Quế Sơn (Quảng Nam) là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, cách mạng và văn hóa, quê hương "Ngũ phụng tề phi", xứ sở "Địa linh nhân kiệt". Với thế núi, hình sông bao bọc vô cùng hiểm trở đã biến Quế Sơn thành căn cứ địa hết sức quan trọng của cách mạng. Tiêu biểu là phong trào Hường Hiệu với chiến khu Tân Tỉnh - Trung Lộc khiến thực dân Pháp khiếp đảm; Chiến khu Hoàng Văn Thụ với nhiệm vụ củng cố, xây dựng, bảo vệ vùng tự do, phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Có diện tích trồng quế lớn nhất miền Bắc, tỉnh Yên Bái đang nỗ lực gia tăng giá trị cây quế theo hướng đa dạng các sản phẩm chế biến sâu từ quế. Đồng thời không ngừng mở rộng diện tích trồng quế hữu cơ nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng quế xuất khẩu và nâng cao hiệu quả kinh tế cây quế ở Yên Bái.
Các huyện miền núi Quảng Ngãi (Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long) là nơi có nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên vô cùng phong phú, quý hiếm. Cùng với việc bảo tồn nguồn gen quý, chính quyền các địa phương cũng đã nhân rộng, phát triển nguồn dược liệu phục vụ thị trường, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào miền núi.
Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhân giống, trồng, chế biến tinh dầu Quế ngọc gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa (2019 - 2023)”. Đây là dự án thuộc chương trình xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2016 - 2025 tại địa phương.
Trong những ngày gần đây, người dân xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã thông tin cho chính quyền địa phương và một số cơ quan truyền thông về việc gần 1.300 ha quế trồng gần khu công nghiệp Tằng Loỏng (Lào Cai) có biểu hiện khô lá bất thường từ ngoài vào trong.
Từng là cây trồng chỉ để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cây quế đã giúp bà con Lào Cai không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần tạo ra nhiều tỷ phú nông dân. Nhờ đó, quế cũng từng bước trở thành cây trồng chủ lực của Lào Cai, biến địa phương trở thành một trong những vùng trồng lớn nhất cả nước.
Những năm trước, cây quế đã được người dân tại một số xã của vùng chiến khu ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đưa vào trồng rải rác với diện tích khoảng 200 ha. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, lại dễ trồng, dễ chăm sóc nên cây quế sinh trưởng, phát triển rất tốt và có hàm lượng tinh dầu cao… đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Quế không những là loại gia vị mang lại sự hấp dẫn cho món ăn mà còn có nhiều lợi ích với sức khỏe, đặc biệt giúp làm ấm cơ thể trong những ngày giá rét. Sau đây là những món ăn từ quế cực ngon và có cách chế biến đơn giản.
Trong những năm qua, tỉnh Lai Châu đã vận dụng nhiều chính sách nhằm hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc. Trong đó có việc đưa vào trồng các cây chè, quế, sơn tra, góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế địa phương, tạo ra các loại sản phẩm hàng hóa lớn, có giá trị kinh tế cao; từng bước giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giúp bà con dân tộc phát triển kinh tế bền vững.
Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái hiện có hơn 40.000 ha quế, những năm qua huyện đã coi quế là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế tại địa phương. Để khai thác tối đa giá trị của loại cây này, huyện đã có nhiều giải pháp để giữ gìn thương hiệu, phát triển đa dạng các sản phẩm từ quế cùng với đó vận động nhân dân tích cực đầu tư, mở rộng diện tích trồng quế tập trung theo vùng với các giống quế chất lượng cao, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.