Lào Cai: Phấn đấu đến cuối năm 2025 tiếp tục giảm số hộ nghèo và hộ cận nghèo

Lào Cai: Phấn đấu đến cuối năm 2025 tiếp tục giảm số hộ nghèo và hộ cận nghèo

Sáng 17/11, tại thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai), Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2025.

Lào Cai: Phấn đấu đến cuối năm 2025 tiếp tục giảm số hộ nghèo và hộ cận nghèo ảnh 1Thứ trưởng Bộ LĐ-TB và XH Lê Văn Thanh phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Nhiều kết quả tích cực

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững đã tập trung hỗ trợ người nghèo, người dân sinh sống ở vùng nghèo, vùng khó khăn tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, có việc làm, sinh kế bền vững và nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống; đồng thời, hỗ trợ các địa bàn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn góp phần giảm nghèo bền vững. Người nghèo đã được cải thiện một bước về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách cũng như nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập. Một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng như: việc làm, y tế , giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin.... Chương trình đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, ổn định xã hội, giữ vững an ninh chính trị ở các địa bàn khó khăn, trọng yếu trên phạm vi cả nước.

Theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, Chương trình bước đầu đã góp phần thúc đẩy thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 1- 1,5%/năm, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm. Cả nước có 9 địa phương đã ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, cao hơn chuẩn nghèo đa chiều quốc gia; 4 địa phương ban hành chính sách giảm nghèo đặc thù cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Dự kiến hết năm 2023, ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 2,93%; tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33%; tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao). Đến cuối năm 2023, cả nước có 10/54 xã thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, đạt khoảng 18,5% so với mục tiêu 30% theo chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được Trung ương phân bổ nguồn kinh phí 48.000 tỷ đồng. Trong đó, gồm có vốn đầu tư phát triển là 20.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 28.000 tỷ đồng. Kinh phí từ ngân sách địa phương là 12.690 tỷ đồng, trong đó, 2.700 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 9.990 tỷ đồng vốn sự nghiệp. Kết quả giải ngân vốn cho thấy, từ năm 2021 đến hết 6 tháng đầu năm 2023, đã giải ngân 5.595,889 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương; 359,4 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương và khoảng 121,955 tỷ đồng từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

Ban Chỉ đạo phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo hiện hành như: Chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách dạy nghề, hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, hỗ trợ tiền điện, chính sách trợ giúp pháp lý. Ước tính, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước năm 2023 giảm còn 2,93% và giảm xuống 0,9% vào cuối năm 2025.

Bước sang giai đoạn 2024 - 2025, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia tiếp tục phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của Quốc gia. Cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 0,9%, giảm bình quân khoảng 1,08%/năm (đạt chỉ tiêu giảm bình quân 1-1,5%/năm Quốc hội, Chính phủ giao); 100% các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng; xây dựng, nhân rộng trên 1.000 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo; tối thiểu 100.000 người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công; 100% người thuộc hộ nghèo, cận nghèo được tham gia bảo hiểm y tế; tối thiểu 100.000 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được hỗ trợ nhà ở; 90% hộ nghèo, cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 90% hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet…

Giải pháp giảm nghèo bền vững

Để thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững thời gian tới, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 yêu cầu, các địa phương tiếp tục quán triệt, triển khai nghiêm túc, kịp thời các chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình của Trung ương về giảm nghèo; cụ thể hóa thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong chương trình hành động, thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm để lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai. Các địa phương tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội chung sức thực hiện mục tiêu giảm nghèo; phát huy vai trò chủ thể của người dân trong việc chủ động đóng góp công sức, trí tuệ, nỗ lực phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Các địa phương cần quan tâm ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chăm lo phát triển toàn diện văn hóa, xã hội; nhất là y tế, giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn tại các huyện nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Lào Cai: Phấn đấu đến cuối năm 2025 tiếp tục giảm số hộ nghèo và hộ cận nghèo ảnh 2Bộ trưởng Bộ LĐ-TB và XH Đào Ngọc Dung phát biểu kết luận Hội nghị. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Thời gian tới, Bộ đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn 2023 và nguồn vốn năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023 theo đúng chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu hết năm 2023 giải ngân tối thiểu đạt 95%; đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân bổ sớm, đủ nguồn vốn của cả Chương trình cho năm 2024, 2025 để các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện. Bộ tiếp tục rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản thực hiện Chương trình theo thẩm quyền được giao; nghiên cứu, hoàn thiện chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân trong giai đoạn đến năm 2030...

Bộ tiếp tục thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án của Chương trình; trong đó, tập trung nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội vùng lõi nghèo để thực hiện được mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới. Đơn vị thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác truyền thông về giảm nghèo nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và toàn xã hội về giảm nghèo bền vững; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp trong triển khai Chương trình tại địa phương.

Tham luận tại Hội nghị, nhiều đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm quý, cách làm hay trong thực hiện phong trào thi đua “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; hỗ trợ phát triển sản xuất góp phần giảm nghèo bền vững; Chương trình tín dụng chính sách giúp người nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo; giới thiệu một số mô hình, điển hình trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững... Các đại biểu kiến nghị, tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ, cơ quan Trung ương; các sở, ban ngành tại địa phương trong triển khai Chương trình; kịp thời có giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách để có thể hoàn thành các mục tiêu đã đề ra về giảm nghèo bền vững trong giai đoạn tiếp theo.

