Nhằm góp phần nâng cao chuỗi giá trị và đưa trái thanh long Tiền Giang thâm nhập vào những thị trường có yêu cầu cao trên thế giới, tỉnh Tiền Giang đang đẩy nhanh tiến độ cấp mã vùng trồng cây thanh long, đặc biệt tại vùng chuyên canh trái cây đặc sản này.
Đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận sẽ có từ 70 - 75% diện tích cây thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng được đề ra trong Đề án phát triển bền vững cây thanh long đến năm 2030 vừa được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết trong mùa khô 2023-2024, tỉnh Tiền Giang đã và đang triển khai nhiều giải pháp tích cực để bảo vệ các vùng trồng cây chuyên canh cây ăn trái; trong đó, có hơn 8.000 ha thanh long ở các huyện, thị phía Đông của địa phương.
Xác định thanh long là một trong những chủng loại trái cây đặc sản, có lợi thế cạnh tranh của địa phương và mang lại giá trị xuất khẩu cao, đến nay, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh thanh long xuất khẩu gần 8.600 ha tập trung ở các huyện của tỉnh như Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông… Sản lượng thanh long thu hoạch hàng năm gần 272.000 tấn.
Nhiều diện tích thanh long tại xã Bông Trang và Bưng Riêng, huyện Xuyên Mộc - vùng trồng thanh long lớn nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bị bệnh nấm “tắc kè” và đang lan trên diện rộng, nguy cơ bùng phát thành dịch, gây thiệt hại cho người trồng thanh long.
Trái cây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể mở rộng thị trường trái cây hiệu quả, bền vững vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện, đặc biệt là việc tuân thủ, đáp ứng tiêu chuẩn. Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo “Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn, chất lượng để thúc đẩy xuất khẩu trái cây Việt Nam”.
Sáng 22/8, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị thúc đẩy phát triển thị trường và thương hiệu Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” dành cho quả thanh long và Chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” cho sản phẩm nước mắm.
Sơn La là tỉnh miền núi, vùng cao, với nhiều ưu đãi về đất đai, khí hậu rất phù hợp để phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Đặc biệt, với nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đúng đắn của tỉnh Sơn La, cùng sự chủ động của người dân trong việc trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, địa phương đã có nhiều sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu; trong đó, có trái thanh long.
Sáng 30/6, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận tổ chức hội thảo Kết nối các doanh nghiệp và Hợp tác xã, doanh nghiệp trong chuỗi giá trị thanh long xanh. Đây là hoạt động nằm trong thỏa thuận hợp tác giữa Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận thực hiện dự án “Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp các bon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện NDC (đóng góp do quốc gia tự quyết định) của Việt Nam” tại tỉnh Bình Thuận.
Chiều 26/6, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bình Thuận tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp thí điểm “Xây dựng hệ sinh thái sản xuất và tiêu dùng bền vững trái thanh long Bình Thuận”.
Giá cả liên tục xuống thấp, việc trồng cây thanh long thua lỗ khiến cho người dân khốn đốn. Nhiều người đã phải bỏ hoang vườn không chăm sóc, một số chặt bỏ vườn dẫn đến diện tích trồng thanh long giảm mạnh trong thời gian gần đây. Ngành chức các địa phương đang nỗ lực tìm hướng đi bền vững, tạo đầu ra ổn định cho trái thanh long.
Long An và Tiền Giang nằm trong số địa phương có diện tích trồng thanh long lớn nhất cả nước. Nhiều năm qua, loại cây trồng có giá trị kinh tế cao này đã giúp người nông dân vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID -19 đã khiến cho hoạt động tiêu thụ khó khăn, giá cả xuống thấp khiến cho người trồng thua lỗ.
Sáng 7/10, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị phát triển chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương cùng các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh.
Ngày 30/3, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận về triển khai giải pháp để tuyên truyền, định hướng tổ chức sản xuất giúp người trồng thanh long ổn định sản xuất và tình trạng một số người dân chặt bỏ thanh long chuyển đổi sang cây trồng khác.
Thời gian vừa qua, do phía Trung Quốc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, dẫn đến tình trạng nhiều xe hàng thanh long bị tồn ứ tại các cửa khẩu; tình hình xuất khẩu nông sản gặp không ít khó khăn. Tại Bình Thuận, một lượng lớn thanh long đang vào vụ thu hoạch nhưng chưa tìm được đầu ra. Các chuyên gia cho rằng, cùng với thay đổi các tổ chức sản xuất; mở rộng thị trường thì việc tăng cường đầu tư vào chế biến, đa dạng hóa sản phẩm từ thanh long là giải pháp cần thiết để giải tỏa sức ép tiêu thụ trái tươi cũng như hướng tới phát triển lâu dài, bền vững cây thanh long.
