Vào dịp cuối năm, người dân tộc Jrai vùng biên giới xã Ia O (Ia Grai, Gia Lai) lại tất bật chuẩn bị những tiệc cúng mừng, đặc biệt là may áo cho cồng, chiêng.
Cồng, chiêng được coi là một trong những tài sản quý của cộng đồng người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên cả về giá trị vật chất lẫn tinh thần. Việc thiết kế đan áo cho các bộ cồng, chiêng giúp bảo quản cho những bộ cồng chiêng và góp phần trong công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên.
Lau cồng, chiêng trước khi mặc áo mới. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Nghệ nhân làng Mít Jep, xã Ia O (Ia Grai, Gia Lai) chẻ tre đan áo cho cồng, chiêng. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Lực lượng biên phòng Đồn Ia O, huyện Ia Grai (Gia Lai) chung tay cùng người dân bảo tồn văn hóa bản địa. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Trẻ em cũng rất háo hức với công việc này. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Từng đường đan đầu tiên của bộ áo cho cồng, chiêng. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Những bộ áo mới cho cồng, chiêng. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Hướng dẫn thế hệ trẻ đan áo cho cồng, chiêng. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Truyền lại tình yêu cồng chiêng cho thế hệ trẻ qua những chi tiết nhỏ nhất. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Cồng, chiêng được thay áo mới. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Để có những bộ quần áo mới cho cồng chiêng, các nghệ nhân làng Mít Jep, xã Ia O (Ia Grai, Gia Lai) phải làm việc rất tỉ mỉ, cẩn thận . Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Chau truốt từng đường đan. Ảnh: Hồng Điệp -TTXVN
Một sản phẩm đang dần được hoàn thiện. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Cồng, chiêng được coi là một trong những tài sản quý của cộng đồng người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Múa cồng, chiêng Tây Nguyên. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Hồng Điệp
(TTXVN)