Tái hiện nghi thức dựng cây nêu của dân tộc Cơ-tu

Thầy cúng làm lễ báo cáo Yàng về việc dựng cây nêu đã xong và tốt đẹp. Ảnh: Phương Loan
Thầy cúng làm lễ báo cáo Yàng về việc dựng cây nêu đã xong và tốt đẹp. Ảnh: Phương Loan

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Cơ-tu đến từ tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tái hiện nghi thức dựng cây nêu đặc sắc của dân tộc mình...

Trong các lễ hội của đồng bào Cơ-tu, lễ dựng cây nêu là lễ hội lâu đời và quan trọng nhất. Cây nêu là biểu tượng của sự linh thiêng cao cả; họa tiết trang trí trên cây nêu thể hiện sự linh thiêng, lòng tôn kính đối với thần linh, ông bà đã khuất. Nghi thức dựng cây nêu xuất hiện trong nhiều lễ hội, trong đó có thể nhắc đến lễ Mừng lúa mới, lễ Đâm trâu... với mong muốn cầu bình an, mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu.

Tái hiện nghi thức dựng cây nêu của dân tộc Cơ-tu ảnh 1Cây nêu, cột lễ của đồng bào Cơ-tu được trang trí cầu kỳ từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng. Ảnh: Phương Loan 

Cây nêu là một thành tố có quan hệ mật thiết với cây cột lễ nhưng lại hoàn toàn tách rời với cây cột lễ. Trong khi cây cột lễ được chôn chính giữa sân nhà Gươl thì cây nêu (thường là 2 cây tre) được chôn ở vòng ngoài, câu ngọn vào phía trong tạo thành hình cung gãy ngay trên đỉnh của cột lễ. Cột lễ là cột “thiêng” vì đây là nơi thần linh hội tụ về dự lễ; bàn thờ cúng dâng lễ vật hiến sinh cho thần linh; nơi trình diễn điệu múa “Tung tung dá dá”; không gian thiêng kết nối, thông quan giữa thần linh với con người.

Tái hiện nghi thức dựng cây nêu của dân tộc Cơ-tu ảnh 2Bà con chuẩn bị lễ vật làm lễ cúng trên nhà Gươl. Ảnh: Phương Loan
Tái hiện nghi thức dựng cây nêu của dân tộc Cơ-tu ảnh 3Lễ vật trong lễ cúng trên nhà Gươl. Ảnh: Phương Loan

Với ý nghĩa như vậy, cột tế thường được làm cao hơn, trang trí cầu kỳ hơn những vật trang trí khác. Đây là công trình sáng tạo mỹ thuật của tập thể nghệ nhân khéo tay nhất trong làng. Một cây cột lễ được chia làm 3 phần, gồm gốc, thân và đỉnh cột. Theo quan niệm của đồng bào Cơ-tu, các phần đó thể hiện sự phân tầng thành 3 không gian tương ứng với 3 thế giới của thần linh, người và ma quỷ. Giương là bộ phận quan trọng nhất, là hai tấm gỗ dẹt, được gắn đối xứng qua phần giữa thân cột lễ, trên đó tập trung nhiều hoa văn, tô màu sặc sỡ, vừa tạo nên yếu tố thẩm mỹ vừa làm cho cột tế có sự cân đối…

Tái hiện nghi thức dựng cây nêu của dân tộc Cơ-tu ảnh 4
Tái hiện nghi thức dựng cây nêu của dân tộc Cơ-tu ảnh 5Thầy cúng làm lễ cúng trên nhà Gươl. Ảnh: Phương Loan

Trong ý tưởng tạo hình, cột lễ là cách tái hiện dáng hình của Thần Lúa (Yang Haro) hay hình ảnh của phụ nữ Cơ-tu trong điệu múa dá dá và Giương chính là đôi tay của họ đưa lên trời, cầu xin hạt lúa của thần linh. Cũng ngay giữa thân cột, đồng bào Cơ-tu thường khắc chạm hình cái cối nằm đối xứng trên dưới. Đây là hình ảnh vừa mang biểu tượng của sự no ấm vừa mang ý nghĩa phồn thực.

