Quay lại

KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954 - 7/5/2024):

Điện Biên - nhịp sống mới

70 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Điện Biên khoác lên mình màu áo mới với những công trình kiên cố mang tầm vóc của thành phố lịch sử, những bản làng trù phú đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào các dân tộc...

3-Bao tang Chien thang lich su Dien Bien Phu-Xuan Tu.jpg
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - nơi lưu giữ và trưng bày hàng nghìn hiện vật trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
25-Bi thu Dien Bien Tran Quoc Cuong-hoang tam.jpg

"Trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên sẽ khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 109/QĐ-TTg ngày 27/01/2024, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, tạo động lực mới cho sự phát triển của địa phương" - Ông Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên.

Vang mãi hào khí Điện Biên

Những ngày tháng Năm lịch sử, khắp nơi trên cả nước diễn ra các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhiều cựu chiến binh nhân dịp này thăm lại chiến trường xưa, tưởng nhớ những đồng đội đã ngã xuống cho nền độc lập dân tộc.

19-chien si Dien Bien ong Miều-tran huan.jpeg
Chiến sĩ Điện Biên Phạm Bá Miều ở phường Tân Thanh, thành phố Điện Biên Phủ say sưa kể chuyện chiến dịch Điện Biên Phủ với du khách trên Đồi A1
40cd.jpg
Các cựu chiến binh huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vượt hàng trăm cây số đến tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Trong ký ức chiến sĩ Điện Biên Phạm Bá Miều ở phường Tân Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, hình ảnh về một thời hào hùng của dân tộc vẫn còn vẹn nguyên. Ông Phạm Bá Miều chia sẻ: “Tôi tham gia trận chiến tiêu diệt địch ở đồi A1. Khi khối bộc phá nặng 960 kg phát nổ phá hủy lô cốt, bộ đội ta đã xông lên tấn công hầm chỉ huy của tướng De Castries và phất cao ngọn cờ chiến thắng. Đó là một khoảnh khắc không bao giờ quên trong cuộc đời tôi”.

15-so chi huy chien dich dbp o xa Muong Phang-trung kien.jpg
Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trong khu rừng già của đại ngàn Mường Phăng
5-So Chi huy chien dich DBP-trung kien.jpg
Du khách tham quan lán làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong dòng người đến thăm di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở xã Mường Phăng, chiến sĩ Điện Biên Đỗ Xuân Nhã ở phường Thanh Lương, thành phố Điện Biên Phủ nhớ lại: “Tôi như được thấy không khí hào hùng của 70 năm trước khi từng đoàn dân và quân sẵn sàng thồ hàng, trèo đèo, lội suối cung cấp lương thực cho tiền tuyến; những người lính Điện Biên năm xưa ra trận mà không một chút đắn đo hay nuối tiếc thân mình”.

8-doi A1-Xuan Tu.jpg
Di tích lịch sử Đồi A1 trong những ngày cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
9-nghia trang doi A1-xuan tu.jpg
Đoàn viên thanh niên thắp hương tri ân các anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ A1 ở thành phố Điện Biên Phủ

Thắp nén hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên Vũ Văn Tri đến từ tỉnh Lai Châu không khỏi xúc động: “Trở lại vùng đất lịch sử này, thắp nén hương thơm cho các anh hùng, liệt sĩ, tôi như được gặp lại các đồng đội cũ. Ký ức một thời hoa lửa lại ùa về trong cái ôm thật chặt của những người lính cụ Hồ”.

Bom, đạn, khỏi lửa chiến tranh đã lùi xa nhưng trong trái tim của các cựu chiến binh hôm nay không chỉ có bản hùng ca được viết lên bởi một thời trai trẻ cầm súng chiến đấu cho nền độc lập dân tộc mà còn là bài học lịch sử cho thế hệ con cháu mai sau có trách nhiệm gìn giữ và tiếp bước trên con đường xây dựng, phát triển đất nước.

