Chế biến sâu nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP của Bà Rịa-Vũng Tàu

Xác định mục tiêu nâng cao giá trị, đưa sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) vươn xa, cạnh tranh trên thị trường, từ đó gia tăng thu nhập, phát triển kinh tế địa phương, thời gian qua các chủ thể ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã không ngừng nghiên cứu, sáng tạo, đầu tư chế biến sâu, đa dạng hóa các sản phẩm.

vna_potal_ba_ria-vung_tau_che_bien_sau_nang_tam_gia_tri_san_pham_ocop_7685417.jpg
Sản xuất sản phẩm OCOP bánh quy hạt bàng Côn Đảo. Ảnh: TTXVN phát

Nhiều năm qua, khi du khách đến với huyện Côn Đảo đã quá quen thuộc với sản phẩm hạt bàng. Nếu như trước đây sản phẩm hạt bàng chỉ dừng lại ở các sản phẩm như rang muối, sấy khô… thì gần đây, để làm mới thức quà này, ngon hơn và độc đáo hơn, anh Nguyễn Hoài Hận, sinh năm 1990, ngụ tại huyện Côn Đảo đã nghiên cứu và cho ra loại bánh mang tên “bánh quy hạt bàng Côn Đảo”. Sau hơn 2 năm có mặt trên thị trường, bánh quy hạt bàng trở thành món ăn đặc sản, món quà ý nghĩa cho khách du lịch khi đến Côn Đảo.

Anh Hận cho biết, hạt bàng là một món quà đặc sản đã được khẳng định thương hiệu tại Côn Đảo. Nhưng anh muốn tạo ra một sản phẩm khác từ hạt bàng mà người lớn ăn được, trẻ em cũng thích. Với kinh nghiệm nhiều năm làm đầu bếp bánh cho các nhà hàng, khách sạn lớn ở Phú Quốc và Côn Đảo, tháng 9/2020, khi còn làm đầu bếp bánh tại khách sạn The Secret (huyện Côn Đảo), anh Nguyễn Hoài Hận đã nghiên cứu sản xuất ra “bánh quy hạt bàng”.

Ban đầu, anh làm những gói bánh nhỏ đặt trong phòng để tặng khách lưu trú. Bánh thơm, ngon, độc đáo được nhiều khách khen ngợi và đặt mua thêm.

Thấy nhiều khách quan tâm, đầu năm 2022, anh Nguyễn Hoài Hận quyết định mở tiệm bánh riêng mang tên Hani Bakery trên đường Nguyễn Duy Trinh, khu dân cư số 5, huyện Côn Đảo để sản xuất và bán các loại bánh; trong đó có bánh quy hạt bàng Côn Đảo.

Anh Hận thu mua hạt bàng của người dân trên đảo rồi về xử lý lại để làm bánh. “Những mẻ bánh đầu chưa hoàn thiện lắm, bánh hơi to, vị hơi ngọt. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tôi đã dần thay đổi mẫu mã cho đẹp hơn và bánh ngon hơn. Ngoài nhân hạt bàng truyền thống, giờ đây bánh quy hạt bàng Côn Đảo còn có thêm vị socola, bánh hạt bàng healthy…”, anh Hận nói.

Để giữ hương vị bánh thơm ngon, hạt bàng luôn bùi và chuẩn vị, anh Hận đã phải sản xuất theo phương pháp thủ công. Theo đó, hạt bàng xay nhuyễn cùng bơ, trứng, bột và các loại gia vị khác để làm bánh. Mặt bánh trang trí thêm hạt bàng nguyên hạt. Công thức đặc biệt cộng với mùi vị thơm bơ nhẹ, hòa quyện cùng hạt bàng xay nhuyễn trong từng chiếc bánh và độ ngọt vừa phải đã làm nên hương vị tuyệt vời cho bánh quy hạt bàng Côn Đảo.

Theo anh Hận, “bánh quy hạt bàng Côn Đảo” là tâm huyết của anh, với mong muốn góp phần tạo dấu ấn trong lòng du khách khi đến với Côn Đảo nên chất lượng, mẫu mã sản phẩm luôn được ưu tiên hàng đầu.

Sản phẩm “bánh quy hạt bàng Côn Đảo” đã được kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm và được Sở Công Thương cấp giấy công bố chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường. Đồng thời, sản phẩm cũng đã được đăng ký bản quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Với sự sáng tạo đó, năm 2022 sản phẩm bánh quy hạt bàng của Nguyễn Hoài Hận được công nhận là “Sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” và đạt giải ba “Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2022”. Năm 2023 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Sản phẩm rất được người dân và du khách khi đến Côn Đảo ưu chuộng và mua để ăn và làm quà. Hiện sản phẩm tiêu thụ rất tốt.

