nghi lễ và cùng sinh hoạt vui chơi giải trí tại đó. Vì thế, trước thời điểm của những ngày tết khoảng từ một tháng đến một tuần, tại hầu hết các ngôi chùa Khmer, cũng như tại từng hộ gia đình, người ta tiến hành dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ, ngăn nắp, đôi khi người ta còn phải tu bổ lại một số công trình kiến trúc trong chùa cho thật khang trang, nhất là các ngôi tháp thờ hài cốt của thân nhân họ hàng để làm sao đón mừng năm mới thật có ý nghĩa… Riêng đối với từng gia đình trong phum sóc, ngoài việc dọn dẹp nhà cửa, bà con còn chuẩn bị các loại bánh trái như: bánh tét, bánh ít, bánh gừng, hoa quả, nhang đèn để đem vào chùa dâng cúng cho Chư Phật, các vị Chư Tăng, thánh thần; đồng thời cũng để tiếp khách khi có người đến thăm 

 
Nghi thức rước Maha Sangkran (đại lịch) đánh dấu giây phút giao thừa, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới
Nghi thức rước Maha Sangkran (đại lịch) đánh dấu giây phút giao thừa, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới

Nếu người Việt, người Hoa và một số dân tộc khác ở Châu Á đón tết năm mới vào ngày đầu tháng giêng âm lịch, thì người Khmer Nam bộ lại tổ chức đón tết vào tháng “Chét” (tháng thứ 5 theo lịch Khmer)[1], vào khoảng trung tuần tháng 4 dương lịch, tương ứng khoảng từ 12 đến 16 tháng 4 dương lịch và diễn ra trong thời gian 3 ngày đêm. Đây là thời điểm thời tiết rất khô ráo, mùa màng đã gặt hái xong, là lúc các thành viên trong cộng đồng được rảnh rang, thoải mái nhất. Trước đây, người Khmer tổ chức đón năm mới vào tháng đầu tiên của năm – tháng Mic-ka-sê (tương ứng khoảng tháng 12, tháng 1 dương lịch), tuy nhiên do thấy vào thời điểm này mùa mưa vẫn còn chưa dứt hẳn, gây nhiều khó khăn trong việc vui chơi 3 ngày tết, nên về sau này[2] người Khmer đã dời thời điểm đón tết vào mùa khô như hiện nay.

Theo phong tục, người Khmer thường tổ chức “ăn tết” trong thời gian 3 ngày, song có những năm nhuận thì bà con tổ chức 4 ngày. Ngày đầu tiên của năm mới gọi là “Th’ngay-maha-shang-kran” hoặc “Chôl-shang- kran-thmây”; ngày thứ hai gọi là ngày “Ví-ré Won-both”; (năm nhuận thì Won-both 2 ngày); còn ngày cuối gọi là ngày “Ví-ré Lơng-săk”[1]. Sinh khí tết chỉ thật sự tới khi mọi nhà, mọi chùa tiến hành nghi lễ đón giao thừa. Đối với người Khmer, việc đón giao thừa có phần khác đôi chút so với người Kinh, người Hoa hoặc một số dân tộc khác chịu sự ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, văn hóa Phương Tây. Nghĩa là giờ giao thừa của tết người Khmer không cố định vào lúc 0 giờ tiếp giáp giữa năm cũ và năm mới, mà luôn thay đổi hàng năm tùy vào quyển “Đại lịch”  đã được các nhà thiên văn biên soạn. Tức là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới sẽ được ấn định vào những thời điểm khác nhau theo từng năm. Có năm nó được ấn định vào lúc 13 giờ của ngày đầu tiên, có năm thì rơi vào ban đêm, có năm thì lại vào khoảng 9 hoặc 10 sáng của ngày thứ hai... Có thể nói đây cũng là nét riêng, phản ánh rất rõ về sắc thái văn hóa Khmer.
 
Đồng bào Khmer ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) gói bánh tét nhân dịp lễ vào năm mới
Đồng bào Khmer ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) gói bánh tét nhân dịp lễ vào năm mới

Theo truyền thống, gần đến thời khắc giao thừa, mọi nhà (kể cả tại các chùa chiền) sẽ bày ra các thứ lễ vật hoa quả[1]; nhang đèn đặt trên một chiếc bàn ở ngay trước sân nhà để làm lễ tiễn Tevôđa (Chư Thiên) cũ về trời, rước Tevôđa mới giáng trần. Người Khmer tin rằng Tevôđa chính là vị Chư Thiên ngự ở tầng trời, được thần Prés-anh (Ngọc Hoàng) sai xuống trần gian để chăm lo cho dân chúng và muôn loài trong một năm, hết năm lại đưa các vị khác xuống thay thế. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay tại việc tổ chức nghi thức này không còn long trọng và linh thiêng như các thời kỳ trước đây.Ba ngày lễ chính thức của tết Chôl-chnăm-thmây được diễn ra như sau:

