Trên vùng đất Cao nguyên đá Hà Giang khắc nghiệt, việc chăn nuôi không hề dễ dàng. Tuy nhiên, với sự quyết tâm, sáng tạo và mô hình liên kết bền vững, Hợp tác xã Cát Lý đã và đang phát triển mạnh mô hình nuôi bò vàng Hà Giang, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Ngày 18/2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội nghị công bố kết quả và trao giấy chứng nhận sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.
Nhằm góp phần nâng cao chuỗi giá trị và đưa trái thanh long Tiền Giang thâm nhập vào những thị trường có yêu cầu cao trên thế giới, tỉnh Tiền Giang đang đẩy nhanh tiến độ cấp mã vùng trồng cây thanh long, đặc biệt tại vùng chuyên canh trái cây đặc sản này.
Tại kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 mới đây đã thông qua Nghị quyết số 68/NQ-HĐND về chủ trương đầu tư Dự án Hỗ trợ kinh tế tuần hoàn xanh thông qua cải thiện chuỗi giá trị nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam tại tỉnh Bắc Kạn.
Tây Ninh xác định phát triển nông nghiệp theo hướng chuỗi giá trị, chất lượng, hiệu quả; chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để mở rộng thị trường hướng đến xuất khẩu, nâng cao hiệu suất và lợi nhuận thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa, tin học hóa, số hóa và kinh tế tuần hoàn, đang góp phần với cả nước làm thay đổi bộ mặt ngành nông nghiệp, hướng đến phát triển bền vững.
Hiện nay, mạng lưới các hợp tác xã nông nghiệp - thủy sản tại Tiền Giang phát triển mạnh, góp phần thu hút nông dân làm ăn tập thể kiểu mới, tạo công ăn việc làm cho lao động nông nhàn, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa, nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên.
Tỉnh Tiền Giang nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cửa ngõ kết nối Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh Tây Nam Bộ nên có nhiều lợi thế phát triển công nghiệp, nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương và của vùng. Hiện Tiền Giang đang thúc đẩy phát triển công nghiệp - nông nghiệp gắn với mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn, hướng tới mục tiêu bền vững.
Theo Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh Sóc Trăng, hiện tỉnh có 216 hợp tác xã đang hoạt động với gần 32.000 thành viên; có 1.244 tổ hợp tác, với 29.613 thành viên; 1 liên hiệp hợp tác xã.
Sáng 30/6, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận tổ chức hội thảo Kết nối các doanh nghiệp và Hợp tác xã, doanh nghiệp trong chuỗi giá trị thanh long xanh. Đây là hoạt động nằm trong thỏa thuận hợp tác giữa Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận thực hiện dự án “Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp các bon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện NDC (đóng góp do quốc gia tự quyết định) của Việt Nam” tại tỉnh Bình Thuận.
Phát triển mô hình hợp tác xã theo chuỗi giá trị giúp sản xuất phát triển ổn định, tạo liên kết, quy mô lớn, tăng lợi thế cho người nông dân bằng việc hạ giá thành sản phẩm đầu vào và nâng cao chất lượng, thương hiệu và giá trị sản phẩm đầu ra. Đây là nội dung của kế hoạch triển khai đề án phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh năm 2023 vừa được UBND tỉnh Bình Phước ban hành.
Xây dựng chuỗi giá trị thổ cẩm là cách làm thiết thực nhằm vực dậy nghề dệt vải truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An. Nếu như trước đây, sản phẩm dệt của đồng bào chủ yếu quanh quẩn trong các bản làng thì nay, sản phẩm của họ được kết nối với thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, từng bước gắn kết du lịch với quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Theo Tỉnh ủy Bến Tre, sau một năm thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU của Tỉnh ủy về xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030 cho thấy, nông nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm không ngừng tăng lên.
Hà Nội có hơn 160.000ha sản xuất lúa chuyên canh, sản lượng trên 1 triệu tấn/năm, trong đó lúa đặc sản, lúa chất lượng cao chiến hơn 70%, riêng lúa thơm các loại chiếm hơn 53% sản lượng lúa của thành phố.