Sáng 21/2, tại thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chủ trì Hội nghị Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Cục Trồng trọt, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất thanh long tại 3 tỉnh: Bình Thuận, Long An và Tiền Giang.
Một lượng lớn thanh long vào vụ thu hoạch nhưng không có đầu ra do các cửa khẩu sang Trung Quốc đang bị đóng khiến nhiều địa phương như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang chưa biết xoay sở ra sao. Các chuyên gia cho rằng, sản xuất, tiêu thụ thanh long không chỉ là vấn đề trước mắt mà cần có kế hoạch và chiến lược lâu dài; trong đó, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ là cần thiết.
Ngay sau khi Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long Việt Nam, người trồng thanh long Bình Thuận lại gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, dẫn tới giá thanh long liên tục giảm. Nhiều thương lái đã phải dừng thu mua còn một số ít thu mua cầm chừng.
Thanh long của tỉnh Bình Thuận trong những năm qua đã không ngừng tăng nhanh, cả diện tích và sản lượng. Tổng diện tích thanh long toàn tỉnh hiện có hơn 33.000 ha với sản lượng hàng năm khoảng 700.000 tấn.
Việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói là rất cần thiết để thanh long Bình Thuận đáp ứng được nhu cầu thị trường và hướng tới xuất khẩu bền vững. Cùng với việc tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mã số vùng trồng, tỉnh Bình Thuận tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói thanh long đã được cấp mã số trên địa bàn tỉnh.
Bí thư Huyện ủy Chợ Gạo (Tiền Giang) Ngô Hữu Thệ cho biết, cụ thể hóa việc thực hiện mục tiêu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thích ứng biến đổi khí hậu, địa phương đã xây dựng được vùng chuyên canh thanh long xuất khẩu 7.415 ha, lớn nhất tỉnh Tiền Giang, hàng năm đạt sản lượng 188.000 tấn quả cung ứng thị trường.
Công ty TNHH Nước ép Phúc Hà (xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) - một trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến nhiều mặt hàng từ trái thanh long của tỉnh Bình Thuận cho biết, sau thành công của sản phẩm nước ép thanh long lên men được thị trường và người tiêu dùng nhiệt tình đón nhận, doanh nghiệp đã tiếp tục thử nghiệm và đầu tư máy móc, dây chuyền công nghệ để tách hạt thanh long nhằm đáp ứng nhu cầu cao cấp hơn của thị trường.
Ông Lê Văn Thủy ở xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang được mọi người biết đến là tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với mô hình trồng thanh long sạch theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ không chỉ giúp trái thanh long Bình Thuận tiêu thụ vững chắc ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra ngoài nước, đặc biệt là những thị trường khó tính. Thời gian qua, Bình Thuận đẩy mạnh việc trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thanh long. Đồng thời, hỗ trợ các đơn vị đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài, góp phần giữ vững thương hiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh.
Chiếm gần 50% diện tích trồng cây thanh long của tỉnh, huyện Hàm Thuận Nam được coi là “thủ phủ” thanh long của tỉnh Bình Thuận. Những năm qua, cây thanh long trở thành cây “sống còn” của địa phương bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều nông dân thoát nghèo.
Ngày 11/3, Đoàn công tác của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam do ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến khảo sát, nghiên cứu thực hiện Đề án đầu tư phát triển chuỗi trồng, chế biến và xuất khẩu thanh long trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2025. Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng chủ trì buổi tiếp và làm việc.
Mới đây, 5 tấn thanh long ruột đỏ của Việt Nam đã được thu mua và xuất khẩu sang Australia, góp phần hỗ trợ đầu ra cho người nông dân Việt Nam trong thời điểm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (nCoV).
Sau thời gian giá các loại nông sản ở Bà Rịa-Vũng Tàu như thanh long, mít Thái bị rớt giá do ảnh hưởng từ dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19), đến nay, giá thanh long, mít Thái đã tăng giá trở lại. Việc bán nông sản của nông dân cũng thuận lợi hơn, do thương lái quay trở lại mua hàng.
Nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tăng giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh cho trái thanh long, Bình Thuận đang đẩy mạnh sản xuất, mở rộng diện tích thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu).