Yên Bái xây dựng kênh quảng bá, xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm quế

Có diện tích trồng quế lớn nhất miền Bắc, tỉnh Yên Bái đang nỗ lực gia tăng giá trị cây quế theo hướng đa dạng các sản phẩm chế biến sâu từ quế. Đồng thời không ngừng mở rộng diện tích trồng quế hữu cơ nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng quế xuất khẩu và nâng cao hiệu quả kinh tế cây quế ở Yên Bái.

potal-nang-cao-gia-tri-san-pham-que-yen-bai-7765595.jpg
Các sản phẩm quế Yên Bái đã có mặt hầu hết trên các siêu thị lớn trong nước và các sàn thương mại điện tử có uy tín. Ảnh: TTXVN

* Đa dạng sản phẩm từ quế

Cây quế đang là một trong 10 cây trồng chủ lực của tỉnh Yên Bái, với tổng diện tích hiện có trên 80.000 ha, tập trung tại các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên. Mỗi năm cho tổng sản lượng vỏ quế khô đạt 22.000 tấn, gần 600 tấn tinh dầu quế, và trên 70.000 mét khối gỗ quế các loại, tổng giá trị thu lợi từ cây quế toàn tỉnh đạt trên 1.000 tỷ đồng.

Là chủ cơ sở thu mua và sơ chế quế uy tín tại xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Nguyễn Văn Tám, Giám đốc Hợp tác xã Quế Sơn chia sẻ, cây quế thu hoạch được tận dụng toàn bộ từ vỏ quế, cành lá đến thân gỗ, gốc rễ đều có giá trị kinh tế cao. Từ vỏ quế chế biến thành sản phẩm như: Quế kẹp số 3, Quế khâu, Quế chẻ, Quế bào ống điếu, Quế khúc, Quế thuốc lá, Quế bột...

Nhờ công nghệ chế biến tinh dầu phát triển, toàn bộ cành, ngọn, lá quế đều được tận thu, sử dụng cho việc chưng cất tinh dầu quế, từ đây tinh dầu quế tiếp tục được chế biến sâu thành những sản phẩm như: dầu xoa bóp, nước thơm, hương nhang quế, nước lau sàn, rửa chén... ngoài ra quế còn có trong thành phần chế biến gia vị thực phẩm, mỹ phẩm và dược liệu.

potal-nang-cao-gia-tri-san-pham-que-yen-bai-7765573.jpg
Cây quế Yên Bái được chế biến thành 50 loại sản phẩm, trong đó có 28 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên. Ảnh: TTXVN phát

Gỗ quế dùng đóng đồ mộc gia dụng, xẻ ván sàn, ván bóc, ván thanh, làm than sinh học... được thị trường ưa chuộng. Đặc biệt, vỏ quế còn được sản xuất trên 20 loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ rất đẹp như: hộp quà quế, túi thơm, tinh dầu treo xe, lọ tăm, lọ hoa, lọ trà, đèn ngủ, tranh quế, ấm chén quế, điếu quế... Các sản phẩm này trông khá độc đáo, thân thiện môi trường và có mùi thơm đặc trưng của hương quế.

Thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái cho thấy, hiện nay cây quế Yên Bái được chế biến thành gần 50 loại sản phẩm. Trong đó, có 28 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên và tinh dầu quế được coi là sản phẩm đặc trưng nhất từ quế. Trên địa bàn tỉnh có gần 300 cơ sở cơ sở thu mua, sơ chế quế vỏ, 34 cơ sở trưng cất tinh dầu quế và 26 hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ quế; có trên 250 cơ sở, hộ gia đình sản xuất quế giống.

* Mở rộng vùng trồng quế sạch

Để nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu về tiêu chí chất lượng quế xuất khẩu, nhiều cơ sở chế biến đã thay đổi theo hướng sản xuất sạch hơn, đạt tiêu chuẩn ISO, tạo ra sản phẩm sạch, hữu cơ. Do vậy, nguồn nguyên liệu quế tươi cần được trồng theo hướng hữu cơ, không có dư lượng các chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.

potal-nang-cao-gia-tri-san-pham-que-yen-bai-7765575.jpg
Toàn tỉnh Yên Bái có trên 250 cơ sở, hộ gia đình sản xuất quế giống, cung ứng 150 triệu cây giống mỗi năm. Ảnh: TTXVN phát

Nhận thức rõ lợi ích từ việc sản xuất quế sạch, bà Nguyễn Thị Liên, Giám đốc Hợp tác xã Lâm Phương Linh, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên chia sẻ, nguyên liệu quế hữu cơ không chỉ nâng cao hàm lượng tinh dầu quế mà còn có chất lượng tinh dầu vượt trội, đáp ứng yêu cầu của khách hàng quốc tế. Đặc biệt giá bán rất cao, điều đó giúp Hợp tác xã thu mua nguyên liệu của người dân với giá cao hơn từ 20% đến 30% so với quế thường.

Ngoài việc áp dụng phương pháp canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ, người trồng quế được cung ứng giống quế có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, cây sạch bệnh; trong quá trình chăm sóc, không sử dụng phun thuốc trừ cỏ, không bón phân hóa học, quế từ 4 năm tuổi trở lên, hạn chế tỉa cành để đảm bảo lượng tinh dầu không giảm sút.

Về phía tỉnh Yên Bái, bên cạnh việc bảo tồn giống quế lá nhỏ, ngọn đỏ bản địa cho chất lượng cao, tỉnh đã hỗ trợ nông dân ứng dụng kỹ thuật tiên tiến để thâm canh quế hữu cơ, tăng mật độ, rút ngắn chu kỳ khai thác, tăng sinh khối trên đơn vị diện tích. Nhờ đó, sau 3 năm trở lại đây, diện tích trồng quế hữu cơ tăng nhanh, gấp 4 lần so với kế hoạch, bảo tồn quế thuần chủng trên diện tích 15 ha để tạo nguồn quế giống hằng năm.

potal-nang-cao-gia-tri-san-pham-que-yen-bai-7765577.jpg
Sản lượng toàn tỉnh Yên Bái đạt 22.000 tấn vỏ quế khô, gần 600 tấn tinh dầu quế, và trên 70.000 m3 gỗ quế, tổng giá trị đạt trên 1.000 tỷ đồng. Ảnh: TTXVN

Đến nay, tổng diện tích được cấp chứng chỉ trồng quế hữu cơ đạt chuẩn quốc tế trên 4.500 ha, tuy nhiên thông qua cơ chế liên kết theo chuỗi giá trị giữa người dân và doanh nghiệp chế biến, thực tế diện tích quế hữu cơ đã đạt khoảng 20 nghìn ha. Điển hình trồng và sản xuất quế hữu cơ là huyện Văn Yên, điều đó đã cho chất lượng quế đứng đầu cả nước bởi hàm lượng tinh dầu cao.

Nhận định việc diện tích trồng quế hữu cơ liên tục tăng, Chủ tịch UBND huyện Văn Yên Hà Đức Anh cho rằng, xu hướng sản xuất quế sạch, quế hữu cơ an toàn là bắt buộc, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng và chế biến quế mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cho người trồng quế, bảo vệ môi trường sinh thái. Cây quế giờ đây đã trở thành cây làm giàu cho nhiều nông dân ở nhiều địa phương của tỉnh Yên Bái.

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Để đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ các sản phẩm quế, tỉnh Yên Bái tiếp tục thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, tìm kiếm thị trường. Trọng tâm là xây dựng và quản lý hiệu quả thương hiệu sản phẩm quế Yên Bái, đưa biểu trưng sản phẩm quế Yên Bái trở thành nhận diện thương mại đối với người tiêu dùng; triển khai thường xuyên hoạt động kết nối giao thương trong nước và quốc tế, nhất là hỗ trợ tham gia các hội trợ triển lãm, xúc tiến thương mại, tổ chức kết nối giao thương với các doanh nghiệp nước ngoài.

Nhờ đó, các sản phẩm quế Yên Bái đã được xuất khẩu ổn định tới các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Thái Lan, Châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ, Ai Cập... từng bước khẳng định được giá trị và thương hiệu trên thị trường quốc tế.

potal-nang-cao-gia-tri-san-pham-que-yen-bai-7765574.jpg
Tỉnh Yên Bái hiện có 300 cơ sở thu mua, sơ chế quế vỏ, 34 cơ sở trưng cất tinh dầu quế và 26 hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến quế. Ảnh: TTXVN

Ông Vũ Vinh Quang, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Yên Bái cho biết, bên cạnh các hoạt động hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, tỉnh Yên Bái giúp sức các doanh nghiệp chế biến đăng ký xuất xứ sản phẩm, sở hữu trí tuệ, mã số vùng trồng, thông tin thị trường; phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng các kênh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm quế Yên Bái ra thị trường quốc tế.

Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến sâu xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý; bảo vệ thương hiệu, bản quyền, chống gian lận thương mại đối với các sản phẩm từ quế. Đặc biệt, trong 3 năm trở lại đây, tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ quế chuyển đổi số trong tiêu thụ như: đăng ký gian hàng số, địa chỉ số, truy xuất nguồn gốc số, nhãn hàng số; đưa các sản phẩm quế Yên Bái lên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Tiến Khánh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Hải Dương bảo tồn và gìn giữ nghề rèn Kim Tân huyện Tứ Kỳ

Hải Dương bảo tồn và gìn giữ nghề rèn Kim Tân huyện Tứ Kỳ

Tỉnh Hải Dương với hàng chục nghề truyền thống tồn tại hàng trăm năm trở lại đây. Nghề truyền thống không những giải quyết cho nhiều lao động ở địa phương mà còn đem lại nhiều tác phẩm cũng như vật dụng thiết thực trong đời sống. Tuy nhiên, nhiều làng nghề truyền thống đang đứng trước những thách thức, nguy cơ mai một nếu không có giải pháp thiết thực để bảo tồn và gìn giữ nghề truyền thống này.

An Giang phấn đấu có 11 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao

An Giang phấn đấu có 11 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao

An Giang phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 220 sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt chứng nhận “Sản phẩm OCOP” từ 3 sao trở lên; trong đó, có 11 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Tỉnh đang tập trung rà soát, hỗ trợ các sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao để trình Trung ương công nhận nhằm bảo đảm mục tiêu kế hoạch đề ra.

Với hơn 72 km bờ biển, có các cửa sông chính ra Biển Đông là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh, Sóc Trăng hiện là nơi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Ảnh: An Hiếu

Khởi sắc kinh tế vùng ven biển Sóc Trăng

Nằm cuối lưu vực sông Hậu, Sóc Trăng là địa phương có vùng biển rộng khoảng 30.000 km2, chiều dài bờ biển trên 72 km với 3 cửa sông chính ra Biển Đông là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh. Đây là lợi thế không chỉ ở vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh mà còn là ở tiềm năng để phát triển kinh tế biển.

Nhộn nhịp làng nghề khô cá lóc phục vụ tết ở Đồng Tháp

Nhộn nhịp làng nghề khô cá lóc phục vụ tết ở Đồng Tháp

Làng nghề khô cá lóc xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Nhãn hiệu chứng nhận “khô Phú Thọ”, có gần 200 hộ sản xuất, chủ yếu là khô cá lóc, sản lượng bình quân đạt hơn 608 tấn cá khô/năm. Thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm khô cá lóc là ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Tp. Hồ Chí Minh. Thu nhập bình quân mỗi hộ làm nghề khô cá lóc là 200 triệu đồng/năm. Sau khi nước lũ rút, làng nghề làm khô cá lóc xã Phú Thọ nhộn nhịp, chuần bị số lượng lớn khô phục vụ tết 2025.

Lần tiên đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Lần tiên đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc” với sự tham gia của 120 người đến từ 36 đội thuộc các huyện, thành phố, đơn vị, nhà hàng…

Làng mộc truyền thống Thái Yên 400 năm tuổi vào mùa sản xuất hàng Tết

Làng mộc truyền thống Thái Yên 400 năm tuổi vào mùa sản xuất hàng Tết

Làng mộc Thái Yên (xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) là làng nghề có truyền thống gần 400 năm tuổi, nổi tiếng với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ. Những ngày này, các cơ sở sản xuất ở làng mộc Thái Yên đang khẩn trương sản xuất các đơn hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

An Giang nghiên cứu 2 giống lúa lai có khả năng nhân rộng trong mùa nước nổi

An Giang nghiên cứu 2 giống lúa lai có khả năng nhân rộng trong mùa nước nổi

Tận dụng mùa nước nổi kéo dài từ 5- 6 tháng, người dân trên cồn Phước sống dọc theo sông Mỹ Luông, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang gieo trồng lúa mùa nổi. Đây là giống lúa độc đáo, trong suốt quá trình canh tác không cần bón phân, xịt thuốc, làm cỏ. Khi lúa chín, người dân chỉ cần ra đồng thu hoạch, giá bán cao gấp đôi so với lúa cao sản thông thường.

