Đối với người Chăm khi cất ngôi nhà mới thì việc dựng cột rất quan trọng. |
Đến nhà, được sự đồng ý của gia chủ, ông I mầm cùng nhóm thanh niên bắt đầu dựng cột nhà. Nhóm thanh niên chia thành hai nhóm kéo dây, ông I mầm vịn cột và tất cả cùng đọc Salawat Nabi MohamMach vừa đọc vừa kéo dây dựng cột thẳng lên với ý nghĩa cầu xin thánh Ala ban những điều tốt đẹp đến gia đình gia chủ. Khi tất cả mọi người Salawat Nabi MohamMach xong, ông I mầm cùng tất cả mọi người ngồi xuống và cầu nguyện chúc gia chủ bình an, hạnh phúc.
Lễ dựng cột nhà. |
Sau khi cầu nguyện xong, gia chủ mời mọi người cùng dùng những món bánh đặc trưng của dân tộc trong ngày dựng cột như bánh tét, sakigia với ý nghĩa là sự gắn kết bền vững và sung túc bền lâu. Xong nghi thức dựng cột nhà, gia chủ giao phần còn lại cho thợ xây hoàn chỉnh ngôi nhà của mình.
Nghi thức đọc kinh Sholawat Nabi MohaMach với ý nghĩa cầu mong sự tốt đẹp, an lành đến với gia chủ. |
Nhà của người Chăm có kết cấu hình chữ I với cây đòn vông vát theo trục Đông - Tây, hầu hết nhà đều có sàn cao để chống lũ. Sàn được nâng cao bằng hệ thống cột gỗ nguyên cây chủ yếu là các loại cây danh mộc.
Điều thú vị là mặt tiền nhà nào cũng có một cái thang bằng gỗ ý như rước khách lên nhà trên. Hai cửa cái ra vào hơi thấp so với đầu người hàm chứa ý nghĩa người ra vào nhà là phải cúi thấp để tỏ rõ sự tôn trọng chủ nhà. Bên trong ngôi nhà của đồng bào Chăm hầu như không có bàn ghế. Khi khách đến nhà thì chủ nhà thường trải chiếu hoặc tấm thảm để đón khách.
Nhà đồng bào Chăm đều có thang bằng gỗ trước cửa để rước khách lên nhà trên. |
Người Chăm vốn rất thân thiện, hiếu khách thích kết giao nên thường mở cửa sổ để bên này có thể trò chuyện được với nhà bên kia tạo cảm giác đoàn kết thân thuộc. Tuy nhiên khách đến nhà nhất là nam giới phải đặc biệt lưu ý tránh tự động vượt qua khung cửa ngăn cách.
Lễ Kuột san của đồng bào Chăm (An Giang). |
Điều đặc biệt, là sau khi làm nhà xong, đồng bào Chăm thường tiến tiến hành làm lễ mừng nhà mới (Lễ tạ ơn Kuột san) . Buổi lễ thường được tổ chức vào đầu giờ chiều tầm từ 13 giờ đến 14 giờ . Đây cũng là thời gian thuận tiện nhất của tất cả mọi người.
Nghi lễ đọc kinh tại ngôi nhà mới. |
Trong nhà gia chủ trang trí dọn dẹp thật đẹp và chuẩn bị một cái lò bếp, một hủ gạo, một hủ muối và một lu nước để gần cột nhà với ý nghĩa trong bếp nhà luôn luôn lúc nào cũng đầy đủ gạo, muối, nước. Đúng giờ, khi tất cả mọi nguồi đến thánh đường hành lễ xong (nam đến thánh đường cầu nguyện, nữ cầu nguyện ở nhà).
Sau nghi thức lễ tạ ơn, những món bánh truyền thống rất đặc biệt, chỉ sử dụng trong những ngày lễ như: bánh Hapum, Hakalim, bánh Bakigah… được mang ra mời khách. |
Đến mừng tân gia (thường đàn bà, phụ nữ đến trước, nam phụ lão thanh niên đến sau) mọi người trong làng hay đem đến những lễ vật mừng tân gia như sữa, hột vịt, bột, đường và những vật dụng cho gia đình với ý nghĩa tình làng nghĩa xóm đoàn kết chung vui ăn mừng.
Biểu diễn dân ca, dân vũ mừng nhà mới. |
Gia chủ nhận lễ vật và sắp xếp chỗ ngồi cho mọi người. Nam thì ngồi căn nhà trước, phụ nữ thì ngồi căn sau (vì theo phong tục của đồng bào dân tộc Chăm thì nam nữ không được ngồi chung chiếc chiếu trừ khi đó là vợ chồng). Khi mọi người đã ổn định xong, ông I mầm và tất cả mọi người đứng lên đọc kinh cầu nguyện cho gia chủ làm ăn phát đạt, gia đình bình an. Cầu nguyện xong, gia chủ mời tất cả mọi người dùng tiệc chung vui với gia đình.