                                             * Ngày thứ nhất “Th’ngay Maha-shang-kran”:

Thường được bắt đầu khoảng từ 7 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều, tức phải vào giờ tốt, khi đó bà con Khmer sẽ ăn vận sạch đẹp, mang theo nhang đèn cùng một số lễ vật cần thiết khác đi đến chùa để làm kễ rước quyển Đại Lịch “Maha-shang-kran” mới. Tại đây, dưới sự điều khiển của một vị Acha[1], mọi người sẽ đứng xếp theo hàng (từ 2 hàng trở lên) rồi đi vòng quanh Chánh Điện 3 vòng theo chiều kim đồng hồ để làm lễ chào mừng năm mới và cũng để xem năm mới này tốt hay xấu, thuận lợi khó khăn như thế nào... Bởi lẽ, ngay sau khi làm lễ rước lịch Maha-shang-kran, vị Acha sẽ đọc ngay nội dung được ghi trong đó, dự báo về các hiện tượng tự nhiên sẽ xảy ra trong năm như: lượng mưa, lũ lụt, giông gió, sấm chớp… để cho mọi thành viên trong cộng đồng chuẩn bị tâm thế trong vụ mùa mới sắp được bắt đầu.

Nghi thức rước Maha-shang-kran thường được dựa theo huyền thoại Bà-la-môn “Thomabal-Koma và Kabâl Maha-prum”. Chuyện kể rằng, chàng trai Thomabal- Koma thông minh tài giỏi đã chiến thắng trong một cuộc đấu lý với Kabal Maha-prum là vị thần có bốn gương mặt, chuyên xuống trần gian thuyết pháp dạy đời. Thua cuộc, thần đã tự chặt đầu mình, đưa cho 7 cô công chúa[1] là con gái của mình và căn dặn hãy để đầu thần trên một khay vàng, rồi đem đi quàng tại hang thủy tinh Thomamialy nơi núi Kay-las thuộc dãy Hymalaya, không được quăng đầu Ngài xuống biển hay lên núi rừng, hoặc vào không trung. Bởi chiếc đầu Ngài khi rơi vào những không gian đó sẽ thiu rụi mọi thứ, đúng hơn là sự đau khổ và cái chết sẽ không tránh khỏi. Suy cho cùng, thì đầu bốn mặt của thần Kabal Maha-prum chính là biểu tượng của bốn đức tính: Từ, Bi, Hỉ, Xả mà mọi người, cả loài súc sinh luôn phải có trong mình nhằm đạt được cuộc sống viên mãn.

Từ đó về sau, mỗi năm, đúng vào ngày thần tự sát, bảy cô công chúa giáng trần, vào hang bưng khay đầu lâu của cha đến núi Kay-las (Tudi) gội rửa, rồi đi vòng quanh chân núi 3 lần theo hướng mặt trời mọc, trước khi đem đặt lại vị trí cũ. Đây cũng là biểu tượng cho sự sinh sôi, phát triển (bởi con số 3 là số dương, là số đại diện cho sự sung túc no đủ). Mỗi năm một cô công chúa sẽ bưng khay đầu lâu một lần, nên tùy theo số mạng của công chúa Tiên nữ nào bưng mà người ta sẽ biết được năm đó tốt hay xấu.

Thay vì rước đầu lâu, đối với người Khmer Nam bộ vào dịp ngày đầu năm mới bà con lại rước Maha-shang-kran (Quyển Đại lịch) đi vòng quanh ngôi chánh điện 3 vòng theo như huyền thoại trên. Sau lễ rước Maha-shang-kran, mọi người vào lễ Phật, tụng kinh mừng năm mới. Đến đêm thì tiếp tục nghe nhà sư thuyết pháp. Riêng các chàng trai, cô gái sau khi thắp nhang lễ Phật, họ cùng dạo chơi trong khuôn viên chùa hoặc để xem hay cùng tham gia các cuộc vui chơi múa hát.


