Ảnh minh họa. |
Thông thường, khi yêu nhau, chàng trai về báo với cha, còn con gái về báo với mẹ. Người Bahnar rất coi trọng sự chung thủy, do đó ít có chuyện bỏ nhau, ly hôn hoặc ngoại tình vì luật tục sẽ phạt nặng và bị dân làng coi khinh. Một nguyên nhân khác khiến người Bahnar rất coi trọng sự chung thủy là xuất phát từ việc các cô gái khi muốn lấy chồng công việc đầu tiên phải đi lấy củi hứa hôn rất khó nhọc và phải học đan, dệt. Ở chiều ngược lại, người con trai thường dành hết thời gian cho công việc nên không còn nghĩ đến việc trăng hoa.
Như luật bất thành văn, vợ chồng khi đã cưới nhau phải sống đến trọn đời. Nếu không may người vợ bệnh tật, không có con hoặc chết, người chồng muốn đi bước nữa, sau khi làm lễ bỏ mả phải thực hiện tục “bẻ cần”. Khi ấy, người chồng phải làm một con gà, thậm chí nếu gia đình khá giả thì làm cả con heo, sắm một vài ghè rượu mang về nhà vợ để thưa chuyện. Người chồng mời tất cả thành viên trong gia đình hoặc bà con tộc họ đến để trình bày ý nguyện của mình, dưới sự chứng kiến của già làng và người làm mối. Gia đình vợ chọn cô gái út, nếu không có gái út thì người chị làm nhân vật chính để phán xét. Nếu bên nhà vợ đồng ý thì ra hiệu cho cô gái út rút cần rượu ra khỏi ghè giơ lên và bẻ đôi rồi vứt ra sau lưng. Ngược lại thì không bẻ cần và chàng rể đó phải sống trọn đời nuôi con không được tái hôn với bất cứ cô gái nào khác.
Khi bẻ cần xong, cả nhà xúm xít bên nhau ăn uống vui vẻ để chàng rể được chia tay với gia đình mà không có một rào cản nào khác hay tị hiềm gì sau này. Tài sản, đất đai mà bên nhà gái chia cho con gái mình, chàng trai phải trả lại gia đình vợ và những đứa con sẽ thừa hưởng khi trưởng thành sau này.
“Bẻ cần” là một tập tục đơn giản nhưng thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Nó góp phần hạn chế nạn đa thê đa thiếp, tạo nên sự đồng tình trong một cộng đồng quy củ và nâng cao vai trò của người phụ nữ.
Như luật bất thành văn, vợ chồng khi đã cưới nhau phải sống đến trọn đời. Nếu không may người vợ bệnh tật, không có con hoặc chết, người chồng muốn đi bước nữa, sau khi làm lễ bỏ mả phải thực hiện tục “bẻ cần”. Khi ấy, người chồng phải làm một con gà, thậm chí nếu gia đình khá giả thì làm cả con heo, sắm một vài ghè rượu mang về nhà vợ để thưa chuyện. Người chồng mời tất cả thành viên trong gia đình hoặc bà con tộc họ đến để trình bày ý nguyện của mình, dưới sự chứng kiến của già làng và người làm mối. Gia đình vợ chọn cô gái út, nếu không có gái út thì người chị làm nhân vật chính để phán xét. Nếu bên nhà vợ đồng ý thì ra hiệu cho cô gái út rút cần rượu ra khỏi ghè giơ lên và bẻ đôi rồi vứt ra sau lưng. Ngược lại thì không bẻ cần và chàng rể đó phải sống trọn đời nuôi con không được tái hôn với bất cứ cô gái nào khác.
Khi bẻ cần xong, cả nhà xúm xít bên nhau ăn uống vui vẻ để chàng rể được chia tay với gia đình mà không có một rào cản nào khác hay tị hiềm gì sau này. Tài sản, đất đai mà bên nhà gái chia cho con gái mình, chàng trai phải trả lại gia đình vợ và những đứa con sẽ thừa hưởng khi trưởng thành sau này.
“Bẻ cần” là một tập tục đơn giản nhưng thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Nó góp phần hạn chế nạn đa thê đa thiếp, tạo nên sự đồng tình trong một cộng đồng quy củ và nâng cao vai trò của người phụ nữ.
Báo in, tháng 7/2016