Tại tỉnh Cao Bằng, bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, một số địa phương ghi nhận số ca mắc cao, đã có một trường hợp tử vong do sởi. Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, ngành Y tế Cao Bằng chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế về phòng, chống dịch, đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.
Thời gian gần đây, tình hình bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Lai Châu diễn biến phức tạp với số ca mắc gia tăng. Để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, ngành Y tế tỉnh triển khai nhiều giải pháp tăng cường phòng, chống, không để dịch bệnh lan rộng trong cộng đồng.
Đắk Lắk là một trong những địa phương có số ca mắc bệnh dại trên chó, mèo đứng thứ ba cả nước. Trước tình hình trên, chiều 20/3, UBND tỉnh đã tổ chức cuộc họp triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại.
Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt qua bàn tay nhiễm khuẩn hoặc dùng chung đồ dùng, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh. Đau mắt đỏ thường xảy ra ở địa bàn lũ lụt, ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sinh hoạt.
Từ đầu tháng 7 đến nay, Bệnh viện Mắt Huế (Thừa Thiên - Huế) ghi nhận 517 ca bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp). Sở Y tế tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.
Ngày 16/6, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (Sở Y tế tỉnh Bình Phước) Phạm Hoàng Xuân cho biết, tính đến ngày 16/6, toàn tỉnh đã ghi nhận hơn 700 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm đã ghi nhận 1 trường hợp tại huyện Bù Đăng tử vong (cùng kỳ năm 2022, cả tỉnh không có ca tử vong).
Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, rất dễ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Vì vậy, người chăn nuôi cần tăng cường chăm sóc gia súc, gia cầm để tăng khả năng chống chịu trước tác động bất lợi từ thời tiết.
Tính từ đầu năm đến ngày 12/9/2022, tổng số ca nhiễm Adenovirus ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương là 412, nhiều hơn cả năm 2021 và tăng hơn 44,1% so với cùng kỳ, trong đó có 6 ca bệnh tử vong. Hiện tại ở nước ta chưa có vaccine phòng Adenovirus, vì vậy, cách tốt nhất là phát hiện sớm, cảnh giác với các yếu tố lâm sàng, yếu tố dịch tễ để không bỏ lỡ xét nghiệm; đồng thời tuân thủ các biện pháp dự phòng.
Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), tính đến tối 3/8, toàn cầu có 25.391 ca mắc đậu mùa khỉ, trong đó có ít nhất 10 ca tử vong. Hiện tại, 83 quốc gia phát hiện có dịch, đặc biệt Mỹ đứng đầu với hơn 6.000 ca. Số ca mắc đậu mùa khỉ đang tăng theo con số vài nghìn ca mỗi ngày khiến nhiều nước, trong đó có Việt Nam phải tăng cường các biện pháp kiểm soát, phòng, chống.
Ngày 23/7, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu do tốc độ lây truyền nhanh, nguy cơ về sự lan rộng hơn nữa tới các quốc gia khác.
Trước tình hình thời tiết thay đổi thất thường, một số bệnh liên quan đến đường hô hấp đang diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân nhất là trẻ em và người già do sức đề kháng kém. Chính vì vậy, cùng với công tác phòng, chống dịch COVID-19, ngành Y tế Lai Châu đang chủ động tăng cường các biện pháp phòng bệnh vào thời điểm giao mùa.
Bộ Y tế đã phát động cuộc thi “Check-in lan toả lá chắn kép” dành cho các cán bộ ngành y nhằm lan tỏa hiệu quả đến cộng đồng với khuyến cáo: Hãy luôn trong tâm thế chủ động phòng bệnh và duy trì “5K+Vaccine”. Cuộc thi diễn ra từ ngày 28/10 đến hết ngày 11/11.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết: Tính từ 18 giờ ngày 30/5 đến 6 giờ ngày 31/5, nước ta ghi nhận thêm 61 ca mắc COVID-19 trong nước (từ bệnh nhân 7108 đến 6168). Trong đó, riêng tại Bắc Giang là 43 ca, Hà Nội 15 ca và Lạng Sơn 3 ca.
Mùa hè là thời điểm dễ bùng phát các dịch bệnh liên quan đến lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và các bệnh do muỗi gây ra. Do đó, cùng với việc tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, cần tăng cường phòng chống các dịch bệnh mùa hè như chân tay miệng, sốt xuất huyết... để tránh nguy cơ “dịch chồng dịch” gây ra những hệ lụy khó lường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức tiêm phòng khẩn phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò.
Thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết: Tính đến 6 giờ ngày 17/2, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 1.412 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước. Số ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 719 ca.
Hiện nay, tại nhiều địa phương của tỉnh Hà Tĩnh, dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng lây lan. Đặc biệt, sau đợt mưa, lũ vừa qua, môi trường ô nhiễm nặng càng dễ cho dịch, bệnh bùng phát. Chính quyền các địa phương đang tập trung các biện pháp khống chế, ngăn chặn, không cho dịch lây lan trên diện rộng.
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tính từ 18 giờ ngày 25/10 đến 6 giờ ngày 26/10, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc COVID-19. Đến nay, nước ta ghi nhận tổng cộng 1.168 trường hợp mắc COVID-19.
Bộ Y tế cho biết, trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải... theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ là sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ...
Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2020 đến nay, giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019 và chưa ghi nhận trường hợp tử vong, nhưng trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trên địa bàn, ngành Y tế Bình Thuận triển khai đồng bộ các biện pháp để hạn chế bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh.
Để đáp ứng công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái “bình thường mới”, đảm bảo chung sống an toàn với dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu kép, Bộ Y tế xây dựng và ban hành cuốn “Sổ tay hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới”.
Ngày 28/8, lãnh đạo Sở Y tế Đắk Nông cho biết, toàn bộ 37 bệnh nhân tại tỉnh dương tính với vi khuẩn bạch hầu đều đã hồi phục sức khỏe và được xuất viện. Tính đến ngày 28/8, tỉnh Đắk Nông có 27 ngày không ghi nhận ca bệnh mới dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Chiều 24/6, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong tháng 6/2020 đã ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại xã Đắk Sor, huyện Krông Nô, 8 trường hợp mắc tại xã Quảng Hòa và xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, trong đó có một trường hợp tử vong tại xã Quảng Hòa. Khu vực này có tỷ lệ tiêm chủng thấp 48-52%. Các trường hợp mắc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu.
Giai đoạn chuyển mùa, các loài cá nuôi thường dễ mắc một số bệnh như đốm đỏ, xuất huyết do vi rút, nấm, trùng mỏ neo… Để hạn chế tối đa thiệt hại, bà con cần chú ý một số vấn đề sau
Ngày 13/3, trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, học sinh khắp nơi trên cả nước phải nghỉ học dài ngày, Bộ Y tế đã có hướng dẫn học sinh những việc cần làm tại nhà hàng ngày để phòng tránh dịch bệnh.
Ngày 12/3, Bộ Y tế ra hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh tại chung cư với 3 nội dung: Hướng dẫn đối với người dân; hướng dẫn đối với ban quản lý/ban quản trị/ban đại diện; hướng dẫn đối với người quản lý khu nhà/chung cư cho thuê, người cho thuê căn hộ chung cư.
Chiều 22/2, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã họp báo công bố tình hình khống chế dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cũng như công bố thành công bước đầu trong quá trình thử nghiệm vaccine phòng bệnh này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra khuyến cáo các địa phương, nông hộ, cơ sở chăn nuôi... một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh trong thời gian tới, đặc biệt là những tháng cuối năm, ngày 11/6 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức “Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019”.