1-dien mao thanh pho dbp-xuan tu.jpg
Nơi chiến trường khốc liệt 70 năm về trước giờ được thay thế bằng diện mạo của một đô thị đang trên đà phát triển
16-canh dong Muong Thanh-xuan tu.jpg
Khung cảnh yên bình trên cánh đồng Mường Thanh

Cuộc sống mới trên vùng đất lịch sử

70 năm sau, lòng chảo Điện Biên khoác lên mình tấm áo mới, trở thành vùng đất thanh bình, tươi đẹp và đầy sức sống. Chiến trường Điện Biên Phủ ngày nào giờ đã nhường chỗ cho các công trình giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế… khang trang, hiện đại. Giữa lòng thành phố Điện Biên Phủ, những di tích lịch sử đáng nhớ được đầu tư, tôn tạo trở thành điểm nhấn để phát triển du lịch.

18-cau treo o Him Lam-xuan tu.jpg
Cầu treo kiên cố được xây dựng giúp người dân bản Him Lam II, phường Him Lam đi lại thuận tiện
17-Him Lam-xuan tu.jpg
Him Lam năm xưa từng là chiến trường đầy bom đạn, dây thép gai, bãi mìn..., giờ là phố phường sầm uất

Chúng tôi đến phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ, nơi từng là chiến trường đầy bom đạn, dây thép gai, bãi mìn... Đi trên con đường bê tông thẳng tắp, hai bên đường rực rỡ cờ hoa chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, bà Lò Thị Thơm chia sẻ: "Trước đây, Him Lam là một bãi chiến trường, cuộc sống rất khó khăn, chỉ có nhà tranh, vách đất, đồi núi hoang vu. Thế nhưng ngày nay, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân nơi đây thay đổi rất nhiều. Hạ tầng điện, đường, trường, trạm được nhà nước quan tâm đầu tư; con cái được học hành; số hộ khá giàu chiếm trên 70%, đặc biệt là phường không còn hộ nghèo. Mình vui lắm!”.

10-san xuat nong nghiep ben song Nam Rom-xuan tu.jpg
Sản xuất nông nghiệp bên bờ sông Nậm Rốm
10-thong xe cau-xuan tu.jpg
Cầu Thanh Bình bắc qua sông Nậm Rốm - công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Rời phường Him Lam, chúng tôi đến với những bản làng nông thôn mới ở huyện Điện Biên Đông, tận mắt chứng kiến sự đổi thay của vùng đất này. Xe bon bon chạy trên con đường phẳng lỳ, xa xa là cánh đồng ngút ngàn màu xanh của lúa và những ngôi nhà mới xây khang trang, sạch đẹp. Ông Nguyễn Văn Tăng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Điện Biên Đông chia sẻ: “Ngày xưa làm gì có đường to đẹp thế này! Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới mà hệ thống giao thông trong huyện được cải thiện đáng kể; các công trình phúc lợi được xây dựng rộng rãi, to đẹp; đời sống đồng bào các dân tộc được nâng lên rõ rệt”.

21-muong phang 2-xuan tien.jpg
Điện lưới quốc gia phủ khắp các bản làng của xã Mường Phăng, địa danh gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
20-muong phang-xuan tien.jpg
Xã Mường Phăng, địa danh gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nay đã có đủ các cấp học với cơ ngơi khang trang, đáp ứng nhu cầu dạy và học

Nói về thành tựu của Điện Biên, ông Trần Quốc Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên cho rằng: “Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên đã phát huy tinh thần Điện Biên Phủ, đoàn kết một lòng trong xây dựng đời sống mới. Điện Biên hôm nay đổi thay từng ngày, góp phần tạo nên cuộc sống mới trên vùng đất lịch sử”.

14-anh Xuan Tu-dien bien.jpg
Với lợi thế có đường hàng không giúp Điện Biên thuận lợi trong thông thương, giao lưu với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước
13-the he tre Dien Bien-anh Xuan Tu.jpg
Thế hệ tương lai của Điện Biên anh hùng

Hoàng Tâm - Hương Hiền

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Hiện nay, xu hướng "check-in" trải nghiệm tại các địa điểm đến đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tại Ninh Thuận, trào lưu này không chỉ giúp du khách lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch địa phương hiệu quả.