Sen là một trong những ngành hàng được bổ sung trong tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu phát triển ngành này hiệu quả, chất lượng để nâng cao chuỗi giá trị cây sen trở thành đặc sản nổi tiếng ở vùng đất sen hồng.
Gốm đất nung (gốm đỏ) là một trong những mặt hàng thế mạnh của tỉnh Vĩnh Long, có khả năng sản xuất 5 triệu sản phẩm các loại mỗi năm. Giá trị ngành gốm tạo ra hàng năm trên 500 tỷ đồng, đóng góp vào phát triển kinh tế của địa phương.
Ngày 21/2, tại xã Liên Hoa (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình), Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Phát triển nông thôn Hàn Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, UBND tỉnh Thái Bình đã phối hợp tổ chức Lễ khởi động dự án "Cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam".
Trước đây, việc sản xuất của đồng bào dân tộc và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đắk Tô (Kon Tum) thiếu tính tổ chức. Nông sản làm ra “thuận mua vừa bán” nên hiệu quả kinh tế thấp. Vài năm gần đây, nhằm nâng cao giá trị nông sản, Đắk Tô phát triển mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, góp phần từng bước thay đổi tư duy sản xuất, cải thiện thu nhập cho đồng bào dân tộc...
Ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 3841/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương và giao dự toán hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia gia xây dựng nông thôn mới năm 2020.
Từ chủ trương phát triển cây ăn quả trên đất dốc của tỉnh Sơn La, huyện Mộc Châu đã đẩy mạnh chuyển đổi diện tích đất trồng cây lương thực năng suất thấp sang trồng cây ăn quả năng suất cao. Đến nay, huyện Mộc Châu đã có hàng ngàn ha cây ăn quả đặc trưng, mang lại hiệu quả về kinh tế, nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, năm 2020, từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh bố trí 9,5 tỷ đồng phân bổ cho các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thực hiện dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ là đòn bẩy tăng trưởng kinh tế và mở rộng sự thâm nhập của nông sản Việt Nam vào thị trường lên tới 18.000 tỷ USD.
Ngày 12/7, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tập đoàn Phát triển nông thôn Hàn Quốc (KRC) về dự án “Cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo ở Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam”.
Ngày 7/6, trong khuôn khổ Lễ hội cây - trái ngon, an toàn tỉnh Bến Tre lần thứ 18, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo nâng cấp chuỗi giá trị trái cây đặc sản Bến Tre.
Chiều 10/1, tại Bến Tre, UBND tỉnh Bến Tre phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh Trà Vinh,Tiền Giang và Vĩnh Long tổ chức Hội thảo xây dựng chuỗi giá trị bền vững ngành dừa tiểu vùng duyên hải phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long. Hội thảo nhằm đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng, thách thức trong pháp triển ngành dừa của 4 tỉnh, cũng như đề xuất giải pháp căn cơ để phát triển chuỗi giá trị cây dừa.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Lập, tỉnh đang tập trung xây dựng chuỗi giá trị cây dừa theo tinh thần Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy Bến Tre về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020. Từ đó, nâng cao hiệu quả kinh tế vườn dừa và nâng cao thu nhập cho nhà vườn, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững ngành dừa.
Ngày 19/8, tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Ủy ban Dân tộc phối hợp với tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo kỹ thuật tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số.
Ngày 22/6, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cùng Bộ Ngoại giao và Ngân hàng thương mại Australia tổ chức lễ công bố Phát động cuộc thi "Tìm kiếm ý tưởng chuỗi giá trị” nhằm hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Chiều ngày 4/4/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), UBND tỉnh Bắc Kạn và đại diện nhà đầu tư đã ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án “Ứng dụng công nghệ phát triển bò thịt chất lượng cao thành hàng hóa theo chuỗi giá trị ở các tỉnh miền núi phía Bắc”.