Ngày 19/12, thông tin với báo chí, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Pù Mát (huyện Con Cuông, Nghệ An) cho biết: Liên quan đến 21 cá thể lợn rừng chết trong Vườn quốc gia Pù Mát mà lực lượng kiểm lâm phát hiện vào các đợt tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng trong tháng 11 vừa qua, cơ quan chuyên môn đã xác định nguyên nhân là do lợn rừng lây nhiễm dịch tả lợn châu Phi.
Kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng V (Cục Thú y) về mẫu lợn bệnh được lấy tại hộ dân làng Mun (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh) cho thấy đàn lợn dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi.
Ngày 6/11, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 14/CT-TTg yêu cầu tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi có chiều hướng bùng phát, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam đã ban hành Chỉ thị yêu cầu các Sở, ban, ngành và chính quyền các huyện, thành phố trong tỉnh tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi, quyết không để dịch bệnh bùng phát và lan rộng.
Để đảm bảo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi và tập trung tăng cường tối đa các biện pháp phòng, chống, kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và cuộc sống của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Bắc Kạn mới ban hành văn bản số 4899/UBND-NNTNMT gửi hỏa tốc tới các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh và UBND các huyện, thành phố.
Dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát mạnh và đang có chiều hướng lan rộng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Chính quyền, cơ quan chức năng địa phương đã thực hiện đồng bộ các biện pháp cấp bách để ngăn chặn dịch bệnh này, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi...
Nhiều địa phương trên cả nước đang triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi, dịch gia cầm cũng như các loại dịch bệnh khác trên động vật lây lan diện rộng.
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát và lan rộng tại tất cả 11/11 huyện, thành phố ở tỉnh Lạng Sơn. Chính quyền địa phương nhiều nơi đã công bố dịch, thực hiện đồng bộ các biện pháp bao vây dập dịch. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, cơ quan, đơn vị liên quan triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh; xử lý nghiêm những trường hợp giấu dịch, bán chạy lợn bệnh...
Từ đầu năm 2024 đến nay, dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng bùng phát, lan rộng tại tỉnh Lạng Sơn. Ngành chức năng địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ đàn lợn trên địa bàn...
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Đức cho hay, theo lũy kế từ ngày 14/5 - 0/6, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 182 hộ/48 thôn, khu/19 xã, phường/6 huyện, thị xã, thành phố (Móng Cái, Quảng Yên, Hải Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Uông Bí) của tỉnh Quảng Ninh. Tổng số lợn chết, hủy là 1.132 con, trọng lượng 55.817,9 kg.
Ngày 11/6, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Đức cho hay, theo lũy kế từ ngày 14/5 - 9/6 bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 182 hộ/48 thôn, khu/19 xã, phường/06 huyện, thị xã, thành phố (Móng Cái, Quảng Yên, Hải Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Uông Bí) của tỉnh Quảng Ninh.
Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp ở một số địa phương, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn và Bắc Kạn về tăng cường công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Từ đầu năm đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi liên tục xảy ra tại nhiều thôn, bản của 9 xã thuộc 5 huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Chính quyền các địa phương, các ngành chức năng của tỉnh đang nỗ lực kiểm soát, khoanh vùng dập dịch, tuyên truyền kiến thức phòng chống dịch… nhằm giảm bớt thiệt hại cho người dân.
Sau thị xã Quảng Yên, đến nay huyện Hải Hà (tỉnh Quảng Ninh) đã có 4 xã xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Đáng nói trong giai đoạn hiện nay có nguy cơ cao để dịch lây lan.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, toàn tỉnh đã ghi nhận 3 địa phương tái phát dịch tả lợn châu Phi là xã Phúc Yên (huyện Lâm Bình), xã Minh Hương (huyện Hàm Yên), xã Thượng Nông (huyện Na Hang). Số lượng lợn mắc bệnh là 122 con của 18 hộ chăn nuôi, tổng trọng lượng hơn 4 tấn. Toàn bộ lợn mắc bệnh đã được đưa đi tiêu hủy theo đúng quy định về phòng, chống dịch bệnh.
Chiều ngày 13/5, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Kạn Đỗ Xuân Việt cho biết, từ đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, đến tháng 4, dịch bùng phát ở nhiều huyện. Đến nay, toàn tỉnh Bắc Kạn có 358 hộ dân chăn nuôi trong 108 thôn của 38 xã ở 7 huyện, thành phố xảy ra dịch tả lợn châu Phi, với số lợn bệnh tiêu hủy gần 1.400 con, tổng trọng lượng gần 54 tấn. Duy chỉ còn huyện Pác Nặm chưa xuất hiện bệnh dịch này.
Dịch tả lợn châu Phi vừa tái phát trên địa bàn huyện Châu Thành (tỉnh Trà Vinh), tại một hộ chăn nuôi ở ấp Phú Thọ, xã Thanh Mỹ trên tổng đàn 181 con lợn (khoảng 40 kg).
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum, từ cuối năm 2023, trên địa bàn tỉnh liên tục xuất hiện các ổ dịch tại thành phố Kon Tum và huyện Đăk Glei. Vì vậy, ngành chăn nuôi và thú y tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp để phòng, chống dịch, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Ngày 12/1, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị Nguyễn Phú Quốc cho biết, dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn tỉnh đã được khống chế.
Chỉ trong vòng hơn một tuần, từ 27/11 đến 5/12, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã phát hiện và tiêu huỷ gần 300 con lợn chết do dịch tả lợn châu Phi tại thành phố Kon Tum và huyện Đăk Glei. Ngành nông nghiệp địa phương đang triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch nhất là thời điểm cuối năm đang đến gần.
Không bùng phát thành đại dịch như khi mới xuất hiện nhưng thời gian qua, dịch tả lợn châu Phi vẫn âm ỉ xảy ra tại nhiều địa phương của Lào Cai. Đặc biệt, từ tháng 8/2023 đến nay, dịch bệnh có chiều hướng gia tăng ở những nơi có tổng đàn lợn lớn.
Ngày 20/11, ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Tĩnh cho biết, trên địa bàn các huyện Cẩm Xuyên, Nghi Xuân và Đức Thọ đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh phối hợp với chính quyền các địa phương triển khai các giải pháp đồng bộ ngăn chặn dịch lây lan diện rộng.
Ngày 16/11, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 1097/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
Trước tình hình dịch bệnh gia súc,gia cầm đang phát sinh và lây lan trong khu vực, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi đã tái phát tại 6 xã trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan trên địa bàn, đảm bảo cho đàn gia súc, gia cẩm của tỉnh phát triển ổn định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Hiện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ghi nhận một ổ dịch, chính vì vậy việc phòng, chống dịch tả lợn châu Phi đang được các cơ quan chức năng liên quan cũng như người chăn nuôi rốt ráo triển khai, đặc biệt đây lại là thời điểm người chăn nuôi đang tái đàn cho vụ Tết.
Dịch tả lợn châu Phi vừa tái phát trên địa bàn tỉnh, xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi lợn ở xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, với tổng đàn 58 con. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Lê Văn Đông cho biết, ngay sau khi phát hiện đàn lợn dương tính với virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh) đã tiến hành tiêu huỷ 58 con lợn với tổng trọng lượng trên 2 tấn. Đồng thời thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi để tiêu diệt mầm bệnh theo quy định.
Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi tái xuất hiện và có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, chính quyền các cấp cùng cơ quan chuyên môn của tỉnh đã và đang tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.