Người dân nhiều buôn làng vẫn truyền tai nhau câu chuyện rằng, xưa người Tà Ôi vào rừng làm rẫy, nắng nóng quá, ngồi nghỉ dưới một tán cây, thấy nước chảy ra, họ lấy uống thấy rất ngon, lại thơm mùi rượu, uống nhiều thấy người lâng lâng, nhưng cũng rất êm, không hề có biểu hiện đau đầu hay khó chịu, thế là họ rủ nhau lấy về uống thay rượu. Rồi thứ nước trời cho ấy được mọi người ca tụng và lan tỏa ra khắp các vùng.
Ở huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên-Huế) hầu như gia đình người Tà Ôi nào cũng biết bí kíp để làm ra thứ “bia trời” đó. Thế nhưng nhiều nhất có lẽ ở thôn Vân Trình (xã A Ngo), thôn A Min (xã A Roàng) và một số hộ gia đình ở xã Hồng Thủy. Theo lời kể của ông Bhnướch Vớt, người dân xã A Roàng thì rượu đoác lấy từ thân cây đoác, hay gọi là cây tà vạt (họ dừa) mọc nhiều nơi trên dãy Trường Sơn. Thường mỗi cây đoác mọc trên rừng phải từ 5-7 năm tuổi mới bắt đầu khai thác được rượu.
Công đoạn lấy rượu cũng đơn giản. Khi tìm thấy cây đoác thân lớn, già ưng ý, thì dùng rựa dọn sạch cây leo, lá bụi bám quanh cây. Sau đó dùng dao rạch một lỗ ở thân cây, đặt ống lồ ô dẫn xuống can hoặc chai. Trong chai hoặc can đã có sẵn vỏ cây chuồn phơi khô để cho nước đoác lên men thành rượu và uống mới thơm, ngọt đậm. Nếu những cây đoác đã có trái thì cắt ở cuống buồng rồi hứng nước. Mỗi cây đoác có thể lấy rượu liên tục trong vòng 2 tháng, nếu cây có buồng quả phải lấy trong vòng 3 tháng, khoảng 80-100 lít, mới hết rượu. Sau đó cho cây đoác nghỉ ngơi 2-3 tháng mới khai thác tiếp.
Theo kinh nghiệm của người Tà Ôi thì cây đoác càng to càng lấy được nhiều rượu. Mà muốn gặp cây to thì phải vào rừng sâu. Ngày trước người dân chỉ dùng rượu để uống trong mỗi dịp lễ tết, hội hè. Thế nhưng, do tiếng lành đồn xa, nhiều người ở nơi khác bắt đầu tìm đến mua thứ “bia trời” này về uống. Rượu cũng nhiều, bán bớt đi để lấy tiền sắm sửa mọi vật dụng sinh hoạt trong gia đình. Thường giá một lít rượu từ 10-15 ngàn đồng.
Với người Tà Ôi, trong các dịp lễ hội, cưới hỏi, mừng lúa mới… đều không thể thiếu thứ rượu này. Rượu có màu đục như nước đậu nành, vừa thơm mùi men đặc trưng lại thoảng mùi của bia, khi uống vào mát rượi và rất êm. Nếu một lần lên với vùng cao A Lưới, đừng quên nhấp một chén rượu đoác, bạn sẽ thấy vô cùng thú vị.
Ở huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên-Huế) hầu như gia đình người Tà Ôi nào cũng biết bí kíp để làm ra thứ “bia trời” đó. Thế nhưng nhiều nhất có lẽ ở thôn Vân Trình (xã A Ngo), thôn A Min (xã A Roàng) và một số hộ gia đình ở xã Hồng Thủy. Theo lời kể của ông Bhnướch Vớt, người dân xã A Roàng thì rượu đoác lấy từ thân cây đoác, hay gọi là cây tà vạt (họ dừa) mọc nhiều nơi trên dãy Trường Sơn. Thường mỗi cây đoác mọc trên rừng phải từ 5-7 năm tuổi mới bắt đầu khai thác được rượu.
Rượu lấy từ thân cây đoác |
Theo kinh nghiệm của người Tà Ôi thì cây đoác càng to càng lấy được nhiều rượu. Mà muốn gặp cây to thì phải vào rừng sâu. Ngày trước người dân chỉ dùng rượu để uống trong mỗi dịp lễ tết, hội hè. Thế nhưng, do tiếng lành đồn xa, nhiều người ở nơi khác bắt đầu tìm đến mua thứ “bia trời” này về uống. Rượu cũng nhiều, bán bớt đi để lấy tiền sắm sửa mọi vật dụng sinh hoạt trong gia đình. Thường giá một lít rượu từ 10-15 ngàn đồng.
Với người Tà Ôi, trong các dịp lễ hội, cưới hỏi, mừng lúa mới… đều không thể thiếu thứ rượu này. Rượu có màu đục như nước đậu nành, vừa thơm mùi men đặc trưng lại thoảng mùi của bia, khi uống vào mát rượi và rất êm. Nếu một lần lên với vùng cao A Lưới, đừng quên nhấp một chén rượu đoác, bạn sẽ thấy vô cùng thú vị.
Theo daidoanket.vn