Tết mừng tiếng sấm của đồng bào Ơ Đu

Tết mừng tiếng sấm (Tết Chăm phtrong) là tập tục cổ xưa duy nhất được người Ơ Đu còn lưu giữ đến ngày nay, với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, thuận lợi cho việc trồng trọt, săn bắt.
 
Trong dịp Tết Chăm phtrong, đồng bào Ơ Đu ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An chọn 1 con lợn để cúng tổ tiên, tùy thuộc điều kiện mà mổ lợn to hay nhỏ. Khi mổ lợn, các gia đình Ơ Đu đều mời dân làng tới dự và uống rượu để ăn Tết cùng. Đây được xem là dịp gia chủ cảm ơn bà con, hàng xóm trong bản làng đã giúp đỡ gia đình năm qua. Mỗi gia đình đều phải chuẩn bị 1 con gà trống thiến - con gà này sẽ được mang ra làm thịt để làm lễ cúng, cặp chân được giữ cẩn thận nhờ thầy mo làm lễ thăm chân gà. Theo quan niệm xưa, việc xem chân gà đầu năm là để dự đoán năm mới được no ấm, hạnh phúc. Người Ơ Đu cho rằng, sau tiếng sấm đầu tiên trong năm, con vật cất tiếng kêu đầu tiên là con gà, vì vậy gà là linh vật thần sấm gửi gắm thông điệp ngày đầu năm.
 
Tet mung tieng sam cua dong bao O Du hinh anh 1
Mâm lễ vật.
Tiếp đó sẽ đến phần hội, với tiếng cồng chiêng, trống và nhạc cụ làm từ ống nứa. Chủ và khách cùng thưởng thức lễ vật và nhảy múa theo những giai điệu truyền thống. Xưa, Tết Chăm phtrong kéo dài 5 - 7 ngày nhưng hiện nay đồng bào Ơ Đu chỉ tổ chức 1 ngày.
 
Tet mung tieng sam cua dong bao O Du hinh anh 2
Chuẩn bị lễ cúng mừng tiếng sấm.
Tet mung tieng sam cua dong bao O Du hinh anh 3
Rót rượu mừng tiếng sấm.
Tet mung tieng sam cua dong bao O Du hinh anh 4
Thầy cúng làm lễ cúng tiếng sấm đầu mùa, cầu mong cho tổ tiên, dòng họ, và linh hồn người Ơ Đu phù hộ một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Tet mung tieng sam cua dong bao O Du hinh anh 5
Sau buổi lễ bà con Ơ Đu và khách mời múa hát mừng xung quanh chum rượu cần.
Theo baotintuc.vn
 

Tin liên quan

Lễ cầu mưa của người Jrai

Cứ bắt đầu một vụ gieo trồng mới, người Jrai ở làng O Pếch, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai (Gia Lai) lại tổ chức Lễ cầu mưa tại nhà Rông.


Lễ cầu mùa của người Khơ Mú

Người Khơ Mú là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện còn bảo lưu, trao truyền được nhiều phong tục, tập quán rất đặc sắc, trong đó đáng kể nhất là lễ hội cầu mùa - một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống của người Khơ Mú.


Về Ayun Pa dự Lễ cúng cầu mưa

Đến hẹn lại lên, khi những cơn nắng hanh hao làm cho buôn làng xơ xác, người dân trong buôn Rưng Ama Nin, xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa (Gia Lai) lại cùng nhau tổ chức Lễ cúng cầu mưa. Những nghi thức cúng tế, lễ vật, ghè rượu, cồng chiêng… sẽ là những "hương vị" đặc biệt cho các du khách thích khám phá vẻ huyền bí của người Jrai ở Tây Nguyên.


Độc đáo lễ cầu mưa của người Jrai

Bắt đầu bước vào vụ gieo trồng mới, bà con làng O Pếch (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại tổ chức Lễ cúng cầu mưa ngay tại nhà rông của làng. Nghi thức cúng tế ấy đã được bà con gìn giữ và duy trì nhiều năm liền, là hoạt động tín ngưỡng lâu đời, mang giá trị tinh thần to lớn trong đời sống người Jrai.


Lễ cúng thần sấm của người Cor

Người Cor huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam), là cư dân sinh sống lâu đời trên vùng Trường Sơn có tín ngưỡng đa thần cùng hệ thống các lễ hội phong phú, gắn bó mật thiết trong đời sống cộng đồng và lễ cúng thần Sấm làm nên chuỗi các hoạt động văn hóa để các lễ hội truyền thống nối tiếp nhau…



Đề xuất