Tắm Phật là nghi lễ quan trọng trong dịp lễ vào năm mới của đồng bào Khmer Nam Bộ
Tắm Phật là nghi lễ quan trọng trong dịp lễ vào năm mới
của đồng bào Khmer Nam Bộ


* Ngày thứ hai của lễ Chôl-chnăm-thmây “Ví-ré Won-both”:

Trong ngày thứ hai, không khí tết thật sự đã sôi động hẳn lên trong khắp các phum sóc Khmer cũng như tại cac chùa chiền. Ngay từ sáng sớm, mọi người đã kéo nhau vào chùa, trước hết họ thắp hương, lễ Phật, sau đó dâng cơm cho các vị sư… Riêng các chàng trai, cô gái thì tổ chức các trò chơi dân gian, rồi cùng nhau chia nhóm vui chơi cho đến chiều tối. Hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long, tại một số chùa điển hình như chùa Sereyvongsa (Hòa Bình Mới) huyện Hòa Bình, chùa Komphisako (Xiêm cán) thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đồng bào thường tổ chức các trò chơi dân gian trong suốt 3 ngày liền. Bên cạnh các trò chơi truyền thống như Chôl-chhung (Ném còn), kéo co, đẩy cây, Lek-kon-sêng (Bịt mắt bắt dê)… họ còn đưa vào thi đấu một số môn thể thao khác như bóng đá mini, bóng chuyền và nhiều trò chơi mang tính hiện đại mà ta thường bắt gặp tại các cuộc sinh hoạt của tuổi trẻ đoàn viên thanh niên.

Cũng trong ngày thứ hai này, đặc biệt vào lúc chiều, người ta thường tổ chức lễ đắp núi cát gọi là “Pun-phnum-kh’sach”. Đây là một tập tục theo quan niệm của người Khmer cho rằng, nó sẽ mang lại cái Anishang (Phúc) rất lớn. Theo thông lệ, thì mọi người đến dự lễ sẽ mang theo một ít cát sạch đem vào chùa, đổ thành đống chung quanh ngôi chánh điện. Vị Acha hướng dẫn mọi người đắp thành những ngọn núi nhỏ ở chín hướng và rào lại bằng tre hoặc cây. Những núi này tượng trưng cho vũ trụ, mỗi núi ở một hướng và núi thứ 9 ở giữa là trung tâm của thế giới. Sau đó người ta làm lễ “qui y” cho núi và đến sáng hôm sau thì làm lễ “xuất thể”. Một ý nghĩa khác cho rằng tục đắp núi cát (hoặc núi đất, núi thóc…) là biểu hiện của ma thuật, vì xưa kia người Khmer tin rằng núi có thể cản mây và do đó đắp núi là để ngăn lại các đám mây, cầu cho mưa mau đến để bà con khởi sự làm mùa.
 
Đắp núi cát với mong ước tẩy trừ những điều xấu trong năm cũ và cầu mong những điều tốt lành trong năm mới
Đắp núi cát với mong ước tẩy trừ những điều xấu trong năm cũ và cầu mong những điều tốt lành trong năm mới

                                    * Ngày thứ 3 của lễ Chôl-chnăm-thmây “Ví-ré Lơng-săk”:

Là ngày lễ “Tắm tượng Phật, tắm sư sãi”. Cũng như những ngày trước đó, sau khi dâng cơm sáng và trưa cho các vị sư, mọi người đem nước ướp vật có hương thơm cùng nhau đem đến bên bàn thờ Phật để làm lễ tắm tượng Phật, kế tiếp là tắm cho các vị sư cao niên. Xong lễ tại chùa, người ta mời các vị sư đến các ngôi tháp đựng hài cốt hoặc tới các ngôi mộ lẻ làm lễ cầu siêu, gọi là “Băng Skôl” cho vong linh những người đã khuất. Tuy nhiên nhiều chùa còn tổ chức lễ cầu siêu chung cho tất cả những người đã khuất một lần tại ngôi Sala hay tại ngôi tháp tập thể. Cuối cùng họ về nhà làm lễ tắm tượng Phật thờ tại nhà, xong thì tắm cho ông bà cha mẹ để tạ lỗi, xin được tha thứ những lỗi lầm, thiếu sót trong năm cũ, rồi đem bánh trái, tiền, quà dâng cho ông bà, cha mẹ. Đến đêm họ tiếp tục cúng bái Têvôđa mới hoặc có những gia đình còn mời các vị sư đến tụng kinh chúc phúc để năm mới phát tài phát lộc. Đồng thời họ tổ chức vui chơi cho đến khuya mới chấm dứt.

Có thể nói, các nghi thức, lễ tiết trong những ngày tết cổ truyền của người Khmer Nam bộ hiện vẫn còn lưu giữ khá tốt. Riêng lễ tắm sư sãi có nhiều chùa không còn tổ chức mà chỉ làm lễ tắm tượng Phật. Bởi trong phần lớn các ngôi chùa Khmer hiện nay không còn nhiều các bậc Hòa thượng cao niên./.

  

Có thể bạn quan tâm

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Món cà đắng lòng gà bọc lá chuối của người Jrai

Ẩm thực của người Jrai ở Gia Lai luôn độc đáo với những món ăn ngon, dân dã, đậm nét truyền thống. Trong số đó, món cà đắng lòng gà bọc lá chuối nổi bật như một biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết với thiên nhiên.

