Theo đó, Bộ KH&CN phối hợp với UBND tỉnh Bắc Kạn và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Tổng hợp Bắc sông Cầu Thái Nguyên sẽ triển khai Dự án với chiến lược khôi phục và phát triển đàn bò Mông bản địa tại các tỉnh miền núi phía Bắc thành chuỗi sản xuất hàng hóa có giá trị cao trên thị trường, hướng tới xuất khẩu tương tự như mô hình bò Kobe của Nhật Bản. Cụ thể từ quý II năm 2017, Bộ KH&CN phối hợp với UBND tỉnh Bắc Kạn sẽ bắt tay vào việc xây dựng Trung tâm Bảo tồn nguồn gene và Phát triển giống bò Mông tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Ở các giai đoạn tiếp theo của Dự án, Bộ KH&CN sẽ chịu trách nhiệm ứng dụng các công nghệ mới về giống, chăm sóc, thức ăn, thú y, công nghệ giết mổ và phối hợp với doanh nghiệp thuộc dự án (với hình thức đầu tư công - tư kết hợp) để xây dựng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm thịt bò Mông; Xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết thêm với các hộ nông dân trong vùng miền núi phía Bắc để phát triển thành ngành hàng sản xuất quy mô lớn; Đồng thời hỗ trợ xây dựng các mô hình khởi nghiệp sáng tạo nhằm thúc đẩy hình thành doanh nghiệp KH&CN và các hợp tác xã kiểu mới, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới. Trước mắt, UBND tỉnh Bắc Kạn sẽ tạo điều kiện bố trí cho doanh nghiệp tham gia dự án diện tích đất 15ha để triển khai xây dựng các hạng mục cơ bản…
Bò Mông hay còn gọi là bò U là giống bò bản địa có từ rất lâu đời ở Bắc Kạn và một số khu vực miền núi phía Bắc, có chất lượng thịt thơm ngon đặc trưng và được đánh giá là “giống bò siêu thịt của Việt Nam”, có khả năng đưa vào sản xuất hàng hóa mang thương hiệu quốc gia. Bò Mông thường được bán tại các chợ phiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc và được các thương lái Trung Quốc rất ưa chuộng. Hiện nay, bò Mông vẫn chủ yếu được nuôi theo quy mô hộ gia đình manh mún, số lượng và chất lượng hạn chế, nhiều nơi vẫn chủ yếu nuôi chăn thả tự nhiên, giá trị thấp. Đặc biệt là tình trạng lai cận huyết trong nhiều năm khiến đàn bò đang dần thoái hóa. Vì vậy, Dự án này là cú hích có thể tạo nên đột phá quan trọng cho việc khôi phục nguồn gene bản địa quý của giống bò Mông.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng nhấn mạnh: Bộ KH&CN sẽ tạo mọi điều kiện, cam kết tham gia thực hiện Dự án bằng các nhiệm vụ KH&CN để bảo tồn nguồn gene, phát triển giống bò bản địa vùng núi phía Bắc tạo ra sản phẩm bò thịt hàng hóa có thương hiệu của Việt Nam. Việc thực hiện thành công Dự án sẽ giúp tận dụng được các thế mạnh của địa phương, đồng thời giúp người dân tăng thêm được thu nhập.
Ảnh: Bộ KH&CN |
Ở các giai đoạn tiếp theo của Dự án, Bộ KH&CN sẽ chịu trách nhiệm ứng dụng các công nghệ mới về giống, chăm sóc, thức ăn, thú y, công nghệ giết mổ và phối hợp với doanh nghiệp thuộc dự án (với hình thức đầu tư công - tư kết hợp) để xây dựng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm thịt bò Mông; Xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết thêm với các hộ nông dân trong vùng miền núi phía Bắc để phát triển thành ngành hàng sản xuất quy mô lớn; Đồng thời hỗ trợ xây dựng các mô hình khởi nghiệp sáng tạo nhằm thúc đẩy hình thành doanh nghiệp KH&CN và các hợp tác xã kiểu mới, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới. Trước mắt, UBND tỉnh Bắc Kạn sẽ tạo điều kiện bố trí cho doanh nghiệp tham gia dự án diện tích đất 15ha để triển khai xây dựng các hạng mục cơ bản…
Ông Lý Thái Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, ông Trần Văn Tùng- Thứ trưởng Bộ KH&CN và ông Nguyễn Quang Tiếp - Giám đốc Công ty TNHH XNK Tổng hợp Bắc Sông Cầu Thái Nguyên ký kết biên bản hợp tác. Ảnh: Bộ KH&CN |
Bò Mông hay còn gọi là bò U là giống bò bản địa có từ rất lâu đời ở Bắc Kạn và một số khu vực miền núi phía Bắc, có chất lượng thịt thơm ngon đặc trưng và được đánh giá là “giống bò siêu thịt của Việt Nam”, có khả năng đưa vào sản xuất hàng hóa mang thương hiệu quốc gia. Bò Mông thường được bán tại các chợ phiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc và được các thương lái Trung Quốc rất ưa chuộng. Hiện nay, bò Mông vẫn chủ yếu được nuôi theo quy mô hộ gia đình manh mún, số lượng và chất lượng hạn chế, nhiều nơi vẫn chủ yếu nuôi chăn thả tự nhiên, giá trị thấp. Đặc biệt là tình trạng lai cận huyết trong nhiều năm khiến đàn bò đang dần thoái hóa. Vì vậy, Dự án này là cú hích có thể tạo nên đột phá quan trọng cho việc khôi phục nguồn gene bản địa quý của giống bò Mông.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng nhấn mạnh: Bộ KH&CN sẽ tạo mọi điều kiện, cam kết tham gia thực hiện Dự án bằng các nhiệm vụ KH&CN để bảo tồn nguồn gene, phát triển giống bò bản địa vùng núi phía Bắc tạo ra sản phẩm bò thịt hàng hóa có thương hiệu của Việt Nam. Việc thực hiện thành công Dự án sẽ giúp tận dụng được các thế mạnh của địa phương, đồng thời giúp người dân tăng thêm được thu nhập.