Nhận thấy tiềm năng về vùng nguyên liệu các loại rau xanh trong nước, cơ sở sản xuất bột rau Thảo Nguyên, xã Phước Hưng, huyện Long Điền đã đầu tư hơn 500 triệu đồng, trang bị máy móc hiện đại, sử dụng công nghệ sấy lạnh để sản xuất các loại bột từ rau xanh. Bà Nguyễn Thị Mỹ, Chủ cơ sở cho biết, với công nghệ này, thực phẩm được sấy ở nhiệt độ thấp nên ít bị ảnh hưởng tới chất lượng so với ban đầu, giữ được màu sắc, độ tươi ngon và giữ được giá trị dinh dưỡng gần như tuyệt đối.

vna_potal_ba_ria-vung_tau_che_bien_sau_nang_tam_gia_tri_san_pham_ocop_7685416.jpg
Khách tham quan, mua sắm sản phẩm OCOP tại khu trưng bày sản phẩm OCOP của huyện Long Điền (Bà Rịa-Vũng Tàu). Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN

Hiện nay, cơ sở đang sản xuất các sản phẩm như bột rau má được chế biến từ rau má tươi, bột cần tây chế biến từ cần tây và bột diếp cá được chế biến từ lá diếp cá. Theo bà Mỹ, với công nghệ chế biến sâu, các sản phẩm đang được bán trung bình khoảng 1,5 triệu đồng/kg, giá trị gấp gần 7 lần so với sản phẩm tươi. Hiện sản phẩm của cơ sở bà Mỹ đã công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2023.

Toàn tỉnh hiện có 145 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Các sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng của các công ty, hợp tác xã, doanh nghiệp chú trọng sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn ISO, VietGAP, HACCP, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tập trung phát triển vùng nguyên liệu đầu vào tại địa phương và được kiểm nghiệm đánh giá từ quy trình trồng, thu hoạch, sản xuất bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy chuẩn; có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác.

Tuy vậy, hàng nông nghiệp, đặc biệt là số sản phẩm OCOP được chế biến sâu của tỉnh không nhiều, hầu hết sản phẩm nông sản, hàng OCOP mới chỉ chế biến ở dạng thô, vì thế giá trị gia tăng không cao. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy chế biến sâu cho mặt hàng nông sản, nên các doanh nghiệp, hợp tác xã còn gặp nhiều khó khăn.

vna_potal_ba_ria-vung_tau_che_bien_sau_nang_tam_gia_tri_san_pham_ocop_7685418.jpg
Khách tìm hiểu sản phẩm tại khu trưng bày sản phẩm OCOP của huyện Long Điền (Bà Rịa-Vũng Tàu). Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN

Trước thực trạng trên, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang kêu gọi các doanh nghiệp vào cuộc, tập trung xã hội hóa, tập trung nguồn lực của doanh nghiệp, kêu gọi doanh nghiệp hình thành nên các chuỗi giá trị đối với các ngành hàng chủ lực của tỉnh. Nhằm tiếp thêm lực cho hoạt động sơ chế, chế biến sâu các sản phẩm nông sản phát triển, đáp ứng ngày càng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng, tỉnh đang đầu tư phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao với diện tích khoảng 7.000 ha, đây là cơ sở để hình thành nên các vùng nguyên liệu cho việc sản xuất, chế biến nông sản. Đi đôi với đó là ngành nông nghiệp cũng đẩy mạnh phát triển các nhà máy chế biến nông sản để nâng cao hiệu quả, giá trị nông sản, giải quyết bài toán về thị trường tiêu thụ và đảm bảo tiêu chuẩn để hướng tới xuất khẩu.

Hoàng Nhị

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

"Tám điều Bác dặn" là mạch nguồn sức mạnh vượt khó cho địa đầu Tổ quốc

"Tám điều Bác dặn" là mạch nguồn sức mạnh vượt khó cho địa đầu Tổ quốc

Hà Giang - miền đất địa đầu Tổ quốc, nơi hội tụ những con người kiên cường, trung hậu, luôn khắc ghi sâu sắc lời dạy của Bác Hồ trong chuyến thăm lịch sử vào năm 1961. “Tám điều Bác dặn” khi ấy không chỉ là kim chỉ nam cho sự phát triển của tỉnh mà còn trở thành mạch nguồn sức mạnh, hun đúc ý chí vượt khó vươn lên của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc nơi đây.

