Dạy Giáo dục địa phương từ nguồn "tài nguyên sống"

Học tập, tham quan tại bảo tàng, các di tích văn hóa, lịch sử hay trực tiếp từ các nghệ nhân dân gian, chuyên gia, già làng… đã mang lại những tiết học Giáo dục địa phương sống động cho học sinh ở Nghệ An. Những tiết học thực tế giúp học sinh tiếp thu kiến thức tự nhiên, hiệu quả, góp phần bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu quê hương, ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn.

Những tiết học tích hợp

Những tiết Giáo dục địa phương của cô Nguyễn Thị Thanh Hương (giáo viên Lịch sử Trường Trung học phổ thông Anh Sơn, huyện Anh Sơn) luôn tạo được sự hứng thú cho học trò. Theo đó, thay vì tổ chức một tiết học như thông thường, cô sẽ cho học sinh trải nghiệm nhiều hình thức khác nhau như: làm bài tập nhóm, sưu tầm, thiết kế slide và tổ chức các trò chơi. Ngoài ra, giáo viên còn ứng dụng công nghệ thông tin để trình chiếu, sử dụng hình ảnh minh họa để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, thích thú với môn học và được tìm hiểu về lịch sử văn hóa địa phương ở nhiều góc nhìn khác nhau.

Chia sẻ về điều này, cô giáo Thanh Hương cho biết, hiện nay, môn Giáo dục địa phương gần như đang phải học chay vì chưa có tài liệu giảng dạy. Tuy nhiên, trên khung chương trình, giáo viên sẽ thiết kế các bài giảng một cách linh hoạt và sử dụng nhiều tư liệu sẵn có để giúp học sinh hiểu hơn về lịch sử địa phương - nơi các em đang sinh sống. Học sinh cũng rất thích những tiết học này bởi đó là những bài học sinh động, thiết thực, giáo dục cho các em về lý tưởng, đạo đức cách mạng, văn hóa.

Do đặc thù riêng, hoạt động trải nghiệm thực tế của học sinh ở bậc Trung học cơ sở gặp nhiều khó khăn vì thiếu kinh phí, điều kiện đi lại. Thay vào đó, giáo viên phải thiết kế bài giảng một cách sinh động để học sinh dù không đi thực tế nhưng vẫn có thể cảm nhận và hiểu đầy đủ về những nét văn hóa đặc sắc của quê hương. Nhiều giáo viên cho rằng, địa phương có nhiều di tích lịch sử, làng nghề truyền thống. Do đó, giáo viên có thể lồng ghép nhiều nội dung của các môn học khác nhau từ phong tục tập quán, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, lịch sử đấu tranh của dân tộc... Việc lồng ghép tích hợp sẽ giáo dục cho học sinh nhiều kỹ năng cũng như tình yêu, trách nhiệm với quê hương đất nước.

Thực hiện Chương trình Giáo dục địa phương theo hướng đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy, phát triển năng lực người học, mới đây, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi (huyện Tân Kỳ) phối hợp với Bảo tàng Nghệ An tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Em yêu lịch sử với chủ đề “Tiến về Sài Gòn”.

Tại chương trình, học sinh được tìm hiểu về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, những trận đánh hào hùng và tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân dân ta trong ngày 30/4/1975. Đặc biệt, các em thêm tự hào về quê hương Tân Kỳ - nơi có Di tích quốc gia đặc biệt Km số 0 trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại. Đây chính là điểm khởi đầu của con đường tiếp viện chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước. “Hoạt động không chỉ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc mà còn bồi đắp tình yêu quê hương, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống cách mạng” - chị Lê Lan Hương, cán bộ Bảo tàng Nghệ An cho biết.

Những tiết học Giáo dục địa phương được mở rộng ngoài không gian lớp học đang được nhiều nhà trường tổ chức với nội dung, phương pháp mới nhằm giúp học sinh được khám phá và phát triển năng lực. Nhiều trường học ở Nghệ An đã cho học sinh đến các bảo tàng trên địa bàn tham quan, tìm hiểu về lịch sử. Tại đây, các em được tiếp cận với kho tư liệu, hình ảnh, hiện vật phong phú kết nối nhiều nhân chứng sống, nghệ nhân dân gian. Để các tiết học được triển khai phong phú, sinh động, các bảo tàng đã phối hợp với nhà trường để tổ chức thêm nhiều nội dung mới như: trò chơi "Ô chữ bí mật" và "Theo dấu chân Đảng”, mời các nghệ nhân cùng tham gia, trải nghiệm.

Học cùng nghệ nhân

Học sinh khối 12 Trường Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh vừa có buổi học ý nghĩa với chủ đề “Mạch nguồn Ví, Giặm” trong chương trình Giáo dục địa phương. Trong buổi học này, học sinh và giáo viên cùng đến Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An để trải nghiệm thực tế âm nhạc truyền thống; đặc biệt là Di sản văn hóa phi vật thể dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

Tại đây, các em được xem nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục, làn điệu dân ca; trong đó có những hoạt cảnh tái hiện lại không khí lao động, tâm hồn, tình cảm con người xứ Nghệ, màn hát đối đáp “Cá gỗ trẩy kinh”, “Thương lắm mô tê” và diễn xướng “Gửi tình ta vào đất”. Những tiết mục này không chỉ giúp học sinh hiểu rõ hơn về dân ca Ví, Giặm mà còn khơi dậy niềm tự hào về di sản văn hóa quê hương. Sau khi xem trình diễn của các nghệ sĩ, học sinh được lên sân khấu hát, đối đáp, sử dụng nhạc cụ và hòa mình vào các làn điệu dân ca.

Đặc biệt, học sinh còn được giao lưu với Nghệ sĩ Ưu tú Đức Lam, Trưởng đoàn Dân ca Ví, Giặm Nghệ An. Nghệ sĩ Đức Lam đã giúp các em hiểu được giá trị độc đáo của làn điệu Ví, Giặm; những thành tựu nổi bật của âm nhạc Nghệ An không chỉ trong dòng nhạc dân gian mà cả dòng nhạc đương đại. Trải nghiệm thực tế, kết nối với các nghệ sĩ cùng cơ hội thể hiện bản thân đã để lại dấu ấn khó quên, giúp học sinh thêm yêu và có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của quê hương.

Nhiều năm nay, nghệ nhân Vừ Lầu Phổng (xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn) đã trở thành “người bạn” quen thuộc của học sinh Trường Phổ thông cơ sở Dân tộc bán trú Tây Sơn. Ông được ví như “truyền nhân”, “người giữ lửa” văn hóa Mông nổi tiếng khắp huyện rẻo cao miền Tây xứ Nghệ. Được ông nội truyền dạy nghệ thuật múa khèn lúc 12 tuổi, cùng nhiều làn điệu dân ca, nhạc cụ truyền thống người Mông, đến nay, nghệ nhân Vừ Lầu Phổng không chỉ trao truyền cho con trai, con gái mà còn dạy cho nhiều người trẻ trong bản làng, học sinh ở các trường học.

Ngoài nghệ nhân Vừ Lầu Phổng, trên địa bàn còn có hơn 20 nghệ nhân khác am hiểu, thông thạo văn hóa Mông ở nhiều lĩnh vực. Các già làng kể cho cháu, con về nguồn gốc dân tộc, chỉ ra những nét đẹp văn hóa cần gìn giữ; đồng thời trao truyền lại những lễ tục, cách chơi nhạc cụ, làn điệu dân ca, múa hát… Đây chính là “kho tàng sống” quý báu trong cộng đồng, bản làng để hỗ trợ nhà trường trong thực hiện chương trình Giáo dục địa phương cũng như giáo dục truyền thống cho học sinh.

Trước đó, từ năm 2020 - 2021, Trường Phổ thông cơ sở Dân tộc bán trú Tây Sơn quyết định đưa nghệ thuật múa khèn và nhạc cụ, dân ca người Mông vào chương trình học ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm. Theo cô Võ Thị Vinh, Hiệu trưởng nhà trường, nhiều già làng tại Tây Sơn có ý thức giữ gìn, truyền dạy các giá trị văn hóa của dân tộc cho thế hệ sau. Điều này góp phần ổn định sĩ số cho ngôi trường hầu hết học sinh là con em đồng bào Mông.

Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho biết, thời gian qua, Sở đã phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai chương trình Giáo dục địa phương từ lớp 1 đến lớp 12 theo cấp độ nâng dần với trình độ và thẩm thấu văn hóa của học sinh. Nội dung chương trình tập trung giáo dục tiềm lực, kinh tế, lịch sử, địa lý; đặc biệt là giá trị truyền thống cách mạng, văn hóa tốt đẹp của con người, văn hóa xứ Nghệ thông qua phối hợp với Bảo tàng Nghệ An, các di tích lịch sử - văn hóa để giúp học sinh trải nghiệm, thẩm thấu các giá trị văn hóa. Hoạt động truyền đạt của giáo viên trên bục giảng và trong các chương trình, hoạt động trải nghiệm đã giúp học sinh thẩm thấu, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước; đồng thời biết “đề kháng” trước những thông tin, nội dung xấu độc cũng như giữ gìn, phát huy tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại./.

