Chương trình mục tiêu Quốc gia giúp vùng núi Quảng Ngãi giảm nghèo nhanh, bền vững

Chương trình mục tiêu Quốc gia giúp vùng núi Quảng Ngãi giảm nghèo nhanh, bền vững

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 năm 2021-2025, tỉnh Quảng Ngãi đã dành nhiều nguồn lực đầu tư, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần đưa khu vực này giảm nghèo nhanh, bền vững.

Đời sống người dân được nâng cao

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi chiếm 63% diện tích tự nhiên của tỉnh. Toàn vùng có 61 xã thuộc 5 huyện miền núi là Trà Bồng, Minh Long, Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà và 3 huyện đồng bằng là Bình Sơn, Tư Nghĩa và Nghĩa Hành. Dân số toàn vùng là 230.000 người với 29 dân tộc anh em cùng chung sống. Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX xác định phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi là một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2020-2025, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành nhiều Nghị quyết, kế hoạch, chương trình để thực hiện.

Chương trình mục tiêu Quốc gia giúp vùng núi Quảng Ngãi giảm nghèo nhanh, bền vững ảnh 1Anh Vương Tấn Cảnh, thôn Gò Gạo, xã Sơn Thành, huyện Sơn Hà, là hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính mở rộng chăn nuôi. Ảnh: Phạm Cường - TTXVN

Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi dành gần 3500 tỷ đồng (ngân sách Trung ương hơn 2.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương đối ứng hơn 1.400 tỷ đồng) đầu tư cho ba chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, riêng Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và Chương trình giảm nghèo bền vững được phân bổ hơn 1.800 tỷ đồng. Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia tại Quảng Ngãi đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhất là khơi dậy được ý thức vươn lên thoát nghèo của người dân.

Quảng Ngãi đã phân bổ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cứng hóa giao thông, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, giảm nghèo… Nhờ đó, công tác phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo vùng núi của Quảng Ngãi đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, Quảng Ngãi sắp xếp, bố trí 12 dự án ổn định dân cư tập trung; hoàn thành hỗ trợ sửa chữa, xây nhà ở cho hơn 1.000 hộ; nhựa hóa 60km đường nông thôn; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán từ công trình cấp nước tập trung cho 1.145 hộ; đào tạo đưa đi lao động nước ngoài hơn 200 người; tạo việc làm, tăng thu nhập cho 5.491 hộ đồng bào dân tộc thiểu số…

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, năm 2023, huyện Minh Long đã bố trí hơn 44 tỷ đồng để ổn định dân cư, giải quyết nước sinh hoạt, xây dựng đường giao thông, sửa chữa, xây mới các công trình nhà văn hóa, trường bán trú, chăm sóc sức khỏe nhân dân, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường bán trú.

Tại xã đặc biệt khó khăn Long Môn, sau một năm xây dựng (từ tháng 9/2022 đến nay), công trình xây mới Nhà hiệu bộ, nhà ở bán trú, sân bê tông, thiết bị dạy học Trường Phổ thông dân tộc bán trú, Tiểu học, Trung học cơ sở Long Môn với nguồn kinh phí hơn 8 tỷ đồng đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Ông Trương Quốc Đạt, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, toàn trường có 223 học sinh, do nơi ở của các em rải rác và khá xa, địa hình nhiều đồi núi, vào mùa mưa đi lại khó khăn nên có 152 em ở bán trú tại trường.

“Trước đây, trường không có nhà hiệu bộ, nhà nội trú, việc học tập và ăn ở của thầy trò nhà trường gặp rất nhiều khó khăn. Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, nhà trường đã được quan tâm đầu tư xây mới các hạng mục còn thiếu. Các công trình được triển khai theo đúng tiến độ, đã hoàn thành đưa vào sử dụng kịp thời trong mùa mưa năm nay, giúp thầy và trò nhà trường có nơi làm việc, học tập, nơi ở, sinh hoạt khang trang, ổn định”, ông Trương Quốc Đạt nhấn mạnh.