Làng gốm Gia Thủy giữ lửa xuyên Tết

Làng gốm Gia Thủy giữ lửa xuyên Tết

Từ những cục đất vô tri, qua bàn tay của các nghệ nhân làng nghề gốm Gia Thủy, đã biến thành những chiếc chum, vại, ấm, chén, lọ hoa... là những sản phẩm thủ công đặc sắc đi đến mọi miền của đất nước. Hơn 60 năm qua, làng nghề gốm Gia Thủy, xã Gia Thủy, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình luôn đỏ lửa để cho ra đời những sản phẩm gốm đặc trưng, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng.

Giữ gìn hương vị bánh, mứt Tết cổ truyền

Giữ gìn hương vị bánh, mứt Tết cổ truyền

Bánh tét và mứt là món ăn ngon, không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người dân miền Tây. Mùi thơm lừng của mứt, của đòn bánh tét nóng hổi như nhắc nhở mọi người về một cái Tết đoàn viên, gia đình cùng thưởng thức món ngon mà ông bà đã lưu truyền qua nhiều đời. Ngày nay, xã hội phát triển, nhiều loại bánh, mứt được sản xuất công nghiệp với mẫu mã đa dạng, nhưng với nhiều gia đình, mứt Tết được làm thủ công vẫn có một hương vị riêng.

Lẩu mắm - món ngon mà bất kỳ du khách nào khi ghé thăm U Minh đều không thể bỏ qua. Ảnh: Huỳnh Anh - TTXVN

Ẩm thực nơi Đất Mũi

Cà Mau, mảnh đất tận cùng của Tổ quốc, nơi vươn ra biển cả bao la, nơi có những cánh đồng, khu rừng đước xanh bạt ngàn. Không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, Cà Mau còn khiến bất cứ du khách ghé thăm phải mê mẩn bởi ẩm thực độc đáo, đậm đà hương vị của đất trời và con người nơi đây.

Gìn giữ danh thơm cho làng hương xạ

Gìn giữ danh thơm cho làng hương xạ

Trên cả nước có nhiều nơi làm hương, nhưng ở thôn Cao, xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên (Hưng Yên) được xem là nơi phát tích của nghề làm hương với truyền thuyết vào thế kỷ XVIII, người con gái tài, sắc họ Đào đi buôn bán và học được nghề làm hương, khi trở về đã truyền dạy lại cho người dân trong làng. Trước sự biến đổi của xã hội, nghề làm hương không bị mai một mà ngày càng được mở rộng phát triển. Điều làm nên tên tuổi thương hiệu chính ở việc người dân biết giữ danh thơm cho nghề làm hương, không vì lợi nhuận mà đánh đổi chất lượng.

Hương xuân vị Tết ở miền Tây Nam Bộ

Hương xuân vị Tết ở miền Tây Nam Bộ

Mứt dừa vốn là một đặc sản mang đậm hương xuân vị Tết ở miền Tây Nam Bộ. Tận dụng nguyên liệu sẵn có, qua đôi bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị, làm nên món mứt dừa đầy ắp ngọt ngào.

Làng hoa Sa Đéc những ngày áp Tết

Làng hoa Sa Đéc những ngày áp Tết

Làng hoa, kiểng Sa Đéc, thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) có tên gọi ban đầu là làng hoa Tân Quy Đông, một làng hoa truyền thống hơn 100 năm tuổi, nằm bên bờ sông Tiền và được mệnh danh là xứ sở của các loài hoa, kiểng.

Hoa đào kép xứ Lạng giá tăng vẫn đắt hàng

Hoa đào kép xứ Lạng giá tăng vẫn đắt hàng

Xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn được xem vừa "vựa" đào lớn nhất địa phương bởi hoa đẹp, cánh kép, sắc thắm, lâu tàn nên thu hút dân chơi đào trong và ngoài tỉnh. Giá đào năm nay tăng cao hơn so với mọi năm song các chủ vườn đào tại đây đã bán hết hàng...

Nông dân Bạc Liêu được mùa, được giá dưa hấu Tết

Nông dân Bạc Liêu được mùa, được giá dưa hấu Tết

Những ngày này, trên các cánh đồng dưa hấu ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu tràn ngập không khí rộn ràng thu hoạch dưa phục vụ Tết Nguyên đán. Nhờ thời tiết thuận lợi cộng với kỹ thuật của nông dân ngày càng được nâng lên nên vụ dưa năm nay có năng suất cao hơn so với năm trước, giá bán cũng cao hơn, nông dân rất phấn khởi.

