Ninh Thuận nỗ lực giải ngân hết nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững vào cuối năm

Ninh Thuận nỗ lực giải ngân hết nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững vào cuối năm

Một trong những mục tiêu mà tỉnh Ninh Thuận đặt ra đến cuối năm 2024 là phấn đấu giải ngân hết 100% nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Để đạt kết quả trên, tỉnh đang quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc có liên quan; qua đó đẩy nhanh tiến độ triển khai nguồn vốn được giao để thực hiện các tiểu dự án thuộc chương trình.

Năm 2025, Bắc Kạn phấn đấu giảm trên 1.800 hộ nghèo

Năm 2025, Bắc Kạn phấn đấu giảm trên 1.800 hộ nghèo

UBND tỉnh Bắc Kạn mới ban hành kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững năm 2025 trên địa bàn. Theo đó, năm 2025, Bắc Kạn phấn đấu, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm bình quân từ 2 -2,5%/năm, trong đó, hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo giảm bình quân từ 4 - 5% trở lên và hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm. Cụ thể, đến cuối năm 2025, tỉnh phấn đấu giảm 1.812 hộ nghèo xuống còn 14.311 hộ (17,27%).

Nhìn lại năm 2024: Những thành quả ấn tượng trong hành trình giảm nghèo bền vững

Nhìn lại năm 2024: Những thành quả ấn tượng trong hành trình giảm nghèo bền vững

Xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân là một chủ trương, mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta. Toàn bộ hệ thống chính trị, các ngành, các cấp và mọi tầng lớp nhân dân đều đặc biệt quan tâm và tập trung thực hiện nhiệm vụ này với định hướng đặt ra là phải phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về giảm nghèo. Năm 2024, Việt Nam tiếp tục có những kết quả tích cực trong công cuộc giảm nghèo.

Quảng Trị ưu tiên đào tạo nghề giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Quảng Trị ưu tiên đào tạo nghề giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu mức thu nhập bình quân đầu người vùng dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4-5%/năm. Một giải pháp được tỉnh chú trọng là đào tạo nghề cho lao động đồng bào dân tộc thiểu số.

Người dân tộc thiểu số tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để đầu tư trồng sâm Ngọc Linh, cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Khoa Chương - TTXVN

Kon Tum: Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

Tỉnh Kon Tum đã triển khai đồng bộ và có hiệu quả các Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Nổi bật như huyện Sa Thầy (tỉnh Kon Tum) đã đưa ra nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với địa phương.
Ước năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 2,93%

Ước năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 2,93%

Theo báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, ước tính tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, giảm 1,1%; tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33%, giảm 5,62%. Ước tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82%, giảm 3,2%, đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao và tỷ lệ hộ nghèo trên 74 huyện nghèo giảm từ 4%-5%.
Ngôi nhà của một hộ nghèo vừa được hoàn thiện nhờ được hỗ trợ từ Đề án. Ảnh: Đinh Hương - TTXVN

Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: Giải ngân thấp, còn nhiều bất cập

Mặc dù Dự án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo (Dự án 5) được phân bổ nguồn vốn khá lớn trong tổng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 phân bổ cho năm 2023, nhưng kết quả thực hiện đạt rất thấp. Nhiều đại biểu Quốc hội chỉ ra rằng, dự án còn có những điểm bất cập.
Việc phát triển làng nghề đan lát Phước Qưới góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc Khmer ở xã Phú Tân (Châu Thành, Sóc Trăng). Ảnh: An Hiếu

Hiệu quả chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững ở Sóc Trăng

Ngày 19/7/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025. Từ đó, tỉnh đã tích cực triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cho người dân, giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận đầy đủ hơn các dịch vụ xã hội cơ bản như việc làm, y tế, giáo dục, nước sạch, thông tin...
Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em vùng khó khăn còn 38%

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em vùng khó khăn còn 38%

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng (Dự án 3) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gồm hai tiểu dự án là: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng.
Bước tiến mới trong giảm nghèo bền vững

Bước tiến mới trong giảm nghèo bền vững

Giảm nghèo là mục tiêu kiên định của Đảng, Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện các chiến lược phát triển đất nước. Thành tựu trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều những năm gần đây, đặc biệt là thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, giai đoạn 2021 - 2025, đang tạo bước tiến mới trong giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội, nỗ lực thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi với các vùng khác.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Sẽ giải ngân trên 90% vốn phân bổ năm 2023

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Sẽ giải ngân trên 90% vốn phân bổ năm 2023

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan chủ Chương trình) đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổng hợp đề xuất phân bổ vốn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phân bổ 12.692 tỷ đồng nguồn ngân sách Trung ương (gồm: vốn đầu tư phát triển là 5.400 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 7.292 tỷ đồng). Số vốn nguồn ngân sách Trung ương phân bổ năm 2023 tăng 47% so với năm 2022.
Gia đình chị Phan Thị Vui, dân tộc Giáy ở thôn Đồng Căm, xã Lùng Vai, huyện Mường Khương (Lào Cai) vay vốn ưu đãi cải tạo, chăm sóc 2ha chè, gia đình có việc làm, tăng thu nhập. Ảnh: Trần Việt - TTXVN

