Tối 30/10, tại Quảng trường ATK Định Hóa (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên), UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Định Hóa đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023.
Lễ hội Lồng tồng và Hội báo Xuân Ất Tỵ năm 2025 được khai mạc tại Quảng trường ATK Định Hóa (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên) với ý nghĩa cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 29/7/2024 công nhận huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng), tại Quảng trường ATK Định Hóa, UBND huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ hội Lồng tồng Xuân Giáp Thìn với ý nghĩa cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đây là lễ hội xuống đồng truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng của tỉnh Thái Nguyên mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Theo Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, năm 2023, tỉnh có thêm hai huyện về đích nông thôn mới là Đại Từ và Định Hóa.
Theo Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, năm 2023 trên địa bàn tỉnh, hơn 5.800 hộ được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán; 5 xóm, bản ở huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ được triển khai dự án ổn định dân cư tập trung. Hơn 7.300 ha rừng tại huyện vùng cao Võ Nhai và trên 430 ha rừng tại huyện Đồng Hỷ đã được hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, trên 6.900 ha rừng tại huyện Định Hóa và huyện Võ Nhai được hỗ trợ bảo vệ rừng.
Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 50 km về phía Tây Bắc, có trên 91.000 người với 17 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 73,6%.
Nhằm đạt mục tiêu xây dựng huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2023, từ đầu năm đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã huy động trên 1.300 tỷ đồng để triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương hơn 290 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh trên 260 tỷ đồng, vốn ngân sách huyện, ngân sách xã hơn 140 tỷ đồng và vốn góp của người dân, doanh nghiệp... dự kiến trên 370 tỷ đồng. Kế hoạch phân bổ vốn sẽ dành cho 478 công trình; trong đó, có 225 công trình chuyển tiếp, 253 công trình khởi công mới. Đối với 5 xã dự kiến về đích nông thôn mới năm 2022 là: Bình Yên, Phú Tiến, Điềm Mặc, Tân Dương, Định Biên huyện đã tiến hành khởi công gần 60 công trình hạ tầng nông thôn thiết yếu.
Là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Thái Nguyên song đến nay huyện Định Hóa đã có 11 trong tổng số 22 xã nông thôn đạt chuẩn nông thôn mới, số tiêu chí bình quân xã nông thôn mới đạt 15,8 tiêu chí/xã, không còn xã đạt dưới 11 tiêu chí.
Là địa phương có tiềm năng về phát triển lâm nghiệp, hiện nay, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp hơn 30.200 ha; trong đó, đất rừng đặc dụng trên 7.500 ha, đất rừng phòng hộ gần 9.000 ha và trên 13.700 ha đất rừng sản xuất.
Ngày 14/11, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng cùng đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo Quân khu I, đã tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam tại Khu dân cư xóm Nạ Tẩm, xã Phú Đình, huyện Định Hóa (Thái Nguyên).
Với đặc thù là địa phương có địa hình phức tạp, nhiều núi đá cao, độ dốc lớn, lại bị chia cắt bởi các khe suối nên tình trạng sạt lở đất đá ở huyện Định Hóa (Thái Nguyên) diễn ra khá thường xuyên. Qua thống kê sơ bộ của Ủy ban nhân dân huyện, trên địa bàn huyện hiện có khoảng 900 hộ với trên 3.200 nhân khẩu đang sinh sống ở khu vực có nguy cơ sạt lở cao, tập trung chủ yếu tại các xóm, bản: Nà Chát, Bản Chang, Cốc Móc (xã Linh Thông); Tỉn Keo, Đèo De, Khuôn Tát (xã Phú Đình); Gốc Hồng, Hương Bảo 1, Thống Nhất 1 và 2 (xã Quy Kỳ); Sơn Pháng, Đồng Đình, Đồng Danh, Làng Đầm (xã Bình Thành); Kim Tân, Đồng Đình, Bản Cái, Bản Lác (xã Kim Phượng)…
Những năm trước, cây quế đã được người dân tại một số xã của vùng chiến khu ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đưa vào trồng rải rác với diện tích khoảng 200 ha. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, lại dễ trồng, dễ chăm sóc nên cây quế sinh trưởng, phát triển rất tốt và có hàm lượng tinh dầu cao… đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Vào đêm 14, rạng sáng 15/4, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giông lốc kèm theo mưa đá đã gây thiệt hại nặng về tài sản và hoa màu của người dân các huyện Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ và thành phố Sông Công.
Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện có trên 2.500 ha chè với sản lượng chè búp tươi hàng năm trên 25.000 tấn và năng suất bình quân trên 110 tạ/ha. Nếu như trước đây, chè Định Hóa thường sử dụng làm nguyên liệu sản xuất chè đen xuất khẩu thì hiện tại, người trồng chè ở Định Hóa đang dần chuyển dịch sang thâm canh các loại chè giống mới, chè đặc sản, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất chè xanh đặc sản có giá trị kinh tế cao. Cây chè đã trở thành loại cây trồng chủ lực giúp người dân vùng chiến khu ATK Định Hóa xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, sớm hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 năm 2017”, các hộ nghèo, cận nghèo tại ba xã Kim Phượng, Kim Sơn và Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên được hỗ trợ bò giống sinh sản để phục vụ chăn nuôi, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận và đưa bò về nuôi, nhiều hộ dân phát hiện bò phát bệnh lở mồm long móng.
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Thái Nguyên), 1 thị xã (Sông Công) và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương).
Nhắc tới huyện Định Hóa (Thái Nguyên) nhiều người nghĩ ngay đến "Thủ đô kháng chiến". Những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện đã được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn vùng An toàn khu (ATK) ngày càng khởi sắc.
Trong 2 ngày 16, 17/2/2016 (tức ngày mùng 9,10 tháng giêng âm lịch), tại đỉnh Đèo De, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Lễ hội Lồng Tồng ATK – Định Hóa.