Từ năm 2015, thực hiện dự án trồng quế của huyện Định Hóa, gia đình ông Phạm Văn Giang, thôn Thâm Yên, xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa đã mạnh dạn tiên phong đưa cây quế về canh tác 2 ha. Ban đầu gia đình ông được hỗ trợ toàn bộ cây giống, phân bón, tập huấn kỹ thuật chăm sóc quế của cán bộ lâm nghiệp,… Đến đầu năm 2019, gia đình ông Giang đã tiến hành khai thác tỉa thân, cành, lá của một số cây to được trên 20 tấn sản phẩm, doanh nghiệp thu mua tận nơi với giá 1.500 đồng/kg cành, lá tươi.
Theo tính toán của ông Phạm Văn Giang, với 5 ha đất rừng sản xuất, trước kia gia đình chỉ trồng cây keo lai, sau khoảng 7- 10 năm cây keo lai cho thu hoạch trung bình từ 70- 80 triệu đồng/ha. Còn với 1 ha quế, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10, trung bình mỗi năm sẽ thu về khoảng 25 triệu đồng từ việc khai thác tỉa cành, lá và vỏ cây quế. Sau năm thứ 15, rừng quế sẽ cho khai thác trắng toàn bộ với giá trị khoảng 300 triệu đồng/ha. Nếu tính tổng thu nhập trong vòng 15 năm, 1 ha quế sẽ đem lại giá trị kinh tế trên 500 triệu đồng.
Trước đây, gia đình bà Nguyễn Thị Tươi, xóm Nà Tấc, xã Lam Vỹ chỉ trồng cây keo lai để phát triển kinh tế đồi rừng. Khi thấy một số hộ trồng quế, gia đình cũng trồng thử 2 ha.
Bà Tươi cho biết, đầu năm 2018, gia đình bà đã khai thác tỉa thân, cành, lá được hơn 20 tấn, bán với giá 1.500 đồng/kg, không phải bỏ đi một chiếc lá nào, trong khi cây quế vẫn tiếp tục phát triển và cho thu hoạch ở những năm tiếp theo. Nhận thấy hiệu quả kinh tế mà cây quế đem lại, năm nay, gia đình bà lại mở rộng thêm 2 ha nữa.
Ông Hoàng Văn Hòa, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa chia sẻ, triển khai dự án trồng quế của huyện, từ năm 2015 đến nay, bà con nhân dân trong xã đã trồng được gần 300 ha. Thực tế cho thấy, ít có loại cây trồng nào ở miền núi lại có giá trị kinh tế cao như cây quế, từ vỏ, cành, thân đến lá đều có thể sử dụng và bán được.
Ông Hòa phân tích, nếu như các loại cây lâm nghiệp khác đang được trồng lâu nay như: keo, bạch đàn,… cho thu hoạch 1 lần duy nhất sau từ 7-10 năm thì cây quế lại cho người dân khai thác tỉa nhiều lần từ năm thứ 5 trở đi đến khi được thu hoạch toàn bộ vào năm thứ 15.
Vì vậy, lợi ích kinh tế của cây quế đem lại hoàn toàn vượt trội so với các loại cây lâm nghiệp khác, lại được doanh nghiệp thu mua tận nơi. Hiện nay, sản phẩm lá, cành quế tươi đang được Công ty TNHH Vũ Hoa thu mua tại địa phương với giá 1.500 đồng/kg; vỏ quế tươi 20.000 đồng/kg; thân cây gỗ quế 2,8 triệu đồng/m3 .
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Định Hóa, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định đẩy mạnh phát triển cây quế và chế biến các sản phẩm từ quế với mục tiêu đưa cây quế trở thành cây lâm nghiệp chủ lực. Mỗi năm, huyện chỉ đạo thực hiện trồng trên 500 ha quế, phấn đấu đến năm 2030 toàn huyện trồng được 10.000 ha quế, nâng tỷ lệ che phủ của rừng lên 60% vào năm 2025.
Ông Hoàng Văn Sơn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Định Hóa cho biết, nhận thấy triển vọng từ cây quế có thể giúp người dân thoát nghèo và làm giàu, năm 2015, sau nhiều lần nghiên cứu và học tập kinh nghiệm từ “thủ phủ” trồng quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, huyện đã phối hợp với Công ty TNHH Vũ Hoa (trụ sở tại thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa) xây dựng Dự án trồng quế trên địa bàn huyện, giai đoạn 2015 - 2020.
Thực hiện Dự án, UBND huyện đã giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Ban Quản lý rừng ATK Định Hóa liên kết với Công ty TNHH Vũ Hoa hỗ trợ toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu như cây giống, phân bón và tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây quế cho người dân. Công ty TNHH Vũ Hoa cam kết sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm quế của người dân sau khi thu hoạch để phục vụ nhà máy chế biến tinh dầu tại địa phương.
Kết quả, sau 5 năm triển khai, huyện đã trồng được trên 2.250 ha quế. Năm 2020, huyện đã hỗ trợ gần 3 tỷ đồng, cơ bản hoàn thành khâu thiết kế trồng rừng và bàn giao cây quế giống cho người dân trồng khoảng 350 ha. Hiện nay, một số diện tích quế đủ 5 năm tuổi được trồng theo dự án đã bắt đầu cho khai thác tỉa, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người trồng quế.
Theo tính toán của ông Phạm Văn Giang, với 5 ha đất rừng sản xuất, trước kia gia đình chỉ trồng cây keo lai, sau khoảng 7- 10 năm cây keo lai cho thu hoạch trung bình từ 70- 80 triệu đồng/ha. Còn với 1 ha quế, từ năm thứ 6 đến năm thứ 10, trung bình mỗi năm sẽ thu về khoảng 25 triệu đồng từ việc khai thác tỉa cành, lá và vỏ cây quế. Sau năm thứ 15, rừng quế sẽ cho khai thác trắng toàn bộ với giá trị khoảng 300 triệu đồng/ha. Nếu tính tổng thu nhập trong vòng 15 năm, 1 ha quế sẽ đem lại giá trị kinh tế trên 500 triệu đồng.
Trước đây, gia đình bà Nguyễn Thị Tươi, xóm Nà Tấc, xã Lam Vỹ chỉ trồng cây keo lai để phát triển kinh tế đồi rừng. Khi thấy một số hộ trồng quế, gia đình cũng trồng thử 2 ha.
Chăm sóc rừng quế trồng mới tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa (Thái Nguyên). Ảnh: Thảo Nguyên - TTXVN |
Bà Tươi cho biết, đầu năm 2018, gia đình bà đã khai thác tỉa thân, cành, lá được hơn 20 tấn, bán với giá 1.500 đồng/kg, không phải bỏ đi một chiếc lá nào, trong khi cây quế vẫn tiếp tục phát triển và cho thu hoạch ở những năm tiếp theo. Nhận thấy hiệu quả kinh tế mà cây quế đem lại, năm nay, gia đình bà lại mở rộng thêm 2 ha nữa.
Ông Hoàng Văn Hòa, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa chia sẻ, triển khai dự án trồng quế của huyện, từ năm 2015 đến nay, bà con nhân dân trong xã đã trồng được gần 300 ha. Thực tế cho thấy, ít có loại cây trồng nào ở miền núi lại có giá trị kinh tế cao như cây quế, từ vỏ, cành, thân đến lá đều có thể sử dụng và bán được.
Ông Hòa phân tích, nếu như các loại cây lâm nghiệp khác đang được trồng lâu nay như: keo, bạch đàn,… cho thu hoạch 1 lần duy nhất sau từ 7-10 năm thì cây quế lại cho người dân khai thác tỉa nhiều lần từ năm thứ 5 trở đi đến khi được thu hoạch toàn bộ vào năm thứ 15.
Vì vậy, lợi ích kinh tế của cây quế đem lại hoàn toàn vượt trội so với các loại cây lâm nghiệp khác, lại được doanh nghiệp thu mua tận nơi. Hiện nay, sản phẩm lá, cành quế tươi đang được Công ty TNHH Vũ Hoa thu mua tại địa phương với giá 1.500 đồng/kg; vỏ quế tươi 20.000 đồng/kg; thân cây gỗ quế 2,8 triệu đồng/m3 .
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Định Hóa, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định đẩy mạnh phát triển cây quế và chế biến các sản phẩm từ quế với mục tiêu đưa cây quế trở thành cây lâm nghiệp chủ lực. Mỗi năm, huyện chỉ đạo thực hiện trồng trên 500 ha quế, phấn đấu đến năm 2030 toàn huyện trồng được 10.000 ha quế, nâng tỷ lệ che phủ của rừng lên 60% vào năm 2025.
Ông Hoàng Văn Sơn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Định Hóa cho biết, nhận thấy triển vọng từ cây quế có thể giúp người dân thoát nghèo và làm giàu, năm 2015, sau nhiều lần nghiên cứu và học tập kinh nghiệm từ “thủ phủ” trồng quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, huyện đã phối hợp với Công ty TNHH Vũ Hoa (trụ sở tại thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa) xây dựng Dự án trồng quế trên địa bàn huyện, giai đoạn 2015 - 2020.
Thực hiện Dự án, UBND huyện đã giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Ban Quản lý rừng ATK Định Hóa liên kết với Công ty TNHH Vũ Hoa hỗ trợ toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu như cây giống, phân bón và tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây quế cho người dân. Công ty TNHH Vũ Hoa cam kết sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm quế của người dân sau khi thu hoạch để phục vụ nhà máy chế biến tinh dầu tại địa phương.
Kết quả, sau 5 năm triển khai, huyện đã trồng được trên 2.250 ha quế. Năm 2020, huyện đã hỗ trợ gần 3 tỷ đồng, cơ bản hoàn thành khâu thiết kế trồng rừng và bàn giao cây quế giống cho người dân trồng khoảng 350 ha. Hiện nay, một số diện tích quế đủ 5 năm tuổi được trồng theo dự án đã bắt đầu cho khai thác tỉa, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người trồng quế.
Thanh Hoài