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Vui Tết rừng với đồng bào Mông Nà Hẩu

Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái) nô nức hội tụ tại các điểm trung tâm bản để tổ chức Lễ Cúng rừng hay còn gọi Tết rừng.

Du lịch "ngất ngây" mùa hoa mận Mộc Châu

Du lịch "ngất ngây" mùa hoa mận Mộc Châu

Mùa hoa mận Mộc Châu (Sơn La) năm nay đẹp hơn mọi năm nhờ thời tiết thuận lợi, hoa tại nhiều vườn đồng loại bung đều nên càng thu hút nhiều du khách từ mọi miền Tổ quốc. Tuy nhiên, khi khách đổ dồn đi du xuân ngắm hoa, đã xuất hiện nhiều phản hồi quá tải về phòng nghỉ, các dịch vụ ăn uống, vui chơi và tắc đường.

Về Bắc Ninh thưởng thức canh hát Quan họ đầu Xuân

Về Bắc Ninh thưởng thức canh hát Quan họ đầu Xuân

Những ngày đầu Xuân, ở Bắc Ninh rộn ràng lễ hội. Đặc biệt, người yêu Quan họ có thể cảm nhận đầy đủ các hình thức diễn xướng của loại hình nghệ thuật này trong các lễ hội như hát hội, hát thuyền, hát cửa đình, cửa chùa. Đặc biệt, du khách có thể tìm đến không gian riêng để nghe các canh Quan họ, thưởng thức những nét độc đáo và tinh túy nhất.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Ngày 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2025. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, đồng thời trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến, Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Đoàn kết - Điểm tựa vững chắc để Việt Nam vươn mình phát triển

Đoàn kết - Điểm tựa vững chắc để Việt Nam vươn mình phát triển

Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai sau hơn 3 tháng kể từ thảm họa bão Yagi (bão số 3) đã được khoác chiếc áo mới. 40 căn nhà tái định cư kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày với diện tích 96m2/căn còn thơm mùi sơn đã được trao cho những hộ dân đã bị mất nhà cửa sau thảm hoạ sạt lở tại đây 3 tháng trước. Thảm họa tại Làng Nủ đã làm 52 người chết, 14 người mất tích, 15 người bị thương, sập đổ 35 căn nhà cùng nhiều tài sản lớn. Quá trình tái thiết, đưa người dân trở lại cuộc sống bình thường ở Làng Nủ sau bão số 3 như một biểu tượng cho tinh thần đoàn kết cùng vượt qua khó khăn của dân tộc ta trước thiên tai khốc liệt.

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Tết sớm trên những bản làng thoát nghèo ở vùng cao A Lưới

Kết thúc mùa màng bội thu cũng là lúc đồng bào dân tộc huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) dựng cây nêu, nô nức đón chào ngày hội lớn - lễ hội ADa Koonh. Lễ hội năm nay trở nên đặc biệt hơn khi A Lưới chính thức thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo quốc gia giai đoạn 2022 - 2025. Không khí lễ hội, hân hoan đón Tết tràn ngập mọi nẻo đường và bản làng.

Để kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lai Hòa thường xuyên phối hợp với lực lượng công an, dân quân tự vệ tuần tra kiểm soát tại khu vực biên giới biển ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng).

Sóc Trăng xây dựng “thế trận lòng dân” trong bảo vệ biên giới

Những năm qua, Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chỉ huy các cấp thực hiện tốt phương châm “3 bám, 4 cùng" (bám đơn vị, bám địa bàn, bám chủ trương chính sách; cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc) để thực sự gần dân, hiểu dân, chăm lo cho dân, cùng chung tay gìn giữ biên giới biển…

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Đối với đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang, cây thốt nốt từ lâu đã trở nên thân quen, gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Những sản phẩm từ cây thốt nốt được nhân dân tận dụng để phát triển kinh tế, hình thành nên nhiều đặc sản trứ danh. Trong đó, nghề làm đường thốt nốt không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định mà còn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