Quất Nam Phong đắt hàng, được giá

Quất Nam Phong đắt hàng, được giá

Còn 1 tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng nhiều vườn quất ở phường Nam Phong, thủ phủ quất của thành phố Nam Định đã hết cây hoặc còn lại rất ít. Quất đắt hàng, giá cao hơn mọi năm khiến người trồng quất phấn khởi, tươi vui.

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh hút khách dịp cận Tết

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh hút khách dịp cận Tết

Quảng Ninh là một trong những tỉnh triển khai Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) sớm và hiệu quả trong cả nước. Các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Dịp cận Tết, các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh cũng như các tỉnh thành khác thu hút đông người dân mua sắm.

Nghề thủ công truyền thống góp phần tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum

Nghề thủ công truyền thống góp phần tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum

Đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum, đan lát được xem như một trong những nét văn hóa truyền thống, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trước tình trạng nghề đan lát đang dần mất “chỗ đứng” trong quá trình phát triển, cộng đồng các dân tộc tại Kon Tum đang ra sức truyền nghề cho thế hệ trẻ và đưa sản phẩm đan lát thành hàng hóa nhằm tăng thêm thu nhập, hướng đến bảo tồn và phát huy giá trị ngành nghề truyền thống này.

 Thủ phủ bánh chưng vào vụ cao điểm sản xuất lớn nhất năm

Thủ phủ bánh chưng vào vụ cao điểm sản xuất lớn nhất năm

Thủ phủ bánh chưng Hà Nội - Làng nghề bánh chưng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì) đang vào vụ cao điểm sản xuất bánh chưng lớn nhất năm. Mỗi ngày, làng nghề xuất xưởng hàng vạn chiếc bánh để phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán 2025.

Âm vang tiếng trống Hoàng Hà

Âm vang tiếng trống Hoàng Hà

Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng bằng tình yêu nghề của nghệ nhân, việc tuân thủ những quy định khắt khe khi làm nghề nên nghề làm trống có tuổi đời hàng trăm năm ở làng Hoàng Hà, xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An vẫn được giữ gìn, phát huy. Những ngày cuối năm, không khí làng trống sôi động, bận rộn hơn, nhiều hộ làm ngày, làm đêm để đáp ứng nhu cầu tăng cao dịp Tết Nguyên đán, phục vụ mùa lễ hội đầu năm mới.

Sản phẩm OCOP của Nghệ An tưng bừng chào Tết

Sản phẩm OCOP của Nghệ An tưng bừng chào Tết

Với tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, rõ nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã đẹp nên nhiều sản phẩm OCOP của các địa phương trong tỉnh Nghệ An đã được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn để làm quà biếu, tặng trong dịp Tết Nguyên đán. Đây cũng là mùa vụ quan trọng nhất trong năm đối với nhiều chủ thể OCOP.

“Vương quốc hoa kiểng” Chợ Lách nhộn nhịp ngày cận Tết

“Vương quốc hoa kiểng” Chợ Lách nhộn nhịp ngày cận Tết

Những ngày cuối tháng chạp, vùng trồng hoa kiểng tại huyện Chợ Lách (Bến Tre), nơi được ví như "Vương quốc" hoa kiểng của cả nước, không khí trở nên nhộn nhịp, sôi động; khắp các con đường, thửa ruộng đều tràn ngập sắc hoa. Người trồng hoa đang tất bật chuẩn bị cho công đoạn cuối cùng và chuyển hoa, cây cảnh đi khắp nơi phục vụ người dân khi Tết đến.

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Rộn ràng cánh đồng hoa lớn nhất ở Bình Dương

Ngày 21/1 (ngày 22 tháng Chạp), không khí Tết Nguyên Đán đã tràn ngập khắp các nẻo đường, cánh đồng hoa Tân Ba ở thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tại đây, những người nông dân tất bật thu hoạch hoa để kịp cung cấp cho người dân trong dịp tiễn ông Công ông Táo, và các chuyến hoa xuôi ngược càng làm cho không khí Tết thêm phần nhộn nhịp.