Trên đỉnh cột lễ là một đoạn tre được chẻ nhỏ tạo thành cái phễu ngửa lên trời, nơi chứa cái đuôi trâu hay con gà sống mà già làng ném lên trên sau khi kết thúc nghi thức hiến sinh. Đồng bào xem đây như là một cái bàn thờ, nơi đón nhận sinh khí của đất trời, nơi thần linh tụ về hưởng thụ lễ vật và chứng giám các nghi lễ hiến sinh. Phần phía dưới là cây cột to, có khi được gia cố những cây cột phụ làm cho toàn bộ thân cột thêm chắc chắn, để buộc trâu cho lễ hiến sinh, phía trên là phần dành cho cây nêu, nơi tập trung nhiều chi tiết trang trí. Cây nêu thường bố trí ở sân nhà Rông, cao vút lên trời xanh.

Tái hiện nghi thức dựng cây nêu của dân tộc Cơ-tu ảnh 6Sau khi được sự chấp nhận của Yàng, thần linh, ông bà, tổ tiên, mọi người cùng múa điệu "Tung tung da dá" một lượt quanh cây cột trụ của nhà Gươl để cảm tạ. Ảnh: Phương Loan 

Nghi lễ dựng cây nêu gồm 2 bước: Bước đầu tiên là cúng trên nhà Gươl để xin phép thần linh, tổ tiên cho phép dân làng thực hiện nghi lễ dựng cậy nêu. Lễ vật gồm: con gà, xôi, rượu, quả lễ, bánh… Sau khi được sự chấp thuận và cho phép của Yàng xứ, các vị thần linh và ông bà, tổ tiên, người Cơ-tu cảm tạ bằng điệu múa dâng trời "Tung tung da dá" một lượt quanh cây cột trụ giữa nhà Gươl.

Tái hiện nghi thức dựng cây nêu của dân tộc Cơ-tu ảnh 7Mọi người cùng chung tay dựng cột lễ và cây nêu. Ảnh: Phương Loan
Tái hiện nghi thức dựng cây nêu của dân tộc Cơ-tu ảnh 8Cây nêu và cột lễ của đồng bào Cơ-tu được dựng lên. Ảnh: Phương Loan

Kết thúc bước thứ nhất của nghi thức cúng trên nhà Gươl, đồng bào Cơ-tu sẽ di chuyển xuống sân lễ hội để thực hiện nghi thức dựng cây nêu và cúng kính cáo trời đất, các vị Yàng việc dựng cây nêu đã kết thúc. Lễ vật gồm: 1 đầu lợn, 1 đuôi lợn, 1 lá gan lợn đã luộc chín, tiết lợn sống, 1 con gà, 1 ché rượu cần, rượu trắng, quả lễ… Tất cả đều được đặt trên 1 cái bàn tại vị trí đặt cây nêu. Sau khi ổn định vị trí, kiểm tra lễ vật đã đầy đủ, thầy cúng bắt đầu thực hiện nghi thức cúng.

Tái hiện nghi thức dựng cây nêu của dân tộc Cơ-tu ảnh 9
Tái hiện nghi thức dựng cây nêu của dân tộc Cơ-tu ảnh 10Thầy cúng làm lễ báo cáo Yàng về việc dựng cây nêu đã xong và tốt đẹp. Ảnh: Phương Loan
Tái hiện nghi thức dựng cây nêu của dân tộc Cơ-tu ảnh 11
Tái hiện nghi thức dựng cây nêu của dân tộc Cơ-tu ảnh 12Sau phần lễ, đồng bào Cơ-tu cùng uống rượu cần và vui hội. Ảnh: Phương Loan

Kết thúc phần lễ là phần hội. Đồng bào Cơ-tu lúc này cùng nhau thưởng thức hương vị rượu cần cùng tiếng cồng chiêng hòa với vũ điệu "Tung tung da dá" để cùng tạ ơn thần linh và để mừng cho nghi thức dựng cây nêu của đồng bào Cơ-tu thành công tốt đẹp.

Phương Loan

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm