Chú trọng hỗ trợ tiếp cận thông tin cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số

Bà Nguyễn Minh Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông. Ảnh: thanhtra.com.vn
Bà Nguyễn Minh Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông. Ảnh: thanhtra.com.vn

Sáng 15/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng, năng lực thực hiện chương trình giảm nghèo về thông tin thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025. Tập huấn nhằm nâng cao năng lực truyền thông, nâng cao kỹ năng viết bài cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trong công tác truyền thông, thông tin thiết yếu cho xã hội, nhất là những người dân sinh sống trên các địa bàn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chú trọng hỗ trợ tiếp cận thông tin cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1Bà Nguyễn Minh Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông. Ảnh: thanhtra.com.vn

Phát biểu khai mạc, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hằng cho biết, ngày 18/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 - 2025. Tại Quyết định, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ thực hiện dự án giảm nghèo về thông tin, với mục tiêu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo sử dụng dịch vụ viễn thông, tiếp cận thông tin, giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở. Mục tiêu tiếp theo là tăng cường thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu cho xã hội, nhất là cung cấp thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, thông tin cho người dân sinh sống trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường tiếp cận thông tin thiết yếu cho cộng đồng dân cư...

Trình bày chuyên đề về một số chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025; chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc, miền núi, ông Đinh Xuân Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc) cho biết: Thông tin được coi là 1 trong 5 dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo đa chiều gồm y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và thông tin. Trong đó, sự thiếu hụt thông tin với đồng bào các dân tộc thiểu số, người sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… được xét trên 2 tiêu chí: sử dụng dịch vụ viễn thông và tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Giai đoạn 2021-2025, thông tin vẫn là 1 trong 6 dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo đa chiều (bổ sung thêm Việc làm). Ngoài 4 dịch vụ cơ bản đã thực hiện trong giai đoạn trước, việc giảm nghèo thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn này được bổ sung Chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin thông qua 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (Phát triển kinh tế xã hội; Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững).

Nêu về khó khăn của công tác này, ông Đinh Xuân Thắng cho rằng hiện nay một bộ phận thanh niên chủ yếu sống dựa vào mạng xã hội, tin vào các thông tin không chính thống, không đề cập đến vấn đề thông tin chính thống. Điển hình như việc hiện nay kênh VTV5 Đài Truyền hình Việt Nam phát 26 thứ tiếng, Đài Tiếng nói Việt Nam phát 13 thứ tiếng, nhưng nhiều người dân khi được hỏi thì đều trả lời chưa xem, chưa nghe bao giờ. Đây chính là nghèo về thông tin, cần nghiên cứu để khắc phục. Để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp cận thông tin giai đoạn 2021 - 2025, công tác truyền thông chính sách rất quan trọng, vì vậy, báo chí cần đồng hành cùng Ủy ban Dân tộc để các chỉ tiêu trong chương trình mục tiêu quốc gia đạt kết quả như mong đợi.

Cũng tại tập huấn, Tiến sỹ Nguyễn Quang Hòa (Học viện Bác chí và Tuyên truyền) đã trình bày nội dung về kỹ năng viết bài, thông tin tuyên truyền về vùng đồng bào dân tộc, miền núi...

Phúc Hằng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm