Phụ nữ dân tộc Mông Trắng tại xã Quang Trung (huyện Hoà An, Cao Bằng) luôn giữ gìn nét đẹp trang phục truyền thống |
Theo bà Hoàng Thị Sảy, dân tộc Mông Trắng, xóm Đông Sằng, xã Quang Trung (huyện Hòa An, Cao Bằng), một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mông Trắng, gồm: khăn, áo, váy, tạp dề che váy, thắt lưng, xà cạp. Áo ngắn chỉ đến vùng thắt lưng. Nền là vải đen có may thêm những miếng vải hoa hoặc màu ở tay thành vòng. Hai thân áo đằng trước được thu lại ở vùng rốn, ngoài cuốn thắt lưng vải gọi là “xế”. Nẹp áo từ hai vai chạy dọc xuống chữ “V” gọi là “đìa xả”, rộng khoảng 2 cm được thêu thùa tỉ mỉ với các hoa văn, họa tiết đẹp mắt. Đằng sau vai có vuông vải gọi là “đe xả” được thêu công phu hoặc ghép bằng cách cắt nhỏ những mảnh vải với nhiều màu rồi khâu lại thành những vòng chữ “U” đều đặn trên “đe xả”.
Váy (tiếng Mông gọi là “tia”) là mảnh vải rộng màu trắng (chính là dấu hiệu phân biệt giữa ngành Mông Trắng với ngành Mông khác) đủ che từ bụng xuống đến lưng bắp chân. Mảnh vải được khâu thành nhiều nếp đều đặn vào cạp váy (dài vừa đủ vòng bụng), hai đầu có dải buộc. Khi váy giặt đem phơi sẽ mở xòe ra như quạt giấy. Sau khi mặc váy, người Mông Trắng buộc thêm 2 tạp dề (gọi là teblier) buông từ eo bụng xuống đằng trước và sau, ngắn hơn váy, khi bước váy đung đưa nhịp nhàng như múa. Khăn ô vuông nhỏ, mỗi ô khoảng 1 mm. Lúc còn sống, phụ nữ Mông có thể đội khăn nào cũng được, nhưng khi chết phải đội đúng khăn của ngành Mông mình. Một đầu khăn phải cuốn từ 4 - 5 sải tay mới đủ. Khi đội, gấp đôi theo chiều rộng, phần mép được gấp giấu vào phía trong, lúc này vành khăn chỉ còn rộng chừng 6 cm, sau đó cuộn xung quanh đầu. Xà cạp (gọi là “xông”), thường là miếng vải đen dài chừng 1 sải tay gấp lại dùng để cuốn quanh bắp chân, hai đầu miếng vải có hai dây buộc thêu hoa văn sặc sỡ.
Váy (tiếng Mông gọi là “tia”) là mảnh vải rộng màu trắng (chính là dấu hiệu phân biệt giữa ngành Mông Trắng với ngành Mông khác) đủ che từ bụng xuống đến lưng bắp chân. Mảnh vải được khâu thành nhiều nếp đều đặn vào cạp váy (dài vừa đủ vòng bụng), hai đầu có dải buộc. Khi váy giặt đem phơi sẽ mở xòe ra như quạt giấy. Sau khi mặc váy, người Mông Trắng buộc thêm 2 tạp dề (gọi là teblier) buông từ eo bụng xuống đằng trước và sau, ngắn hơn váy, khi bước váy đung đưa nhịp nhàng như múa. Khăn ô vuông nhỏ, mỗi ô khoảng 1 mm. Lúc còn sống, phụ nữ Mông có thể đội khăn nào cũng được, nhưng khi chết phải đội đúng khăn của ngành Mông mình. Một đầu khăn phải cuốn từ 4 - 5 sải tay mới đủ. Khi đội, gấp đôi theo chiều rộng, phần mép được gấp giấu vào phía trong, lúc này vành khăn chỉ còn rộng chừng 6 cm, sau đó cuộn xung quanh đầu. Xà cạp (gọi là “xông”), thường là miếng vải đen dài chừng 1 sải tay gấp lại dùng để cuốn quanh bắp chân, hai đầu miếng vải có hai dây buộc thêu hoa văn sặc sỡ.