"Mái ấm cho đồng bào” trong kỷ nguyên vươn mình

"Mái ấm cho đồng bào” trong kỷ nguyên vươn mình

Xóa nhà tạm không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, mà đây là việc làm thiết thực nhằm hoàn thành công cuộc giảm nghèo bền vững, hướng tới một tương lai không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hang Kia, Pà Cò - điểm đến đặc trưng văn hóa dân tộc Mông

Hang Kia, Pà Cò - điểm đến đặc trưng văn hóa dân tộc Mông

Hang Kia và Pà Cò là hai xã vùng cao của huyện Mai Châu (Hòa Bình) nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, nơi có đến hơn 90% là người dân tộc Mông. Với cảnh quan nguyên sơ, núi đồi hùng vĩ cùng những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc riêng có, nhiều đời nay, đồng bào Mông ý thức được việc gìn giữ, đồng thời phát huy được tiềm năng, lợi thế, tạo dựng vùng "đất hứa" vươn mình trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Đồng bào Khmer tìm hiểu về lịch sử hình thành cột mốc biên giới 275 giữa Việt Nam và Campuchia tại khu vực cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên (An Giang). Ảnh: An Hiếu

An dân giữ đất biên cương

Với khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng An Giang luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát địa bàn, phát huy hiệu quả sức mạnh đoàn kết toàn dân, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới Tây Nam.

Tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" cùng phù điêu lớn hình cánh cung phía sau là điểm nhấn tại Khu lưu niệm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Ảnh: Việt Hoàng-TTXVN

70 năm tập kết ra Bắc: Dành những gì tốt nhất cho đồng bào miền Nam

Cách đây 70 năm, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Ðảng đã có quyết định mang tầm chiến lược là đưa con em cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, tạo nguồn cán bộ lâu dài cho sự nghiệp cách mạng; đồng thời góp phần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Về miền văn hóa Mường

Về miền văn hóa Mường

Hòa Bình là vùng đất có nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường, chiếm hơn 63% dân số. Nơi đây nổi tiếng với bốn vùng Mường cổ “Bi, Vang, Thàng, Động” cùng sự hiện diện của “Văn hóa Hòa Bình” tồn tại trên 10.000 năm. Theo dòng chảy thời gian, dân tộc Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo và gìn giữ được một nền văn hóa phong phú và đa dạng...

Đồng bào Chăm Islam An Giang: Gắn kết giữa đạo và đời, tôn giáo và dân tộc

Đồng bào Chăm Islam An Giang: Gắn kết giữa đạo và đời, tôn giáo và dân tộc

Đồng bào dân tộc Chăm ở An Giang theo Hồi giáo (Islam) hiện có trên 11.000 người, chiếm khoảng 0,6% tổng số dân trên địa bàn tỉnh. Không chỉ thực hiện tốt giáo lý tôn giáo, đồng bào Chăm nơi đây còn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phát triển kinh tế, gìn giữ văn hóa truyền thống, hướng tới một cuộc sống ngày càng văn minh, giàu đẹp…

Lực lượng quân đội, công an triển khai tìm kiếm các nạn nhân mất tích do sạt lở đất tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Ảnh: Ngọc Thành

Ấm áp tình người nơi bão lũ

Bão Yagi (bão số 3) và hoàn lưu bão những ngày đầu tháng 9 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề ở nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Trước sức tàn phá của thiên nhiên, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” của người Việt Nam như được nhân lên gấp bội, lan tỏa nơi bão lũ...

Kinh lá Buông, Di sản văn hóa phi vật thể của người Khmer An Giang

Kinh lá Buông, Di sản văn hóa phi vật thể của người Khmer An Giang

Kinh lá Buông của người Khmer An Giang là một trong những di sản văn hóa độc đáo thể hiện sự khéo léo, tài năng sáng tạo trong trình độ kỹ thuật và tri thức của người Khmer. Tỉnh An Giang đã phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia “Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer tỉnh An Giang” và sẽ xây dựng hồ sơ đăng ký công nhận di sản tư liệu tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của người Khmer ở tỉnh An Giang, thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO.