Mỹ Lồng - Làng nghề bánh tráng hơn 100 năm tuổi vào Xuân

Mỹ Lồng - Làng nghề bánh tráng hơn 100 năm tuổi vào Xuân

Mỗi độ Tết đến, Xuân về, làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng hơn 100 năm tuổi ở ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre lại nhộn nhịp bước vào vụ sản xuất Tết. Trải qua nhiều thăng trầm, người dân nơi đây vẫn miệt mài “giữ lửa’’cho nghề truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa này, góp phần tô thắm cho mùa Xuân, mang lại cái Tết cổ truyền ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Độc đáo thương hiệu hoa giấy bonsai

Độc đáo thương hiệu hoa giấy bonsai

Bằng kinh nghiệm và tay nghề lâu năm trong lĩnh vực trồng cây cảnh, những nghệ nhân trồng hoa giấy ở làng nghề hoa giấy Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) đã làm chủ kỹ thuật sản xuất loại hoa giấy bonsai. Từ việc trồng nhỏ lẻ, đến nay đã có nhà vườn cung cấp hơn 1.200 cây hoa giấy bonsai các loại cho thị trường Tết 2025.

Thanh Hóa có thêm một sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia

Thanh Hóa có thêm một sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia

Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa cho biết, trải qua nhiều vòng đánh giá nghiêm ngặt, khách quan, công tâm từ phân loại, thẩm định hồ sơ, khảo sảt thực tế, chấm điểm… sản phẩm nước mắm Lê Gia - cốt đặc biệt 40N của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm và thương mại dịch vụ Lê Gia (mắm Lê Gia) vừa được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đánh giá, chấm điểm và công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao. Đây cũng là sản phẩm thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa được công nhân OCOP 5 sao cấp quốc gia.

Làng nghề bánh tráng Hậu Thành nhộn nhịp sản xuất phục vụ Tết

Làng nghề bánh tráng Hậu Thành nhộn nhịp sản xuất phục vụ Tết

Đến với xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang những ngày cuối năm, không khí của làng nghề bánh tráng đang vô cùng nhộn nhịp, người dân tất bật vào vụ Tết. Đây là một trong những làng nghề đã tồn tại lâu đời, nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tôn vinh những nghề truyền thống ở huyện Lai Vung

Tôn vinh những nghề truyền thống ở huyện Lai Vung

Tối 16/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, UBND huyện tổ chức Khai mạc Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống năm 2025 với chủ đề “Bản sắc bền lâu, khắc sâu giá trị”.

Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội “Hương bưởi Tân Triều

Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội “Hương bưởi Tân Triều

Tối 16/1, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ hội “Hương bưởi Tân Triều” với chủ đề Vĩnh Cửu - tình đất, tình người. Đây là lần đầu tiên Đồng Nai tổ chức lễ hội về loại quả nổi tiếng của tỉnh nhằm quảng bá rộng rãi đến du khách trong nước và quốc tế.

Nhộn nhịp nghề trồng nấm Tết ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Nhộn nhịp nghề trồng nấm Tết ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Cận những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các hộ trồng nấm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang tất bật chăm sóc. Năm nay, giá các loại nấm đang ở mức cao, bà con nông dân hy vọng sẽ có một vụ thu hoạch nấm “được mùa, được giá” để đón cái Tết sung túc.

Làng nghề miến dong Đồi Ao chạy đua làm hàng Tết

Làng nghề miến dong Đồi Ao chạy đua làm hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, do nhu cầu tiêu thụ tăng cao, các hộ làm miến dong Đồi Ao thuộc xã Cẩm Bình, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đang chạy đua với thời gian để gấp rút cho ra những sản phẩm miến chất lượng nhất.

Cam giòn Thượng Lộc hút khách dịp Tết

Cam giòn Thượng Lộc hút khách dịp Tết

Với hương vị thơm ngon đặc trưng và chất lượng vượt trội, cam giòn Thượng Lộc - đặc sản của vùng trà sơn huyện Can Lộc, Hà Tĩnh đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng. Dù giá thành cao, nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu loại quả đặc sản này. Thời điểm Tết Nguyên Đán 2025 cũng là lúc cam Thượng Lộc vào độ ngọt đậm, các nhà vườn tất bật thu hoạch cam phục vụ thị trường Tết.

Điện Biên: Đặc sản truyền thống địa phương hút khách dịp Tết

Điện Biên: Đặc sản truyền thống địa phương hút khách dịp Tết

Vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm đặc sản Điện Biên như thịt gác bếp, miến dong tăng cao. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, những ngày này, khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các hợp tác xã, hộ gia đình làm miến dong, thịt gác bếp tại Điện Biên đang tất bật sản xuất để kịp đơn hàng phục vụ nhu cầu của nhân dân trong và ngoài tỉnh.