Tỉnh Yên Bái có trên 80.000 ha quế, trồng tập trung chủ yếu ở huyện Văn Yên. Hiện vùng trồng quế của tỉnh đã được mở rộng sang hầu hết các huyện như Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên và Văn Chấn. Tại các huyện vùng cao như Trạm Tấu, Mù Cang Chải, đồng bào cũng chú trọng phát triển cây quế.
Lễ hội Quế lần thứ V tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái với chủ đề 'Quế Văn Yên - Khát vọng vươn xa' mang đến nhiều hoạt động đặc sắc, tôn vinh cây quế - biểu tượng kinh tế, văn hóa của địa phương
Nhờ trồng quế mà nhiều năm nay đời sống của đồng bào dân tộc Mường, Dao, Mông ở huyện miền núi Yên Lập tỉnh Phú Thọ đã thay đổi nhanh chóng. Nhiều nhà thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ quế. Trồng quế đã trở thành phong trào lớn ở hầu khắp các địa phương trong huyện, góp phần đưa độ che phủ rừng đạt hơn 61% và trở thành cây kinh tế chủ lực của địa phương.
Theo ông Kiều Tư Giang, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, tỉnh hiện có trên 80.000 ha quế, chiếm 1/3 tổng diện tích rừng trồng trên địa bàn toàn tỉnh. Đáng chú ý, cây quế đã trở thành cây mũi nhọn chủ lực trong phát triển kinh tế đồi rừng của người dân, vì vậy Yên Bái đang tập trung thực hiện tốt chủ trương, giải pháp nhằm phát triển cây quế bền vững.
Ngày 20/2, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ và Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh - Vì một Việt Nam xanh tại xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ.
Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện đã trồng được hơn 2.900 ha cây quế với hơn 4.000 hộ đồng bào các dân tộc tham gia vào các dự án trồng quế tại 22 xã trong huyện; trong đó, nhiều xã có diện tích trồng quế lớn như: Linh Thông, Quy Kỳ, Tân Thịnh, Kim Phượng...
Người dân trồng quế ở xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đang hết sức phấn khởi vì quế được giá cao nhất từ trước đến nay. Thời điểm cuối tháng 11, đầu tháng 12 đường vào xã Nậm Đét, thủ phủ trồng quế của huyện Bắc Hà luôn nhộn nhịp như ngày hội.
Hiện nay, việc xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lâm sản sạch, phát triển kinh tế hộ từ lâm nghiệp cho các hộ sống nhờ rừng, gần rừng đã và đang mang lại hiệu quả khả quan, dần trở thành hướng đi bền vững trong việc làm giàu từ rừng, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Lào Cai.
Những năm trước, cây quế đã được người dân tại một số xã của vùng chiến khu ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đưa vào trồng rải rác với diện tích khoảng 200 ha. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, lại dễ trồng, dễ chăm sóc nên cây quế sinh trưởng, phát triển rất tốt và có hàm lượng tinh dầu cao… đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Sau gần 8 năm xây dựng nông thôn mới, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái có những bước chuyển biến rõ rệt. Bức tranh huyện miền núi đang dần khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên. Để phấn đấu mục tiêu đến năm 2020, Trấn Yên trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái, huyện đang tập trung mọi nguồn lực để đưa những xã chưa cán đích về đích nông thôn mới. Đồng thời, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí theo hướng bền vững đối với xã đã đạt chuẩn.
Cây quế là một vị thuốc thường dùng trong đông và tây y, quế được xem như một loại dược liệu quý nhất là quế Thanh Hóa. Tại Việt Nam có nhiều loài quế bao gồm ba loại quế chính là Quế Thanh Hóa (Cinnamomum Loureirii Nees), Quế Quan hay còn gọi là quế Sri Lanca (Cinnamomum Zeylannicum Nees) và Quế Trung Quốc (Cinnamomum cassia Blume).
Thực hiện kế hoạch trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng, năm 2015, hơn 500 hộ đồng bào ở hai xã Nậm Cần, Nậm Sỏ thuộc huyện Tân Uyên (Lai Châu) đã trồng được 580 ha quế.