Xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân là một chủ trương, mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta. Toàn bộ hệ thống chính trị, các ngành, các cấp và mọi tầng lớp nhân dân đều đặc biệt quan tâm và tập trung thực hiện nhiệm vụ này với định hướng đặt ra là phải phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về giảm nghèo. Năm 2024, Việt Nam tiếp tục có những kết quả tích cực trong công cuộc giảm nghèo.
Tại Sóc Trăng, nguồn vốn chính sách đang là “bệ đỡ” để hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc Khmer phát triển kinh tế, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh từ 2,54% xuống còn 1,32%.
Tỉnh Sóc Trăng có 35,44% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,19%, dân tộc Hoa chiếm 5,22%. Những người có uy tín trong các dân tộc đã gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tham gia thực hiện tốt các phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở Sóc Trăng.
Những năm qua, với quan điểm “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Mỗi người dân Long An đều được hưởng thành quả tăng trưởng”, tỉnh đã và đang tập trung cân đối nguồn lực cùng với vận động xã hội hóa để chăm lo tốt nhất đời sống cho nhân dân, trong đó có chính sách về nhà ở.
Năm 2024, tỉnh Tiền Giang nỗ lực đẩy nhanh các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, mở mang ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập với sự tham gia của các ngành, các cấp trên tinh thần chung tay vì người nghèo, giảm nghèo bền vững “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Tại Sóc Trăng, tỉnh có trên 1,2 triệu dân, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số toàn tỉnh, cuộc sống của người dân ở nhiều nơi còn khó khăn, nhất là khu vực nông thôn. Song, nhờ các giải pháp đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về giảm nghèo, xây dựng những mô hình giảm nghèo hiệu quả mà đến cuối năm 2024, hàng nghìn hộ dân thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 1,34% dân số.
Những năm qua, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, các cấp, các ngành, địa phương của tỉnh Kon Tum đã chung sức, đồng lòng, cùng nhau hỗ trợ, giúp đỡ các hộ nghèo về cả vật chất lẫn tinh thần, để họ có động lực vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, đến cuối năm 2024, toàn tỉnh chỉ còn hơn 6.500 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,31% tổng dân số toàn tỉnh.
Tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo, góp phần quan trọng cải thiện đời sống người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, trước những khó khăn, thách thức còn tồn tại, tỉnh đang tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ để hướng tới mục tiêu giảm nghèo hiệu quả và bền vững hơn trong thời gian tới.
Nhằm tiếp tục thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Bình đang tập trung triển khai nhiều biện pháp, cách làm linh hoạt để huy động hiệu quả các nguồn lực nhằm “chung tay” hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tỉnh phấn đấu đến tháng 9/2025 hoàn thành mục tiêu xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại tỉnh.
Xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng, xuyên suốt, thời gian qua, Thừa Thiên - Huế triển khai nhiều chương trình, phong trào nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ này, trong đó có phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”. Sau hơn 2 năm triển khai, phong trào đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên toàn tỉnh; giúp Thừa Thiên - Huế tiến gần hơn với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Thị xã Vĩnh Châu có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó hơn 52% là người Khmer và 17% người Hoa. Thị xã có vùng biên giới biển, là địa bàn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn khá cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, thị xã luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm chỉ đạo, đầu tư, hỗ trợ rất lớn thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi… nhờ đó cuộc sống của người dân nơi đây đang không ngừng phát triển.
Nhờ các chính sách giảm nghèo đồng bộ và đa dạng, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị nên công tác giảm nghèo của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đạt được nhiều kết quả toàn diện, bền vững. Tính đến nay, tỉnh không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều theo chuẩn quốc gia.
Đào tạo nghề gắn với hỗ trợ chi phí, tìm kiếm thị trường để tăng nhanh lao động làm việc ở nước ngoài theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được xác định là “kênh” giảm nghèo bền vững các huyện miền núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam.
Một trong những mục tiêu mà tỉnh Ninh Thuận đặt ra đến cuối năm 2024 là phấn đấu giải ngân hết 100% nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Để đạt kết quả trên, tỉnh đang quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc có liên quan; qua đó đẩy nhanh tiến độ triển khai nguồn vốn được giao để thực hiện các tiểu dự án thuộc chương trình.
Những năm qua, cùng với sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương và sự nỗ lực vươn lên của người dân, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đạt nhiều kết quả tích cực, gia tăng tính bền vững. Bắc Giang ngày càng khẳng định mục tiêu “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” bằng những cách làm linh hoạt, sáng tạo, phù hợp.
Tại các địa bàn miền núi tỉnh Thanh Hoá, việc người dân mạnh dạn chuyển đổi trồng cây dược liệu đang góp phần đang tạo ra hướng đi mới, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa để nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Qua 10 năm triển khai thực hiện, Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 20/11/2014 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội" đã đi vào cuộc sống. Bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, với mục tiêu thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bến Tre luôn nỗ lực, bền bỉ, thực hiện tốt sứ mệnh "Ngân hàng vì người nghèo" đưa tín dụng chính sách đến gần hơn với người dân, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, đẩy lùi đói – nghèo.
Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã mang lại hiệu quả thiết thực. Người dân được trao sinh kế, có cơ hội việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống để giảm nghèo bền vững.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên đã tích cực triển khai các mô hình phát triển sản xuất hiệu quả, trong đó chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở ổn định đã giúp người nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững.
Giảm nghèo là mục tiêu kiên định của Đảng, Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện các chiến lược phát triển đất nước. Thực tế cũng cho thấy, bằng những biện pháp quyết liệt, đồng bộ và sự vào cuộc trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương xuống địa phương, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển con người, nổi bật là công cuộc giảm nghèo và giảm nghèo bền vững được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Năm 2024, tỉnh Trà Vinh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với tổng nguồn vốn hơn 73 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương hơn 64 tỷ đồng, ngân sách tỉnh đối ứng số tiền còn lại.
Theo báo cáo của Chính phủ, giai đoạn 2021-2025, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Cơ quan chủ quản Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổng hợp đề xuất phân bổ vốn gửi các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phân bổ 48.000 tỷ đồng nguồn ngân sách trung ương (vốn đầu tư phát triển 20.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 28.000 tỷ đồng) để thực hiện Chương trình. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê duyệt phân bổ 20.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển; phân bổ vốn đầu tư phát triển và sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương các năm 2021, 2022, 2023.
Năm 2024, tỉnh Quảng Trị dành trên 368 tỷ đồng để thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Trà Vinh, năm 2024, tỉnh huy động tối đa các nguồn lực xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; tiếp tục tập trung đồng bộ các giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Tỉnh quan tâm hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần hoàn thành các mục tiêu về giảm nghèo của tỉnh.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, từ đầu năm đến đầu tháng 12/2023, Trà Vinh đã giải ngân hơn 15,4 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện các dự án, tiểu dự án cải thiện đời sống cho người nghèo trong tỉnh.
Trong thời gian qua, phong trào thi đua “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã tích cực khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, dám nghĩ, dám làm, vượt mọi khó khăn để vươn lên làm giàu chính đáng trong mỗi gia đình nông dân vùng cao Lào Cai...
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 năm 2021-2025, tỉnh Quảng Ngãi đã dành nhiều nguồn lực đầu tư, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần đưa khu vực này giảm nghèo nhanh, bền vững.
Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng các sở ban ngành tổ chức thực hiện với nhiều chương trình như: chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, đào tạo nghề, khuyến nông, chuyển giao và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, xây dựng mô hình, dự án phát triển cây con chủ lực theo tiêu chuẩn VietGap… đã mang lại những hiệu quả tích cực.
Sáng 17/11, tại thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai), Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2025.