Hồng Ninh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ngày 26/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, Đông Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 7/4/2025: Khu vực phía Bắc sáng và đêm trời lạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 7/4, tại khu vực phía Bắc và từ Thanh Hóa đến Huế, sáng và đêm trời lạnh. Thời tiết của ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ lễ không thuận lợi khi nhiều nơi tại các địa bàn khu vực từ Huế trở ra phía Bắc được dự báo có mưa, thậm chí dông và có khả năng xảy ra mưa đá.

Lực lượng chức năng xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) hỗ trợ những hộ dân bị ảnh hưởng do mưa đá kèm gió lốc khắc phục hậu quả. Ảnh: TTXVN phát

Mưa đá kèm gió lốc khiến làm sập nhà rông ở Kon Tum

Ngày 6/4, Ủy ban nhân dân xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) thông tin về việc, trên địa bàn xuất hiện một trận mưa đá kèm theo gió mạnh khiến một nhà rông bị sập, nhiều căn nhà bị tốc mái, không xảy ra thiệt hại về người.

Thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 6/4, vùng núi Bắc Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-30 mm, có nơi trên 60 mm. Miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

 Lật xe khách trên Quốc lộ 1A, 3 người bị thương

Lật xe khách trên Quốc lộ 1A, 3 người bị thương

Tối 5/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, trên địa bàn xã Hải Trường, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe khách và xe máy khiến 3 người bị thương.

Phản hồi thông tin TTXVN: Thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) kiểm tra mỏ đá, nhà máy băm dăm gây ô nhiễm

Phản hồi thông tin TTXVN: Thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) kiểm tra mỏ đá, nhà máy băm dăm gây ô nhiễm

Liên quan đến bài viết của phóng viên TTXVN “Người dân Quảng Ngãi bức xúc vì ô nhiễm từ mỏ đá và nhà máy băm dăm gỗ”, ngày 5/4, ông Bùi Văn Lý - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đức Phổ cho biết, Ủy ban nhân dân thị xã đã lập đoàn kiểm tra thực tế tại mỏ đá Vạn Lý và Nhà máy băm dăm Vạn Lý.

Đắk Lắk xử lý dứt điểm ngay khi mới phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Đắk Lắk xử lý dứt điểm ngay khi mới phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk) Trần Ngọc Sơn cho biết, đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh tăng trưởng ổn định, bình quân tăng 6 - 7%/năm. Dư địa ngành chăn nuôi của tỉnh còn khá lớn, tuy nhiên phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi còn gặp nhiều khó khăn.

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Nhiều ngày qua do thủy triều xuống thấp bất thường khiến mực nước cửa biển Lạch Vạn (huyện Diễn Châu) vốn đã nông càng trở nên cạn dòng, tàu thuyền của ngư dân không thể ra, vào cửa biển theo đúng lịch trình như thường lệ. Điều đáng ngại là nhiều tàu, thuyền đã mắc cạn khi vào cửa biển.

Dạy Giáo dục địa phương từ nguồn "tài nguyên sống"

Dạy Giáo dục địa phương từ nguồn "tài nguyên sống"

Học tập, tham quan tại bảo tàng, các di tích văn hóa, lịch sử hay trực tiếp từ các nghệ nhân dân gian, chuyên gia, già làng… đã mang lại những tiết học Giáo dục địa phương sống động cho học sinh ở Nghệ An. Những tiết học thực tế giúp học sinh tiếp thu kiến thức tự nhiên, hiệu quả, góp phần bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu quê hương, ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn.

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, trong 4 năm (từ năm 2021 đến 2024), các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào trồng cây, trồng rừng do UBND tỉnh và các ngành, địa phương phát động.

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Các làng nghề không chỉ tạo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho lao động tại chỗ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển làng nghề xen kẽ giữa khu dân cư đã và đang gây ra những hệ lụy không nhỏ về vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến hết ngày 3/4, có 53/54 tỉnh đã triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng, chống bệnh sởi được 762.320/800.719 đối tượng, đạt 95,2%. Đặc biệt, thành phố Cần Thơ do đã hoàn thành việc tiêm chủng cho các nhóm đối tượng đạt tỷ lệ cao trong năm 2024 và đầu năm 2025 nên còn số ít đối tượng cần tiêm chủng và triển khai lồng ghép vào ngày tiêm chủng thường xuyên.

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Chiều 4/4, Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Các khoa học Trái đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin, liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có độ lớn từ 2.6 đến 3.4. Trận động đất mới nhất có độ lớn 3.4 xảy ra lúc 12 giờ 32 phút 38 giây ngày 4/4 (giờ Hà Nội) có tọa độ 14.790 độ Vĩ Bắc-108.275 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km; độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Sáng 4/4, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hai bệnh nhân được ghép thận từ chàng trai người Nùng hiến tặng đã khỏe mạnh, xuất viện về nhà sau hơn 1 tháng phẫu thuật. Đây là hai ca ghép thận từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực ghép tạng của đơn vị.

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Xác định vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tỉnh Ninh Thuận triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Các nỗ lực này tập trung vào việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 4/4/2025: Nam Bộ có nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 4/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn rét vào sáng sớm và đêm, nhưng ngày có nơi lên đến 29 độ C.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Một trong những điểm mới của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm nay đó là, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển để đảm bảo công bằng, minh bạch với tất cả thí sinh. Chiều 3/4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí để làm rõ các thông tin liên quan đến quy định này.