Ông Đinh Văn Điết, Chủ tịch UBND huyện Minh Long cho biết: "Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã tác động đến mọi mặt, giúp đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Tỉ lệ hộ nghèo của huyện còn 16,9%, đạt kế hoạch huyện đưa ra. Thành quả đạt được từ các Chương trình tại huyện là rất lớn, nhất là đã khơi dậy được ý thức vươn lên thoát nghèo của đồng bào các dân tộc trong huyện; từ hỗ trợ của nhà nước, nhiều hộ đã vươn lên mở rộng đầu tư, sản xuất.

Kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

Sơn Tây là một trong hai huyện nghèo của tỉnh Quảng Ngãi. Toàn huyện có 5.319 hộ, trong đó 91% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số Cadong, H’rê. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, Sơn Tây đã tập trung giải quyết các vấn đề căn bản đối với hộ nghèo như: nhà ở, đất sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết lao động, việc làm, vốn vay, chính sách khám chữa bệnh, an sinh xã hội. Trong giai đoạn 2021-2025, huyện thực hiện 150 công trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, đẩy nhanh các dự án giảm nghèo bền vững. Riêng trong hai năm 2022 và 2023, huyện đã khởi công đầu tư xây dựng và cơ bản hoàn thành 85 công trình; bố trí gần 24 tỷ đồng vốn ưu đãi cho 626 lượt hộ nghèo, cận nghèo vay vốn phát triển kinh tế, tạo việc làm; hỗ trợ xây dựng 264 nhà cho hộ khó khăn về nhà ở; cấp gần 22.000 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng; 85% dân số của huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Chương trình mục tiêu Quốc gia giúp vùng núi Quảng Ngãi giảm nghèo nhanh, bền vững ảnh 2Người dân Sơn Mỹ (Thành phố Quảng Ngãi) nỗ lực phát triển kinh tế. Ảnh: Đinh Hương - TTXVN

Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây Nguyễn Ngọc Trân cho biết, huyện tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, sát thực tế, thực hiện các giải pháp căn cơ đẩy lùi những tiêu cực, thủ tục lạc hậu vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tranh thủ các nguồn lực để hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, chăm lo cải thiện đời sống người dân, đảm bảo an sinh xã hội; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo cải thiện phương thức lao động, tiếp cận khoa học, kỹ thuật vươn lên thoát nghèo.

Cùng với hiệu quả từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, công tác giảm nghèo các địa phương miền núi được tỉnh Quảng Ngãi quan tâm, tập trung, đổi mới. Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã trực tiếp chỉ đạo, giám sát công tác giảm nghèo tại các địa phương miền núi; các chính sách phát triển miền núi được triển khai kịp thời, bước đầu phát huy hiệu quả. Đến hết tháng 11/2023, tỉ lệ hộ nghèo tại Quảng Ngãi giảm còn 6,22%, vượt 0,46% so với kế hoạch.

Quảng Ngãi phấn đấu đến năm 2025, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số trên địa bàn tăng trên 2 lần so với năm 2020 (đạt 28,8 triệu đồng/người/năm); tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi mỗi năm giảm 4-4,5%; phấn đấu 50% số xã, thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 90% đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Đồng thời, tỉnh tập trung đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Ông Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, từ năm 2008 đến nay, Quảng Ngãi đã quan tâm đầu tư cho các huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số bằng nhiều nguồn lực khác nhau. Nhờ vậy, các địa phương miền núi đã cơ bản hoàn thiện hạ tầng, giao thông, điện, trường học, trạm y tế và một số dịch vụ thiết yếu. Tiếp nối các nguồn lực này, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã giúp Quảng Ngãi tiếp tục đầu tư cho vùng núi theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các dự án có sức lan tỏa, tạo sinh kế bền vững, giảm nghèo bền vững, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức, đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao của người dân.

Phạm Cường

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam cải thiện môi trường học tập của trẻ em miền núi

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam cải thiện môi trường học tập của trẻ em miền núi

Ngày 25/3, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết hợp đồng viện trợ không hoàn lại giữa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tổ chức phi Chính phủ Plan International Japan triển khai Dự án cải thiện môi trường học tập từ góc nhìn bình đẳng giới tại các trường tiểu học và trung học cơ sở hai tỉnh Hà Giang và Lai Châu của Việt Nam.

