Vua bếp
Tích xưa kể rằng, có đôi trai gái người Nguồn lấy nhau về và làm ăn rất phát đạt. Nhưng tiếc thay, vợ chồng họ lại không có con nối dõi tông đường. Một hôm, người chồng nói với vợ rằng: mình làm ăn phát đạt thế này là nhờ lộc của tôi. Người vợ thấy bất công vì sự giàu có đó cũng có công mình nên nói là do lộc của vợ. Hai người tranh cãi mãi chẳng ai chịu thua.
Để phân thắng bại, người vợ bảo: “Giờ muốn biết lộc ai thì ông thử chặt hai cây về trồng. Mỗi người trồng một cây, nếu cây ai sống thì lộc của người đó”. Ngay lập tức, ông chồng vác dao lên rừng chặt cây về trồng. Một thời gian, cây của bà đã đâm chồi nẩy lộc, còn cây ông thì ngày càng khô héo. Nghĩ mình đàn ông mà ăn bám lộc vợ nên ông thấy tủi thân rồi bỏ đi biền biệt. Thương chồng, bà cũng bỏ nhà ra đi tìm suốt mấy ngày liền mà chẳng thấy chồng ở đâu.
Rồi bà đến một ngôi làng xa xôi thì dừng chân ở đó. Tại đây, bà gặp và lấy một người đàn ông khác. Chồng bà là một người thợ săn rất có tiếng, là trưởng của một nhóm săn của làng. Hai người lấy nhau về sinh con đẻ cái và tiếp tục làm ăn phát đạt. Một hôm, người chồng đi săn và bảo vợ ra ngọn đồi phía sau hái khế về nấu thịt thú. Khi người chồng vừa lên rừng thì có một người đàn ông đem nhẻm, gầy gò, ốm yếu bước vào nhà ăn xin. Không ngờ, lão ăn mày đó chính là người chồng trước.
Vừa mừng, vừa tủi, bà đã dẫn ông vào nhà nấu cho ăn no, lấy quần áo cho mặc tươm tất rồi cả hai ngồi nói chuyện. Khi người chồng sau đi săn về thì bà hốt hoảng nói chồng cũ chui vào đống rơm phía sau nhà trốn và đi hái khế. Đoàn đi săn về được một con hoẵng, đem đặt lên đống rơm rồi đốt nướng khiến người đàn ông trốn trong đó bị chết cháy. Bà đi hái khế về thấy chồng cũ chết thảm, trong lòng nghĩ rằng mình đã vô tình giết chồng nên nhảy vào lửa chết luôn. Người chồng sau thấy vợ nhảy vào lửa chết nên ông cũng chẳng thiết sống rồi lao vào lửa.
Tích xưa kể rằng, có đôi trai gái người Nguồn lấy nhau về và làm ăn rất phát đạt. Nhưng tiếc thay, vợ chồng họ lại không có con nối dõi tông đường. Một hôm, người chồng nói với vợ rằng: mình làm ăn phát đạt thế này là nhờ lộc của tôi. Người vợ thấy bất công vì sự giàu có đó cũng có công mình nên nói là do lộc của vợ. Hai người tranh cãi mãi chẳng ai chịu thua.
Để phân thắng bại, người vợ bảo: “Giờ muốn biết lộc ai thì ông thử chặt hai cây về trồng. Mỗi người trồng một cây, nếu cây ai sống thì lộc của người đó”. Ngay lập tức, ông chồng vác dao lên rừng chặt cây về trồng. Một thời gian, cây của bà đã đâm chồi nẩy lộc, còn cây ông thì ngày càng khô héo. Nghĩ mình đàn ông mà ăn bám lộc vợ nên ông thấy tủi thân rồi bỏ đi biền biệt. Thương chồng, bà cũng bỏ nhà ra đi tìm suốt mấy ngày liền mà chẳng thấy chồng ở đâu.
Rồi bà đến một ngôi làng xa xôi thì dừng chân ở đó. Tại đây, bà gặp và lấy một người đàn ông khác. Chồng bà là một người thợ săn rất có tiếng, là trưởng của một nhóm săn của làng. Hai người lấy nhau về sinh con đẻ cái và tiếp tục làm ăn phát đạt. Một hôm, người chồng đi săn và bảo vợ ra ngọn đồi phía sau hái khế về nấu thịt thú. Khi người chồng vừa lên rừng thì có một người đàn ông đem nhẻm, gầy gò, ốm yếu bước vào nhà ăn xin. Không ngờ, lão ăn mày đó chính là người chồng trước.
