Ngăn ngừa và phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Ngăn ngừa và phòng chống dịch tả lợn Châu Phi
Cần tiêm phòng đầy đủ để đàn lợn có sức đề kháng chống bệnh. Ảnh: Phước Ngọc
Cần tiêm phòng đầy đủ để đàn lợn có sức đề kháng chống bệnh. 
Ảnh: Phước Ngọc

Nguồn bệnh

- Những con lợn khác đã nhiễm bệnh được vận chuyển hoặc ghép đàn.

- Ăn phải những đồ ăn, rác nhiễm virus hoặc rác thải nhà bếp.

- Vật liệu nhiễm bẩn/quần áo/giày dép.

Người thực hiện khử trùng tiêu độc phải sử dụng bảo hộ lao động phù hợp, hóa chất sát trùng ít độc hại đối với người, vật nuôi. Ảnh: Văn Tý
Người thực hiện khử trùng tiêu độc phải sử dụng bảo hộ lao động phù hợp, hóa chất sát trùng ít độc hại đối với người, vật nuôi. Ảnh: Văn Tý
Một số dấu hiệu khi nhiễm bệnh

- Lợn sốt cao, nôn, tiêu chảy, không đứng vững.

- Lợn khó thở, ho, da xanh xung quanh vùng mõm hoặc tai.

- Khi đang mang thai dễ sảy thai và ốm yếu dần.

Môi trường xung quanh khu chăn nuôi cũng cần được khử trùng để ngăn chặn nguồn bệnh từ bên ngoài. Ảnh: Thế Duyệt
Môi trường xung quanh khu chăn nuôi cũng cần được khử trùng để ngăn chặn nguồn bệnh từ bên ngoài. Ảnh: Thế Duyệt
Khi thấy lợn có những dấu hiệu trên hoặc nghi ngờ nhiễm vi rút dịch tả lợn châu Phi, người chăn nuôi cần

- Không vận chuyển đàn lợn nhiễm bệnh ra khỏi trang trại và liên hệ ngay với nhân viên y tế.

- Thay trang phục, giày trước khi ra khỏi chuồng.

- Thức ăn cho lợn phải được mua ở những nguồn uy tín, có nguồn gốc.

- Tránh để lợn tiếp xúc với lợn hoang dã hoặc đàn lợn khác. Không nuôi ở chuồng ngoài trời trong những vùng bị nghi ảnh hưởng.

- Không mang, vận chuyển các loại thịt lợn muối hay xông khói từ vùng khác đến.

- Không vứt xác lợn chết nghi nhiễm bệnh vào rừng/khu vực tự nhiên.

Khi lợn chết do bệnh tả châu Phi cần báo ngay cho nhân viên y tế để xử lý đúng cách, tránh lây nhiễm ra môi trường. Ảnh: Thế Duyệt
Khi lợn chết do bệnh tả châu Phi cần báo ngay cho nhân viên y tế để xử lý đúng cách, tránh lây nhiễm ra môi trường. Ảnh: Thế Duyệt 
Phương  Phương

Có thể bạn quan tâm