Bích Huệ

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Nhiều ngày qua do thủy triều xuống thấp bất thường khiến mực nước cửa biển Lạch Vạn (huyện Diễn Châu) vốn đã nông càng trở nên cạn dòng, tàu thuyền của ngư dân không thể ra, vào cửa biển theo đúng lịch trình như thường lệ. Điều đáng ngại là nhiều tàu, thuyền đã mắc cạn khi vào cửa biển.

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, trong 4 năm (từ năm 2021 đến 2024), các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào trồng cây, trồng rừng do UBND tỉnh và các ngành, địa phương phát động.

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Các làng nghề không chỉ tạo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho lao động tại chỗ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển làng nghề xen kẽ giữa khu dân cư đã và đang gây ra những hệ lụy không nhỏ về vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến hết ngày 3/4, có 53/54 tỉnh đã triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng, chống bệnh sởi được 762.320/800.719 đối tượng, đạt 95,2%. Đặc biệt, thành phố Cần Thơ do đã hoàn thành việc tiêm chủng cho các nhóm đối tượng đạt tỷ lệ cao trong năm 2024 và đầu năm 2025 nên còn số ít đối tượng cần tiêm chủng và triển khai lồng ghép vào ngày tiêm chủng thường xuyên.

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Chiều 4/4, Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Các khoa học Trái đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin, liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có độ lớn từ 2.6 đến 3.4. Trận động đất mới nhất có độ lớn 3.4 xảy ra lúc 12 giờ 32 phút 38 giây ngày 4/4 (giờ Hà Nội) có tọa độ 14.790 độ Vĩ Bắc-108.275 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km; độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Sáng 4/4, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hai bệnh nhân được ghép thận từ chàng trai người Nùng hiến tặng đã khỏe mạnh, xuất viện về nhà sau hơn 1 tháng phẫu thuật. Đây là hai ca ghép thận từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực ghép tạng của đơn vị.

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Xác định vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tỉnh Ninh Thuận triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Các nỗ lực này tập trung vào việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 4/4/2025: Nam Bộ có nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 4/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn rét vào sáng sớm và đêm, nhưng ngày có nơi lên đến 29 độ C.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Một trong những điểm mới của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm nay đó là, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển để đảm bảo công bằng, minh bạch với tất cả thí sinh. Chiều 3/4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí để làm rõ các thông tin liên quan đến quy định này.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 3/4. Theo đó, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng cùng với giá dầu điêzen, dầu hoả, dầu madút.

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Trước thông tin một số báo chí phản ánh, cánh đồng lúa vụ Đông Xuân của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ở hai bên đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang thi công bị thiệt hại do công trình bơm cát đắp nền, do hai bên cao tốc không có mương thoát nước nên phèn và nước mặn tràn thấm xuống ruộng.

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình tiếp nhận hỗ trợ kinh phí chung tay xóa nhà tạm, dột nát năm 2025 từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Chiều 2/4, Công an tỉnh Lào Cai thông tin, lực lượng chức năng của đơn vị vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua) với số lượng lớn; tàng trữ trái phép vật liệu nổ; vi phạm quy định về khai thác tài nguyên tại huyện Văn Bàn và bắt quả tang 47 đối tượng liên quan.

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Ngày 2/4, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế Gia Lai về vụ việc bác sỹ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, bị hành hung ngày 31/3. Vụ việc đã gây mất an ninh, trật tự, ảnh hưởng tiêu cực công tác khám, chữa bệnh, an toàn của người bệnh và nhân viên y tế.

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Do địa hình có độ dốc cao, sông suối chia cắt mạnh cùng với phong tục tập quán, nhiều khu dân cư của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam nằm rải rác ở lưng chừng núi. Nhiều nơi nằm trong vùng “trước núi sau sông” hoặc “trước sông sau núi” nên thường xuyên đối mặt với nguy cơ sạt lở núi và lũ quét. Nhiều năm qua, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực ứng phó hiệu quả với thiên tai, ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào.

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên đã liên tục tăng trong những năm qua. Chính sách này không những nâng cao được trách nhiệm của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng mà còn còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Chung tay cùng cả nước, tỉnh Bạc Liêu đã huy động tối đa nguồn lực từ sự hỗ trợ của các ban, bộ, ngành Trung ương, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, triển khai thực hiện chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, góp phần mang lại “mái ấm” kiên cố cho người dân trong tỉnh vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.