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) nô nức hội tụ tại các điểm trung tâm bản để tổ chức Lễ Cúng rừng hay còn gọi Tết rừng.

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Gìn giữ món bánh bạc đầu truyền thống của người Sán Dìu

Văn hóa ẩm thực của người Sán Dìu tại Quảng Ninh sở hữu những đặc trưng riêng, thể hiện sự khéo léo, tinh tế trong chế biến, phối hợp các thực phẩm. Một trong những món ăn đặc sắc đó là bánh bạc đầu đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Thưởng thức các món bánh thơm ngon và tìm hiểu về văn hóa độc đáo của người Sán Dìu ở vùng cao Quảng Ninh là trải nghiệm đáng nhớ.

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội " Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện lễ hội Khai hạ đặc sắc.

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) đặc sắc.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y

Người Dao Thanh Y sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhiều năm qua vẫn luôn giữ được bản sắc văn hóa riêng thông qua phong tục, tập quán hay nếp sinh hoạt hằng ngày và đặc sắc trong đó có bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Y là một di sản văn hóa độc đáo, mang đậm nét đặc trưng.

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Lễ cúng rừng của người Mông nơi đại ngàn xanh Nà Hẩu

Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Hội làng mừng Gươl mới của đồng bào Cơ-tu thôn Aró. Ảnh: Khánh Nguyên

Người Cơ-tu vui hội mừng Gươl mới

Với đồng bào Cơ-tu ở thôn Aró, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam), Gươl là không gian sinh hoạt chung, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Để chào mừng công trình trọng đại này, đồng bào Cơ-tu thường tổ chức lễ mừng Gươl mới, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa cộng đồng.

Lễ sum họp của người M’nông

Lễ sum họp của người M’nông

Cứ từ 3 đến 5 năm, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, khi mùa màng thu hoạch xong, đồng bào M’nông ở tỉnh Đắk Nông lại tổ chức lễ sum họp nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Gìn giữ nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm của người Dao Thanh Y

Nếu như người đàn ông đóng vai trụ cột trong đời sống của người Dao Thanh Y thì phụ nữ ở dân tộc này lại nắm giữ những giá trị không thể thay thế, là người nuôi dưỡng phát huy nguồn văn hóa truyền thống trong mỗi gia đình và rộng hơn là bản sắc của cả một dân tộc. Một trong những nét văn hóa của phụ nữ Dao Thanh Y ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh còn giữ lại được là nghệ thuật thêu, dệt thổ cẩm, thể hiện sự khéo léo, tài tình của phụ nữ.

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyền

Ở Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Tại chân núi Yên Tử, cộng đồng người Dao Thanh Y tuy không quá đông nhưng bà con nơi đây vẫn duy trì sinh hoạt và phát huy được nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc, trở thành một phần không thể thiếu khi nói về những giá trị văn hóa phi vật thể của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông trên đỉnh Hang Kia – Pà Cò

Nằm trong vùng núi cao của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, xã Hang Kia và Pà Cò là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, một dân tộc có nền văn hóa lâu đời với những giá trị truyền thống đặc sắc. Trong đó, nghề dệt, thêu thổ cẩm là một phần quan trọng trong đời sống của người dân nơi đây.

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Với sự tài hoa trong nghệ thuật thêu, can, ghép vải trên trang phục, người Hà Nhì đã tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang. Kinh lá buông không chỉ là tài liệu ghi chép về các nghi lễ tôn giáo mà còn là kho tàng tri thức về văn học, y học, lịch pháp cũng như những câu chuyện dân gian phản ánh cuộc sống của cộng đồng.

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Đặc sắc trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn

Là dân tộc sống lâu đời trên vùng núi cao, người Pà Thẻn vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là trang phục của phụ nữ với màu sắc, họa tiết hoa văn đặc trưng, tạo nên nét độc đáo riêng.

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của đồng bào Mường ở Miền Đồi

Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng và mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc của đồng bào dân tộc Mường. Đây là dịp để tạ ơn thần linh, tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu, đồng thời cũng là cơ hội để cộng đồng gắn kết, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.

Ẩm thực của người Ê-đê

Ẩm thực của người Ê-đê

Người Ê-đê trên Cao nguyên Đắk Lắk không chỉ có truyền thống văn hóa lâu đời mà còn có nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn độc đáo, là sự hòa quyện của hương vị núi rừng. Ẩm thực của người Ê-đê là sự hòa trộn tinh tế của các loại thực phẩm sẵn có của địa phương, các loại thảo mộc, gia vị cùng phong cách nấu nướng và chế biến đặc biệt.