Dù nửa cuối tháng 3/2025 đã xuất hiện mưa trái mùa rải rác tại thành phố Kon Tum và một số huyện, song Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vẫn yêu cầu sở, ngành liên quan và các địa phương chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước mùa khô năm 2025.
Trước tình trạng sốt phát ban diễn biến phức tạp ở xã Trà Leng, huyện miền núi Nam Trà My, đại diện lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với lực lượng y tế huyện phun hóa chất vệ sinh môi trường, khuyến cáo người dân hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đẩy mạnh diệt muỗi và hạn chế tiếp cận các động vật truyền bệnh…
Để đảm bảo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi và tập trung tăng cường tối đa các biện pháp phòng, chống, kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và cuộc sống của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bắc Kạn mới ban hành văn bản số 4899/UBND-NNTNMT gửi hỏa tốc tới các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh và UBND các huyện, thành phố.
Thời điểm mùa mưa, gia súc, gia cầm rất nhạy cảm với dịch bệnh, đây cũng là thời điểm nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh trên diện rộng. Do đó, công tác quản lý, giám sát và phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi đang được ngành chức năng và người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện chặt chẽ.
Để chủ động ngăn chặn nguy cơ gia tăng số người phải điều trị dự phòng bệnh dại, giảm số ca tử vong do bệnh dại trên địa bàn, UBND tỉnh Bắc Giang đã có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên người.
Ông Đỗ Văn Hùng, Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị cho biết, sáng 10/4, Đoàn công tác của tỉnh Quảng Trị đã sang tỉnh Salavan (Lào) để hỗ trợ, nắm bắt thông tin, đồng thời phối hợp với địa phương có các ca mắc bệnh than triển khai công tác phòng, chống dịch xuyên biên giới.
Thời gian qua, tại tỉnh Đắk Lắk, tình trạng học sinh (chủ yếu là các trường trung học cơ sở) tự chế tạo pháo diễn biến hết sức phức tạp, trực tiếp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân, gây phức tạp về tình hình an ninh trật tự, trong đó có trường hợp tử vong hoặc bị thương tật suốt đời.
Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 - 2023 sẽ được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức vào lúc 20 giờ 10 ngày 5/11 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội). Đây là một trong những sự kiện đầy ý nghĩa nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2023).
Đến trưa 18/9, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có hơn 140 cán bộ, giáo viên và hơn 6.200 trẻ em, học sinh, sinh viên ở các cấp học bị đau mắt đỏ (viêm kết mạc). Sở Y tế và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh vừa có công văn yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học trên địa bàn thực hiện ngay công tác tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh này.
Thời gian gần đây, tại tỉnh Đắk Lắk các loại bệnh truyền nhiễm có chiều hướng gia tăng, số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng... liên tục tăng cao. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, có dấu hiệu cảnh báo; trong đó đã có trường hợp tử vong.
Những ngày qua, rét hại tràn về đã ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của đàn gia súc, gia cầm của tỉnh Yên Bái. Để bảo vệ đàn vật nuôi, tỉnh Yên Bái đã thành lập 3 đoàn kiểm tra tại các huyện vùng cao để chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chức năng và hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp chóng đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc.
Ngày 30/5, tại thành phố Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”.
Trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài nhiều ngày trên địa bàn, chính quyền và người dân tỉnh Cao Bằng đã tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống rét, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho đàn gia súc.
Hiện tình hình dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bạch hầu, viêm não nhật bản, sốt xuất huyết… trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn biến phức tạp. Đặc biệt, đây là thời điểm học sinh bắt đầu năm học mới, đòi hỏi ngành giáo dục và các đơn vị liên quan phải chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tạo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
Từ đầu tháng 8/2020 đến nay, tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ghi nhận 25 ca bệnh sốt xuất huyết Dengue. Trước tình hình đó, tỉnh Sơn La đang khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống, không để bệnh sốt xuất huyết lây lan.
Phú Yên là địa phương giáp ranh với các tỉnh Tây Nguyên. Trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu ở các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Nông, Đắk Lắk, Kom Tum, Gia Lai, ngành y tế địa phương đã chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu tại khu vực Tây Nguyên, ngành y tế Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp để chủ động phòng, chống bệnh bạch hầu có thể bùng phát và lây lan ra cộng đồng.
Chiều 28/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Y tế tới kiểm tra công tác phòng chống dịch bạch hầu tại xã Quang Hoà, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
Yên Bái là tỉnh miền núi có địa hình chia cắt mạnh, núi cao, sườn dốc, hệ thống sông ngòi dày đặc nên tình hình thiên tai diễn ra rất phức tạp và bất thường; vào mùa mưa thường xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét gây thiệt hại lớn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết trong nửa đầu năm 2020, tỉnh Yên Bái tiếp tục chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai trong mùa mưa bão sắp tới.
Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đang siết chặt các biện pháp nhằm phòng, chống sốt xuất huyết, phát hiện và xử lý ngay các ổ bệnh kết hợp với đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân chung tay phòng, chống sốt xuất huyết, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Ngày 6/4, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương và đoàn công tác Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đến thăm, kiểm tra và tặng quà các chốt chặn kiểm soát dịch COVID-19 của các đồn biên phòng trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào.
Nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp, ứng phó có hiệu quả trước tình trạng hạn hán xâm mặn gây hậu quả nghiêm trọng tại các địa phương vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau, ngày 2/3, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, UBND và các sở, ngành có liên quan tiến hành kiểm tra thực tế tại huyện Trần Văn Thời.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường các biện pháp, chủ động phòng, chống dịch cúm A (H5N1) trên gia cầm và ở người.
Tại tỉnh Ninh Thuận, mặc dù sốt xuất huyết trong tháng 8/2019 đã giảm nhưng từ đầu tháng 9 đến nay lại gia tăng trở lại, có xu hướng lan rộng đến các xã, phường ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.
Ngày 12/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về chuẩn bị triển khai phòng, chống xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020.
Ông Lê Văn Thi, Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn quản lý thủy nông Điện Biên cho biết: Để bảo vệ và đảm bảo công tác phòng, chống lụt bão cho 12 hồ, đập chứa nước và công trình đại thủy nông Nậm Rốm, từ tháng 4/2019, Công ty đã lập phương án phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai cho các công trình này.
Ngày 20/6, thông tin từ Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra 2 vụ sạt lở làm một căn nhà bị sụp xuống sông và một trụ điện trung thế bị đe dọa.