Nhiều hộ dân ở Thanh Hóa giảm nghèo nhờ trồng cây vầu

Nhiều hộ dân ở Thanh Hóa giảm nghèo nhờ trồng cây vầu

Người dân khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa luôn xem cây vầu là loại cây lâm nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và cho thu nhập cao hơn so với các loại cây khác. Chính vì vậy ngành lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tập trung mở rộng diện tích và đầu tư phục tráng rừng vầu, vận động người dân trồng cây vầu gắn với phát triển mô hình sinh kế.

Nâng tầm vị thế sâm Ngọc Linh

Nâng tầm vị thế sâm Ngọc Linh

Ngày 10/12, tại làng Tu Thó (xã Tê Xăng), Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tổ chức Hội thảo “Sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn”.

Gia Lai xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản chủ lực

Gia Lai xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản chủ lực

Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu, những năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân ở tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh việc xây dựng mã số vùng trồng cho các nông sản chủ lực. Từ đó, nhiều nông sản của tỉnh Gia Lai đã được xuất khẩu chính ngạch tới các thị trường trên thế giới.

Sẽ tổ chức nhiều chương trình nông sản, sản phẩm OCOP chào năm mới 2025

Sẽ tổ chức nhiều chương trình nông sản, sản phẩm OCOP chào năm mới 2025

Dịp cuối năm 2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Hà Nội sẽ tổ chức nhiều chương trình liên quan đến tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP và văn hóa, du lịch. Đây là các hoạt động có ý nghĩa đón chào năm mới 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

Các đội thi thể hiện phần thi tiểu phẩm với hình thức sân khấu hóa, qua đó giới thiệu, phản ánh đặc điểm, tình hình, thực trạng các nội dung có liên quan về chương trình OCOP của địa phương mình. Ảnh: Huỳnh Anh - TTXVN

Cà Mau trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về sản phẩm OCOP

Sau một ngày diễn ra sôi nổi, chiều 7/12, Hội thi “Tuyên truyền về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Cà Mau năm 2024” đã chính thức bế mạc. Hội thi thu hút 9 đội dự thi, với hơn 100 thí sinh tham gia. Mỗi đội tham gia 3 phần thi: tiểu phẩm, kiến thức và xử lý tình huống. Giải nhất hội thi đã thuộc về đội đến từ huyện Trần Văn Thời; giải nhì thuộc về 2 đội đến từ huyện Đầm Dơi, Thới Bình… Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao giải diễn viên xuất sắc, đội có kịch bản hay nhất, đội xử lý tình huống hay nhất.

Khai mạc Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch

Khai mạc Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch

Tối 5/12, tại Quảng trường Vạn Xuân, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc “Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch - Thái Nguyên năm 2024”.

Đột phá phát triển nông sản chủ lực ở Yên Bái

Đột phá phát triển nông sản chủ lực ở Yên Bái

Khai thác lợi thế để không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng các sản phẩm nông nghiệp đặc sản trở thành hàng hóa, tỉnh Yên Bái kịp thời hỗ trợ mạnh mẽ những cơ sở chế biến nhằm nâng tầm giá trị sản phẩm và kết nối thị trường tiêu thụ, tạo bước đột phá phát triển bền vững nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh.

Đắk Lắk gỡ khó để phát triển bền vững ngành hàng yến sào

Đắk Lắk gỡ khó để phát triển bền vững ngành hàng yến sào

Tỉnh Đắk Lắk là một trong 10 tỉnh, thành phố có số lượng nhà yến và sản lượng yến cao nhất cả nước. Tỉnh có nhiều dư địa phát triển ngành hàng yến sào, do đó, số nhà yến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để phát triển bền vững ngành hàng yến sào, tỉnh Đắk Lắk đối diện với nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi sớm có các giải pháp gỡ khó cho ngành hàng này.