Khẩn trương hoàn thành dự án đường Bắc Quang - Xín Mần

Khẩn trương hoàn thành dự án đường Bắc Quang - Xín Mần

Dự án cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần (ĐT.177) là một trong những công trình giao thông trọng điểm tại tỉnh Hà Giang, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa. Dự án được khởi công từ tháng 4/2022, với chiều dài 42,72 km, tổng mức đầu tư điều chỉnh trên 1.496 tỷ đồng. Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, kết nối hai huyện Bắc Quang và Xín Mần, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, đi lại của đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như thúc đẩy các hoạt động du lịch và phát triển kinh tế vùng cao.

Quê hương đồng khởi Bến Tre với khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quê hương đồng khởi Bến Tre với khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

95 năm qua, Đảng bộ tỉnh Bến Tre không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Trong ngần ấy năm, Đảng bộ tỉnh Bến Tre luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, then chốt có tính quyết định để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng của tỉnh, xây dựng quê hương Đồng Khởi ngày càng giàu đẹp, văn minh, tự tin vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Bắc Kạn: 1.292 hộ dân thuộc diện hỗ trợ vẫn không thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bắc Kạn: 1.292 hộ dân thuộc diện hỗ trợ vẫn không thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Bắc Kạn), hiện tỉnh có 6.377 hộ gia đình đang ở trong nhà tạm, nhà dột nát cần được hỗ trợ làm mới và sửa chữa để ổn định cuộc sống; trong đó có 6.008 hộ gia đình thuộc đối tượng được hỗ trợ và 369 hộ gia đình không thuộc đối tượng được hỗ trợ xoá nhà tạm. 

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 25/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù vào sáng sớm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 25/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù, trời lạnh. Riêng khu vực Tây Bắc có mưa rào, dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng; miền Đông Nam Bộ nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C.

Hạn hán và xâm nhập mặn vùng ngọt Cà Mau diễn biến phức tạp

Hạn hán và xâm nhập mặn vùng ngọt Cà Mau diễn biến phức tạp

Các cơ quan khí tượng thủy văn dự báo, tình hình hạn hán trong mùa khô năm 2024 – 2025 sẽ còn diễn biến gay gắt, nghiêm trọng hơn do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu. Hạn hán cùng với xâm nhập mặn ở vùng ngọt ngày càng lấn sâu nội đồng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Hỗ trợ hơn 1.400 hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số khởi nghiệp

Hỗ trợ hơn 1.400 hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số khởi nghiệp

Chiều 24/3, tại Lạng Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tọa đàm "Đánh giá kết quả thực hiện Đề án 939 giai đoạn 2017 - 2025 tại tỉnh Lạng Sơn" (Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp).

Mỗi địa phương hỗ trợ mỗi ngày xóa 37 căn nhà dột nát, nhà tạm

Mỗi địa phương hỗ trợ mỗi ngày xóa 37 căn nhà dột nát, nhà tạm

Ngày 24/3, thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, tính từ Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đến nay, cả nước tăng khoảng 35.000 căn nhà được hoàn thành và xây mới, với bình quân mỗi địa phương hỗ trợ 37 căn nhà/ngày.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Thiếu nhi thi đua học tập, rèn luyện và làm nhiều việc tốt

Thiếu nhi thi đua học tập, rèn luyện và làm nhiều việc tốt

Ngày 24/3, tại tỉnh Bình Định, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Công ty Cổ phần Sữa quốc tế LOF - Thương hiệu Kun tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn”. Anh Lê Hải Long, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội Trung ương cùng đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, các Sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh Bình Định đến dự.

Nhiều cách làm hay để phổ biến, giáo dục pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn

Nhiều cách làm hay để phổ biến, giáo dục pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn

Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới, đời sống một bộ phận người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn gặp khó khăn do vẫn tồn tại nhiều tập quán, tập tục lạc hậu…, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. Trước thực trạng trên, lực lượng Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn đã bám sát địa bàn, xây dựng nhiều cách làm hay để phổ biến giáo dục, pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số biên giới.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 24/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 24/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm. Riêng khu vực Tây Bắc Bộ có mưa, dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ nắng nóng với nền nhiệt có nơi trên 35 độ C.

