Nghệ nhân Đàm Văn Đào ở tổ 6, phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng) chế tác đàn tính. |
Thế là ngày ngày chàng đi lấy củi, bắt cá, khi về lại đem đàn ra chơi, ca hát, chàng hát về tình yêu quê hương, con người và thiên nhiên hùng vĩ. Nhưng mãi chàng vẫn chưa lấy được vợ, nên chàng xao xuyến, thiết tha. Bởi vậy, các bài ca điệu đàn của chàng càng thêm dịu ngọt, đằm thắm, mỗi khi đàn chàng cất lên, cả làng, cả bản từ trẻ đến già đều lũ lượt kéo nhau đến nghe, chẳng ai muốn rời chân, chẳng buồn ăn, buồn ngủ, buồn làm, cả chim chóc trong rừng cũng kéo nhau về nghe… Có người tâu đến Pụt luông, bà xuống bảo chàng cắt bỏ đi 9 dây, chỉ còn để lại 3 dây, gồm dây trong, dây đục và dây hòa thanh (còn gọi là dây liền). Và đặt tên cho chàng là Tiên Căm, vì mệnh của chàng là do tiên nắm giữ, tiên cho chàng làm nghề ca múa hát để làm vui, để giữ tâm hồn cho mọi người. Bởi thế dân gian gọi chàng là Pụt giàng (người ca múa của trời), ca hát của chàng gọi là hát then (then là trời, hát then nghĩa là điệu hát của trời). Nên mới gọi là Hát then - đàn tính là vậy.
Theo truyền thuyết của người Tày ở Quảng Ninh, đàn tính chỉ có 2 dây, cũng do ông Xiên Cân sáng chế ra, cuối cùng còn 3 dây, xa xưa người Tày đi xuống vùng ven biển để sinh cư lập nghiệp đã chia một dây cho người Kinh làm đàn bầu, nên đàn tính của người Tày chỉ còn 2 dây. Truyền thuyết của người Thái về cây đàn tính tẩu cũng chỉ có 2 dây.
Qua các truyền thuyết về cây đàn tính của các dân tộc Tày, Nùng, Thái tuy có những tình tiết khác nhau, nhưng đều chứa đựng sự huyền bí, khổ công và sáng tạo của con người trong lao động, trong đấu tranh với thiên nhiên, giặc dã mà làm nên. Đàn tính là nhạc cụ vô cùng quý báu trong đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc Tày, Nùng, Thái có lịch sử hàng nghìn năm. Đàn được dùng trong đời sống tâm linh, trong lễ hội, hát xướng, giao duyên, kết bạn. Ngày nay, hát then - đàn tính còn đi ra hội nhập thế giới, với khúc hát mượt mà, dịu dàng, tha thiết, chan chứa… và mãi mãi ngân vang.