Vừa mừng, vừa tủi, bà đã dẫn ông vào nhà nấu cho ăn no, lấy quần áo cho mặc tươm tất rồi cả hai ngồi nói chuyện. Khi người chồng sau đi săn về thì bà hốt hoảng nói chồng cũ chui vào đống rơm phía sau nhà trốn và đi hái khế. Đoàn đi săn về được một con hoẵng, đem đặt lên đống rơm rồi đốt nướng khiến người đàn ông trốn trong đó bị chết cháy. Bà đi hái khế về thấy chồng cũ chết thảm, trong lòng nghĩ rằng mình đã vô tình giết chồng nên nhảy vào lửa chết luôn. Người chồng sau thấy vợ nhảy vào lửa chết nên ông cũng chẳng thiết sống rồi lao vào lửa.
Người Nguồn ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình) giữ ngọn lửa thiêng trong ba ngày Tết. |
Ba người chết trong đống rơm đã hóa thành ba hòn đá giống hình người, còn hồn của họ thì bay lên trời. Lên tới nơi, Ngọc Hoàng thấy cả ba người đều là người tốt nên đã phong cho chức vua bếp phụ trách bản mệnh thống trị thiên giới, hạ giới và âm phủ.
Giữ mãi phong tục đẹp
Một hôm, dưới hạ giới có người đi qua chỗ đống rơm cháy, thấy ba hòn đá liền mang về đặt trong nhà làm bếp nấu ăn rồi lập bàn thờ. Sở dĩ, người Nguồn ở Minh Hóa thờ vua bếp vì họ cho rằng: Vua là người bao dung, độ lượng, thông thạo cả trời, đất, âm phủ nên có thể giúp con người có cuộc sống bình an, làm ăn phát đạt.
Ông Đinh Thiêm, 83 tuổi, một người Nguồn ở thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa cho biết: “Người Nguồn chúng tôi thờ vua bếp ở nơi trang trọng nhất trong nhà. Bàn thờ rộng khoảng 40cm, dài khoảng 50 cm được treo hoặc đặt lên xà nhà gian giữa. Đặt Vua bếp ở đó để ngăn không cho tà ma và những điều xấu vào nhà hoặc khi có người ra vào cũng phải cúi đầu chào vua”.
Ông Đinh Thanh Dự, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian người Nguồn cho hay: “Trong tâm thức của người Nguồn ở Minh Hóa chỉ có vua bếp chứ không có ông Táo như các nơi. Trước đây, họ có lễ chạp miệu được tổ chức vào ngày 20 tháng Chạp. Lễ này nhằm báo cáo với giang sơn, thần thánh, tổ tiên rằng năm cũ đã hết và cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới.
Trong ngày lễ, người ta sẽ tiễn vua bếp về trời và đến ngày 23 thì vua sẽ tự đi chứ không cần phải có cá chép như Táo quân. Đến ngày mùng 3 thì làm lễ rước vua bếp về. Qua 12 giờ đêm đó, bếp lửa trong nhà mới được phép để tắt. Thời điểm vua bếp ăn Tết trên thiên đình với Ngọc Hoàng nên không còn ai che chở, bảo vệ mình. Vì vậy, người Nguồn giữ cho ngọn lửa thiêng cháy liên tục trong ba ngày Tết để thần lửa che chở”.
Ông Đinh Xuân Giảng, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Minh Hóa cho biết: “Tục giữ lửa trong ba ngày Tết là một nét văn hóa đặc sắc được lưu giữ từ bao đời nay ở Minh Hóa. Bởi lửa là sự sống, là sự tiến bộ của con người nên phải giữ”. Chị Đinh Thị Hằng, một người dân khác nói: “Những ngày thường, nhà tôi vẫn nấu bếp ga, nhưng Tết đến là phải cho than vào một cái lò để cháy suốt cả ba ngày đêm. Nếu than cháy hết thì phải cho than mới vào”.
Với người Nguồn, vua bếp và thần lửa là những đấng cao nhất trong đời sống tâm linh. Vì vậy, khi dâng lên bàn thờ cúng vua bếp cần phải chọn những thứ tinh sạch nhất, thường là những món chay như trầu, cau, nước lọc, bánh tét, xôi... Củi đốt trong bếp không được để bẩn; chọn những cây chắc, cháy mạnh để đốt trong ba ngày Tết. Trải qua thời gian, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người Nguồn ở Minh Hóa ngày càng đi lên. Nhiều gia đình đã có nhà xây cao tầng, nấu ăn bằng bếp ga nhưng trong ba ngày Tết họ vẫn giữ ngọn lửa thiêng cháy liên tục.
Theo baoquangbinh.vn