Bà Hoàng Thị Sảy, xóm Đông Sằng, xã Quang Trung (huyện Hoà An, Cao Bằng) vẫn mặc trang phục truyền thống trong sinh hoạt hằng ngày. |
Ngay từ nhỏ khi đôi tay bắt đầu biết làm việc cũng là lúc các cô gái người Mông Trắng được bà, mẹ dạy thêu dệt. Học thêu có thể chỉ mất vài tháng nhưng để thêu được những mảnh thổ cẩm đẹp thì có thể mất cả đời, vậy nên, dù cả ngày vất vả trên nương nhưng khi có thời gian rảnh rỗi, những người phụ nữ lại miệt mài thêu thùa. Trong ngày con gái lấy chồng, dưới đáy hòm đồ tư trang của con gái, người mẹ cho vào bộ váy áo lanh do mẹ tự may. Như vậy, mới thấy người Mông Trắng ở Quang Trung gìn giữ, bảo tồn và cẩn trọng với bộ trang phục truyền thống như thế nào.
Hiện nay, người Mông Trắng ở Quang Trung vẫn sử dụng trang phục truyền thống, nhưng chỉ mặc chủ yếu trong các dịp lễ, Tết hay gia đình có việc, còn trong sinh hoạt hằng ngày chỉ còn những phụ nữ cao tuổi sử dụng. Nghề trồng lanh dệt vải không còn nhiều gia đình duy trì vì có rất nhiều loại vải may sẵn cũng gần giống như loại vải họ dệt, giá thành rẻ. Tuy vậy, với các hoa văn, họa tiết trên váy, áo..., người phụ nữ vẫn tự thực hiện hoàn toàn thủ công bằng đôi tay cần cù, khéo léo và kỹ thuật ghép vải độc đáo. Nên dù cùng là một bộ trang phục truyền thống nhưng sẽ có những nét khác nhau trong cách phối màu, kỹ thuật thêu... trang nhã, màu sắc hài hòa. Giá trị một bộ trang phục khoảng 2 - 4 triệu đồng; đối với những trang phục được may cắt thủ công cầu kỳ dùng để đi hội hoặc làm của hồi môn có giá trị từ vài triệu cho tới vài chục triệu đồng.
Mỗi bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mông Trắng ở đây chính là một tác phẩm nghệ thuật bởi sự cầu kỳ, công phu, tỉ mỉ trong từng hoa văn không chỉ đơn thuần thể hiện sự tinh tế, khiếu thẩm mỹ mà còn là nét tâm linh truyền thống của dân tộc Mông có từ xa xưa.
Hiện nay, người Mông Trắng ở Quang Trung vẫn sử dụng trang phục truyền thống, nhưng chỉ mặc chủ yếu trong các dịp lễ, Tết hay gia đình có việc, còn trong sinh hoạt hằng ngày chỉ còn những phụ nữ cao tuổi sử dụng. Nghề trồng lanh dệt vải không còn nhiều gia đình duy trì vì có rất nhiều loại vải may sẵn cũng gần giống như loại vải họ dệt, giá thành rẻ. Tuy vậy, với các hoa văn, họa tiết trên váy, áo..., người phụ nữ vẫn tự thực hiện hoàn toàn thủ công bằng đôi tay cần cù, khéo léo và kỹ thuật ghép vải độc đáo. Nên dù cùng là một bộ trang phục truyền thống nhưng sẽ có những nét khác nhau trong cách phối màu, kỹ thuật thêu... trang nhã, màu sắc hài hòa. Giá trị một bộ trang phục khoảng 2 - 4 triệu đồng; đối với những trang phục được may cắt thủ công cầu kỳ dùng để đi hội hoặc làm của hồi môn có giá trị từ vài triệu cho tới vài chục triệu đồng.
Mỗi bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mông Trắng ở đây chính là một tác phẩm nghệ thuật bởi sự cầu kỳ, công phu, tỉ mỉ trong từng hoa văn không chỉ đơn thuần thể hiện sự tinh tế, khiếu thẩm mỹ mà còn là nét tâm linh truyền thống của dân tộc Mông có từ xa xưa.
Theo baocaobang.vn
báo Cao bằng