Thanh Hóa bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Thanh Hóa bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Bình Phước phát huy lợi thế phát triển cây công nghiệp chủ lực

Bình Phước phát huy lợi thế phát triển cây công nghiệp chủ lực

Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm chủ lực gồm có cây điều, cây cao su, cây tiêu và cây cà phê với hơn 419.000 ha, trong đó cây cao su chiếm 26%, cây điều chiếm 50,6% diện tích cả nước. Do vậy, Bình Phước triển khai đồng bộ các giải pháp để phát huy lợi thế phát triển cây công nghiệp chủ lực.

Bạc Liêu có 145 sản phẩm OCOP được công nhận

Bạc Liêu có 145 sản phẩm OCOP được công nhận

Ngày 29/11, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP giữa tỉnh Bạc Liêu với các tỉnh, thành phố năm 2024. Dự hội nghị có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu; lãnh đạo các huyện thị, thành phố trong tỉnh; cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và các chủ thể OCOP trong và ngoài tỉnh. Tại hội nghị còn có các khu trưng bày sản phẩm OCOP từ hơn 60 cơ sở, doanh nghiệp, với hơn 170 sản phẩm của tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh, thành phố.

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Đối với đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang, cây thốt nốt từ lâu đã trở nên thân quen, gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Những sản phẩm từ cây thốt nốt được nhân dân tận dụng để phát triển kinh tế, hình thành nên nhiều đặc sản trứ danh. Trong đó, nghề làm đường thốt nốt không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định mà còn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Dong riềng được mùa, được giá, làng miến Bình Lư tất bật vào vụ sản xuất

Dong riềng được mùa, được giá, làng miến Bình Lư tất bật vào vụ sản xuất

Sau gần một năm dày công chăm sóc, đến nay cây dong riềng đã đến thời điểm thu hoạch. Với người trồng dong riềng nói riêng và làng nghề làm miến nói chung thuộc xã Bình Lư, huyện Tam Đường (Lai Châu) thì niềm vui càng được nhân lên gấp bội bởi vụ mùa bội thu, được giá, đền đáp công sức vun trồng.

Phú Thọ có thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP

Phú Thọ có thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP

Nhờ nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm OCOP, năm 2024, nhiều sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ tiếp tục được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP; trong đó, nhiều sản phẩm mới tham gia đánh giá lần đầu, nhiều sản phẩm OCOP được đánh giá lại, thăng hạng sao.

Người dân “miền chân sóng” hào hứng đi cào dắt mùa biển động

Người dân “miền chân sóng” hào hứng đi cào dắt mùa biển động

Nhiều ngày qua, do ảnh hưởng của sóng lớn trong mùa biển động, dọc bãi biển thuộc địa bàn các xã Diễn Kim, Diễn Hải (huyện Diễn Châu, Nghệ An), hàng tấn dắt biển (loại cùng họ nhuyễn thể hai mảnh như sò, vạng nhưng kích thước nhỏ hơn) đã dạt vào bờ. Mỗi ngày, trên suốt chiều dài bờ biển từ làng biển Thái Thịnh (xã Diễn Kim) đến khu vực Hòn Câu (xã Diễn Hải) với diện tích hàng chục ha đã thu hút đông đảo người dân địa phương và vùng phụ cận ra biển cào, vớt dắt.

250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

Tối 21/11, tại Vincom mega Mall Royal City, quận Thanh Xuân (Hà Nội), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo UBND, HĐND thành phố Hà Nội.

Nghề đan lát mang lại giá trị truyền thống lẫn kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum

Nghề đan lát mang lại giá trị truyền thống lẫn kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum

Đối với bà con dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum, đan lát được xem là một nét đẹp văn hóa từ bao đời, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhằm bảo tồn và phát triển nghề truyền thống này, cộng đồng dân tộc thiểu số luôn tích cực truyền dạy lại cho thế hệ trẻ; đồng thời, đưa sản phẩm đan lát thành hàng hóa để phát triển kinh tế, tăng cao thu nhập.