Sáng ngời sắc áo lính nơi lũ dữ

Sáng ngời sắc áo lính nơi lũ dữ

Những ngày này, trên địa bàn thành phố Hà Nội, lực lượng công an, quân đội đang phối hợp các đơn vị nỗ lực bảo vệ tài sản, an toàn tính mạng cho nhân dân. Việc làm của các lực lượng vũ trang giúp thắm hơn tình quân, dân trong lũ dữ. *Kề vai sát cánh cùng nhân dân

Du khách và đồng bào dân tộc Mường tham gia nhảy sạp tại Tuần Văn hóa, Du lịch Mộc Châu năm 2024. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Vui Tết Độc lập trên cao nguyên Mộc Châu

Ngày 1/9, đồng bào các dân tộc và du khách thập phương nô nức về cao nguyên Mộc Châu, Sơn La đón Tết Độc lập, tham dự Tuần Văn hóa, Du lịch năm 2024 với chủ đề “Mộc Châu - Tiếng gọi mùa yêu”.

Tây Nguyên – muốn ổn định, phải phát triển

Tây Nguyên – muốn ổn định, phải phát triển

“Cốt lõi của việc bảo vệ an ninh, trật tự là đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đó là thông điệp mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị về bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên diễn ra ngày 25/8/2024 tại Đà Lạt (Lâm Đồng).

Không phân biệt cao – thấp với di sản văn hóa phi vật thể

Không phân biệt cao – thấp với di sản văn hóa phi vật thể

Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Từ Cách mạng Tháng Tám nghĩ về bài học nắm bắt cơ hội

Từ Cách mạng Tháng Tám nghĩ về bài học nắm bắt cơ hội

Cách mạng Tháng Tám đã đưa chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, kết thúc ách đô hộ của thực dân, phát xít, xóa bỏ chế độ phong kiến từ hàng ngàn năm. Tầm vóc, ý nghĩa thắng lợi, bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị kể từ mùa Thu lịch sử năm 1945.

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Nỗ lực gìn giữ biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Năm nay đánh dấu 25 năm, Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (Nghị định thư phân giới cắm mốc; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới; Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu).

Trải nghiệm một mùa thu đậm bản sắc vùng cao

Trải nghiệm một mùa thu đậm bản sắc vùng cao

Du lịch miền Bắc thời gian này sẽ là thiếu sót lớn nếu không được tận hưởng mùa vàng ở Tây Bắc, ngửi hương lúa chín ngọt ngào, check-in những cung đường đèo uốn lượn đẹp như mơ mà không lo gặp phải cơn mưa rừng bất chợt, chiêm ngưỡng màu xanh bất tận của cánh đồng chè trên những sườn núi cao, bên cạnh là con suối thơ mộng róc rách hiền hòa và rồi thưởng thức các món ngon làm từ măng rừng, măng đắng, rau cải mèo đang vào mùa. Đây cũng là thời điểm Lào Cai thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm một mùa thu đậm bản sắc vùng cao.

60 năm Hải quân chiến thắng trận đầu - Bản hùng ca vang mãi

60 năm Hải quân chiến thắng trận đầu - Bản hùng ca vang mãi

Ngày 2 và 5/8/1964, Hải quân nhân dân Việt Nam đã đánh thắng trong trận đầu ra quân, ghi thêm dấu ấn vào trang sử vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. 60 năm sau, Chiến thắng trận đầu không chỉ là biểu tượng của sức mạnh chính trị, tinh thần “Dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng”, mà còn có ý nghĩa, giá trị to lớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Dấu ấn trong xây dựng môi trường văn hóa tại vùng cao Yên Bái

Dấu ấn trong xây dựng môi trường văn hóa tại vùng cao Yên Bái

Bám sát quan điểm của Đảng, vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm văn hóa, con người địa phương, tỉnh Yên Bái đã đặc biệt quan tâm xây dựng bản sắc văn hóa và nhân tố con người song hành cùng sự phát triển của tỉnh, biến những giá trị văn hóa đặc sắc riêng có trở thành sức mạnh nội sinh, nguồn lực to lớn vượt qua mọi khó khăn, chung tay kiến tạo quê hương Yên Bái vững bước đi lên.