Bản Boong Dưới, xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, có 273 hộ, tới 90% số hộ thờ chó đá. Ông Mã Văn Nguyên nói: Chó đá là vật linh thiêng của người dân tộc Nùng. Tục này đã có từ lâu. Ngày xưa núi rừng hoang vu, vì vậy dân bản thờ chó đá để nó canh thú dữ vào bản hại người.
“Thờ chó đá nó giữ nhà, nó mang lại may mắn cho mình. Vì xưa đất mạnh hơn mình nên mình thờ chó đá để gìm đất xuống, như thế mình mới được khỏe, được vui. Có chó đá mình yên tâm” - ông Nguyên nói.
Chó đá không những có nhiệm vụ trông coi nhà cửa mà còn có sức mạnh xua đuổi tà khí. Người Nùng cực kỳ coi trọng vị trí đặt con chó đá. Chủ nhà phải mời các ông thầy chuyên xem hướng nhà, chọn ngày tốt, am hiểu về địa hình, để quyết định mang linh vật về và đặt chúng ở đâu. Khi chọn được chỗ hợp lý, thầy cúng sẽ báo cáo với các thần linh ở trong vùng về con chó mới của gia chủ.
Bà Lương Thị Vìn, ở bản Khao B, xã Phúc Sen, bảo: “Muốn đặt chó đá thì tôi phải đến nhà thầy cúng để xem ngày tốt để tạc chó đá mang về nhà mình. Sau khi lựa chọn được ngày tốt thì thầy cúng sẽ đi tìm hòn đá phù hợp để tạc. Tùy vào năm sinh, hướng nhà của gia chủ mà thầy sẽ chọn trọng lượng bao nhiêu kg, tư thế nằm hay ngồi của chó đá”.
Những chó đá đặt trước cửa được tạc nặng khoảng chừng 5 – 7kg, cũng có thể to hơn, tạc theo tư thế ngồi hoặc đứng. Dáng chó đá được ưa thích nhất là thế phục mồi, sẵn sàng tư thế tấn công.
Tết Nguyên đán, ngày Rằm, mùng Một, gia chủ đều phải kính cẩn thắp hương, cúng thức ăn cho chó đá đến hết ngày lễ mới thôi. Đặc biệt, trước 30 Tết, phải tắm rửa, lau bụi cho chó đá, phải quét vôi trắng, tuyệt đối không có vết bụi bám lên. Vào tối 30 Tết, chủ nhà dán lên lưng con chó đá một tờ giấy màu đỏ giống như mặc áo để "ngài" cùng đón năm mới với gia đình.
Người dân địa phương quan niệm chó đá sẽ đem lại may mắn, vì vậy họ không bao giờ ăn thịt chó và luôn coi chó là con vật thiêng liêng nhất để tôn thờ.
Người Nùng coi chó đá là linh vật |
“Thờ chó đá nó giữ nhà, nó mang lại may mắn cho mình. Vì xưa đất mạnh hơn mình nên mình thờ chó đá để gìm đất xuống, như thế mình mới được khỏe, được vui. Có chó đá mình yên tâm” - ông Nguyên nói.
Chó đá không những có nhiệm vụ trông coi nhà cửa mà còn có sức mạnh xua đuổi tà khí. Người Nùng cực kỳ coi trọng vị trí đặt con chó đá. Chủ nhà phải mời các ông thầy chuyên xem hướng nhà, chọn ngày tốt, am hiểu về địa hình, để quyết định mang linh vật về và đặt chúng ở đâu. Khi chọn được chỗ hợp lý, thầy cúng sẽ báo cáo với các thần linh ở trong vùng về con chó mới của gia chủ.
Những tượng chó đá nặng khoảng 5 – 7kg, tạc theo tư thế ngồi hoặc đứng |
Bà Lương Thị Vìn, ở bản Khao B, xã Phúc Sen, bảo: “Muốn đặt chó đá thì tôi phải đến nhà thầy cúng để xem ngày tốt để tạc chó đá mang về nhà mình. Sau khi lựa chọn được ngày tốt thì thầy cúng sẽ đi tìm hòn đá phù hợp để tạc. Tùy vào năm sinh, hướng nhà của gia chủ mà thầy sẽ chọn trọng lượng bao nhiêu kg, tư thế nằm hay ngồi của chó đá”.
Những chó đá đặt trước cửa được tạc nặng khoảng chừng 5 – 7kg, cũng có thể to hơn, tạc theo tư thế ngồi hoặc đứng. Dáng chó đá được ưa thích nhất là thế phục mồi, sẵn sàng tư thế tấn công.
Tết Nguyên đán, ngày Rằm, mùng Một, gia chủ đều phải kính cẩn thắp hương, cúng thức ăn cho chó đá đến hết ngày lễ mới thôi. Đặc biệt, trước 30 Tết, phải tắm rửa, lau bụi cho chó đá, phải quét vôi trắng, tuyệt đối không có vết bụi bám lên. Vào tối 30 Tết, chủ nhà dán lên lưng con chó đá một tờ giấy màu đỏ giống như mặc áo để "ngài" cùng đón năm mới với gia đình.
Vào tối 30 Tết, chủ nhà sẽ dán lên lưng con chó đá một tờ giấy màu đỏ |
Theo vov4.vov.vn