Thanh Thủy - xã biên giới của huyện Vị Xuyên, Hà Giang, từng là vùng đất hứng chịu nhiều mất mát, đau thương trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Từ 46 năm trước, nơi đây là chiến trường khốc liệt, những người lính kiên cường đã chiến đấu, hy sinh để giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Hôm nay, Thanh Thủy đã vươn mình mạnh mẽ, chuyển mình thành một vùng đất giàu tiềm năng phát triển, tràn đầy sức sống.
Để không có vùng lõi nghèo, thực hiện mục tiêu kinh tế phát triển, nhân dân hạnh phúc, những năm qua Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành nhiều Nghị quyết về an sinh xã hội, phát triển kinh tế. Nghị quyết 06 về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025 ra đời tạo bước đột phá, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng trong tỉnh, đặc biệt nâng cao tính kết nối để tỉnh Quảng Ninh trở thành cực tăng trưởng phía Bắc.
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (424.914 người), trong đó đồng bào dân tộc Khmer chiếm 30,19%. Nhờ những chính sách đầu tư đặc thù của Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số gắn với xây dựng nông thôn mới, diện mạo phum sóc vùng đồng bào Khmer từng bước đổi thay.
Sau thời gian thi công, nhiều bến thuyền trên sông Hương ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hoàn thành, đang làm thủ tục bàn giao đưa vào hoạt động, hứa hẹn góp phần thúc đẩy du lịch đường sông phát triển bài bản, gắn kết các điểm du lịch cộng đồng và di sản, tạo thêm trải nghiệm mới mẻ cho du khách khi đến Huế.
Đến thăm quần đảo Trường Sa hôm nay không chỉ thấy màu xanh của cây trái, Trường Sa đã có năng lượng sạch, được phủ sóng truyền hình, sóng điện thoại. Trường Sa đã bừng lên sức sống mới, ngày càng gần đất liền hơn.
70 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Điện Biên khoác lên mình màu áo mới với những công trình kiên cố mang tầm vóc của thành phố lịch sử, những bản làng trù phú đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào các dân tộc...
Từng là “vùng trũng” về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bốn làng Pông, Trớ, Hek, Kinh Pêng (gọi chung là 4 làng đồn) thuộc xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện (Gia Lai) đang đổi thay từng ngày nhờ triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đánh giá trong nhiều năm thị trường du lịch nội địa bị bỏ ngõ và chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có, do đó các chuyên gia cho rằng, để kích cầu và phục hồi ngành du lịch thì phải tổ chức lại sản phẩm, dịch vụ, nhất là phát triển tuyến tour đặc trưng của từng địa phương trên cả nước. Với cơ sở là thành phố mang tên Bác, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều lợi thế về văn hóa, lịch sử, con người và điểm đến hấp dẫn mang tính đặc trưng nhưng làm sao để khai thác hiệu quả, phục vụ mục tiêu phát triển du lịch là bài toán đòi hỏi sự đồng hành của sở, ngành và doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.
Ngành du lịch là ngành dịch vụ tổng hợp, có mối quan hệ gắn kết với nhiều ngành nghề, lĩnh vực và địa phương, nên phát triển hoạt động liên kết hợp tác du lịch sẽ thúc đẩy chuỗi giá trị dịch vụ khác và kinh tế địa phương. Trong bối cảnh thị trường nội địa đang là cơ hội hàng đầu của ngành du lịch thì yêu cầu kết nối địa phương, quảng bá hình ảnh đất nước cần được ưu tiên triển khai nhanh và đồng bộ liên vùng. Trên cơ sở đó, ngành du lịch sẽ tận dụng được cơ hội xây dựng chuỗi cung ứng cho thị trường nội địa và thu hút khách du lịch trong nước, góp phần vực dậy ngành công nghiệp không khói đầy tiềm năng phát triển tại Việt Nam.
Diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, thiên tai đã tạo ra nhiều thách thức cho ngành du lịch cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên, với tinh thần vượt khó, ngành du lịch và doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai song song giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp phù hợp với biến động thị trường và kích cầu du lịch với sản phẩm, dịch vụ đổi mới sáng tạo. Đây cũng là những giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu kép của Thủ tướng Chính phủ trong việc vừa đảm bảo phòng chống dịch COVID-19, vừa thúc đẩy kinh tế phát triển.
Trong tiết trời se lạnh, chúng tôi lại có dịp trở lại với các bản vùng cao của đồng bào người Dao ở Phú Thọ. Những con đường bê tông uốn lượn men theo những quả đồi xanh ngát của núi rừng dẫn vào từng bản; những ngôi nhà khang trang mọc lên như nấm… đã minh chứng cho sự thay đổi diện mạo của những bản người Dao nơi đây.
Tuyên Quang - mảnh đất cội nguồn cách mạng, nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc ta trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Phát huy tinh thần cách mạng, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã đoàn kết, vận dụng sáng tạo bài học về sức mạnh toàn dân, thực hiện các khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội… từng bước đưa tỉnh ngày càng phát triển, mang lại diện mạo mới cho quê hương.
Nằm dưới chân đèo Ea Na, xã Ea Na, huyện Krông Ana (Đắk Lắk), đã có nhiều đổi thay nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp chính quyền và đồng bào các dân tộc.