Trao giải thưởng Ngô Mây cho 10 gương mặt trẻ tiêu biểu vùng “đất võ, trời văn”

Trao giải thưởng Ngô Mây cho 10 gương mặt trẻ tiêu biểu vùng “đất võ, trời văn”

Tối 23/3, tại tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn, Tỉnh đoàn Bình Định tổ chức chương trình kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025) và trao giải thưởng Ngô Mây 2024. Sự kiện thu hút 2.000 cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia.

Sơn La: Nhanh chóng khống chế, dập tắt đám cháy tại quán ăn

Sơn La: Nhanh chóng khống chế, dập tắt đám cháy tại quán ăn

Khoảng 17 giờ 30 phút ngày 23/3, tại bản Cọ (phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) xảy ra hỏa hoạn thiêu rụi một quán ăn. Rất may vụ cháy không gây thiệt hại về người, nguyên nhân ban đầu được xác định là do chập điện.

Vận hành an toàn các công trình thủy điện trên sông Mã

Vận hành an toàn các công trình thủy điện trên sông Mã

Nhằm chủ động trong vận hành, điều tiết hồ chứa, tính toán dự báo lũ và đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du tại khu vực các huyện miền núi, thời gian qua Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống thiên tai tại các công trình thủy điện trên sông Mã.

Đồng hành với thanh thiếu nhi Sơn La

Đồng hành với thanh thiếu nhi Sơn La

Ngày 23/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Sơn La phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Bộ Tài chính, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Nhà hát Cải lương Việt Nam tổ chức thăm, tặng quà cho gần 100 thanh thiếu nhi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.

Lào Cai đang tích cực chuẩn bị hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, sẵn sàng cho những bước đột phá lớn vào năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Hiện đại hạ tầng giao thông, Lào Cai tạo đột phá để bước vào kỷ nguyên mới

Tỉnh Lào Cai không ngừng vươn lên khẳng định vị thế là trung tâm kết nối giao thương khu vực phía Bắc, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Với mục tiêu trở thành cực tăng trưởng mạnh của khu vực, Lào Cai đang tích cực chuẩn bị hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, sẵn sàng cho những bước đột phá lớn vào năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.

Cán bộ, đoàn viên, thanh niên tỉnh Kiên Giang ra quân thực hiện Chương trình Tháng 3 biên giới tại Quần đảo Hải Tặc, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

"Địa chỉ đỏ" thấm đẫm máu đào của các anh hùng liệt sĩ

Phú Quốc (Kiên Giang) không chỉ nổi tiếng là “đảo Ngọc” du lịch mà còn được biết đến với Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam - Phú Quốc (Nhà tù Phú Quốc), thấm đẫm máu đào của các chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Sự hy sinh vô bờ bến của các anh hùng liệt sĩ đã góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước cách đây nửa thế kỷ.

Bác sĩ Bệnh viện Ung Bướu tỉnh Thanh Hóa đang khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho dân. Ảnh: Nguyễn Nam - TTXVN

Khám, cấp thuốc cho người dân nghèo ở vùng biên Thanh Hóa

Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 22/3, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Ung Bướu tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Huyện đoàn Mường Lát, Công ty cổ phần Dược phẩm Hoàng Giang và các đơn vị đồng hành tổ chức chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, trao tặng quà cho học sinh và người dân có hoàn cảnh khó khăn tại bản Cúm và bản Con Dao, xã Quang Chiểu, huyện biên giới Mường Lát.

 "Đi từng ngõ, gõ từng nhà" để đảm bảo trẻ em được tiêm vaccine sởi

"Đi từng ngõ, gõ từng nhà" để đảm bảo trẻ em được tiêm vaccine sởi

Theo Bộ Y tế, bệnh sởi có dấu hiệu chững lại nhưng gia tăng cục bộ tại một số địa phương, nhất là ở một số tỉnh, thành phố di biến động dân cư nhiều, khu vực miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế còn khó khăn, tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp... Bộ Y tế đã ban hành công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố; các Viện Pasteur về việc thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng chống bệnh sởi.