Tháng cao điểm “Vì người nghèo”: Vượt lên hoàn cảnh để không tái nghèo

Giảm nghèo trên diện rộng là việc không dễ dàng, cần có chính sách, cơ chế của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, toàn xã hội và từng cá nhân. Tuy nhiên, làm thế nào để cái nghèo không quay trở lại thì còn khó khăn hơn rất nhiều. Giảm nghèo qua phương pháp giáo dục, đặc biệt giáo dục nghề nghiệp – được coi là cách làm căn cơ và bền vững.
Bản Cu Vai, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu nằm biệt lập trên đỉnh núi cao, là điểm tái định cư của gần 50 hộ đồng bào dân tộc Mông. Ảnh: Việt Dũng-TTXVN

Trạm Tấu nâng cao đời sống đồng bào dân tộc ở vùng “lõi nghèo"

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã tập trung nguồn lực đầu tư vào các vùng “lõi nghèo” nhằm hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, tạo sinh kế, thu nhập bền vững, từng bước nâng cao chất lượng sống…
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Sáng 20/7, tại Hà Nội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã tổ chức cuộc họp, nghe Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các cơ quan liên quan báo cáo sơ bộ kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì cuộc làm việc.
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Giải quyết những vấn đề cấp thiết

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Giải quyết những vấn đề cấp thiết

Ngày 21/4, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Sau hơn 10 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã vượt 12,4% số xã đạt chuẩn so với mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2016 – 2020.
Mô hình nuôi dê kết hợp nhận khoán bảo vệ rừng giúp nhiều hộ đồng bào Chăm ở xã Phước Nam (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN

Tiêu chí, định mức phân bổ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025.
Hội viên Phụ nữ huyện Phong Thổ (Lai Châu) trồng cây lê mang lại thu nhập ổn định cho hộ gia đình. Ảnh: Đinh Thùy - TTXVN

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững giai đoạn 2021 - 2025

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu nhân Ngày Thương binh - Liệt sỹ. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV: Thảo luận hai chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ nhất, sáng 27/7, Quốc hội làm việc tại hội trường về chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Nội dung quan trọng này được phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.
Người dân An Giang đầu tư làm nghề dệt vải, từng bước cho thu nhập ổn định. Nguồn:laodongxahoi.net

An Giang đa dạng hình thức hỗ trợ hộ nghèo phù hợp với tình hình thực tế

Giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, một trong những mục tiêu hàng đầu trong quá trình chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang. Thời gian qua, tỉnh đã có những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ, giúp người nghèo nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tuyến đường tại xã Đông Bình (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) được bê tông hóa. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Vĩnh Long nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Khmer (Bài 1)

Tỉnh Vĩnh Long hiện có trên 25.000 người dân tộc Khmer sinh sống chủ yếu ở huyện Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm và thị xã Bình Minh. Toàn tỉnh có 2 xã thuộc khu vực đặc biệt khó khăn là xã Tân Mỹ (huyện Trà Ôn) và xã Loan Mỹ (huyện Tam Bình). Thời gian qua, tỉnh đã tập trung nguồn lực và thực hiện đồng bộ nhiều chính sách nhằm chăm lo đời sống đồng bào dân tộc, qua đó giúp nhiều hộ đồng bào Khmer có nhà ở ổn định, tiếp cận nguồn vốn, khoa học kỹ thuật. Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã thực hiện 3 bài viết nói về đời sống đồng bào dân tộc Khmer được nâng cao tại nơi đây.
Tiếp tục hỗ trợ các xã, thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135

Tiếp tục hỗ trợ các xã, thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 31/2020/QĐ-TTg sửa đổi Điều 5 Quyết định số 03/2019/QĐ-TTg ngày 15/1/2019 về ban hành tiêu chí xác định xã, thôn hoàn thành mục tiêu Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc đến từng thôn, bản, bộ mặt nông thôn, miền núi huyện Cao Phong (Hòa Bình) đang ngày một khởi sắc. Ảnh: Lưu An Nhiên

Chính sách dân tộc giúp nhiều hộ nghèo cải thiện đời sống

Nhờ triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đến từng thôn, bản, huyện Cao Phong (Hòa Bình) đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi cách nghĩ, cách làm, biết ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi…, đời sống ngày một đổi thay.
Người dân xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) được hỗ trợ vay vốn ưu đãi để chăn nuôi gia súc, phát triển kinh tế hộ gia đình. Ảnh: Lục Thu - TTXVN

Đòn bẩy giúp đồng bào vùng biên thoát nghèo (Bài cuối)

Với chủ trương thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư, xây dựng hệ thống điện - đường - trường - trạm, cũng như triển khai, thực hiện các chương trình và đề án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Phóng viên TTXVN giới thiệu bài cuối trong loạt 4 bài viết với chủ đề "Đòn bẩy giúp đồng bào vùng biên thoát nghèo" để ghi nhận những kết quả trong công tác giảm nghèo.