Nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Văn Yên (Yên Bái) đã tận dụng lợi thế từ tự nhiên để phát triển nuôi cá tầm, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi cá nước lạnh đặc sản cho hiệu quả kinh tế cao tại huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.
Tối 26/2, tại sân vận động xã Nà Hẩu, UBND huyện Văn Yên (Yên Bái) tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ cúng rừng” của người Mông, xã Nà Hẩu và Tết rừng năm 2025.
Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), lễ cúng rừng hay còn gọi Tết rừng có từ khi tổ tiên di cư đến nơi đây lập làng, lập bản và trở thành bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng có.
Lễ hội Quế lần thứ V tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái với chủ đề 'Quế Văn Yên - Khát vọng vươn xa' mang đến nhiều hoạt động đặc sắc, tôn vinh cây quế - biểu tượng kinh tế, văn hóa của địa phương
Có diện tích trồng quế lớn nhất miền Bắc, tỉnh Yên Bái đang nỗ lực gia tăng giá trị cây quế theo hướng đa dạng các sản phẩm chế biến sâu từ quế. Đồng thời không ngừng mở rộng diện tích trồng quế hữu cơ nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng quế xuất khẩu và nâng cao hiệu quả kinh tế cây quế ở Yên Bái.
Yên Bái là địa phương nằm ở khu vực có địa hình đồi núi phức tạp. Thành phố Yên Bái, Lục Yên, các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Yên… đều đối mặt với nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét.
Do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục đi qua Bắc Bộ, kết hợp với gió hội tụ trên cao, từ đêm 20/8 đến rạng sáng 21/8, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa rào, có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 70 - 120 mm đã gây ảnh hưởng đến nhiều nhà dân ở huyện Văn Yên; thiệt hại một số diện tích hoa màu, vật nuôi, làm hư hỏng nhiều điểm trên các tuyến đường giao thông.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén qua khu vực vùng núi Bắc Bộ kết hợp với hội tụ gió trên mực 5.000m hoạt động mạnh, từ ngày 9 - 10/6, nhiều nơi trong tỉnh Yên Bái đã có mưa vừa, mưa to đến rất to và dông, gây nhiều thiệt hại về nhà và tài sản của nhân dân trên địa bàn hai huyện Văn Chấn và Văn Yên.
Chiều 11/8, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đến thăm hỏi, động viên và trao hỗ trợ 3 tỷ đồng từ Ban Vận động cứu trợ Trung ương tới lãnh đạo tỉnh Yên Bái nhằm hỗ trợ người dân vùng lũ khắc phục hậu quả thiên tai.
Ông Lò Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã Phong Dụ Thượng (huyện Văn Yên, Yên Bái) cho biết, do ảnh hưởng của mưa lũ khiến nước từ đầu nguồn chảy về. Chiều 8/8, trên địa bàn xã xảy ra lũ ống trên suối ở thôn Khe Dẹt khiến một cháu nhỏ bị lũ cuốn trôi.
Theo ông Kiều Tư Giang, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, tỉnh hiện có trên 80.000 ha quế, chiếm 1/3 tổng diện tích rừng trồng trên địa bàn toàn tỉnh. Đáng chú ý, cây quế đã trở thành cây mũi nhọn chủ lực trong phát triển kinh tế đồi rừng của người dân, vì vậy Yên Bái đang tập trung thực hiện tốt chủ trương, giải pháp nhằm phát triển cây quế bền vững.
Cây quế đang là một trong 10 cây trồng chủ lực của tỉnh Yên Bái, với diện tích hiện có đạt gần 80.000 ha, tập trung tại các huyện Văn Yên, Trấn Yên Lục Yên.... Hiện, tỉnh đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm quế theo hướng hữu cơ và tinh chế. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu và gia tăng giá trị kinh tế.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Văn Yên (Yên Bái), trận mưa to kèm dông đêm 19/9, rạng sáng 20/9 trên địa bàn huyện đã làm 2 học sinh bị lũ cuốn trôi, trong đó 1 em đã tử vong; tại huyện Trấn Yên, 8 nhà dân bị tốc mái và ảnh hưởng do sạt lở ta tuy, gần chục ha lúa và ngô bị vùi lấp, ước tổng giá trị thiệt hại khoảng 150 triệu đồng….
Trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Yên Bái phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản, hữu cơ của địa phương và phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất trồng trọt đạt trên 3.530 tỷ đồng. Đây là một trong những mục tiêu chính của Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021- 2025.
Ông Vũ Minh Phúc, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Văn Yên cho biết: Trước tình trạng nông dân ở các xã Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Châu Quế Thượng, Xuân Tầm... xâm lấn đất rừng tự nhiên để trồng quế, UBND huyện Văn Yên chỉ đạo Hạt Kiểm lâm, chính quyền các xã cùng các phòng, ban hữu quan tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, xử lý nghiêm để trả lại đất cho rừng tái sinh tự nhiên.
Anh Trần Mạnh Giang, thôn Đức An, xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã xây dựng mô hình vườn – ao – chuồng (VAC) và sau gần 10 năm thực hiện, mô hình này không chỉ đem lại thu nhập kinh tế cho gia đình mà còn tạo việc làm và giúp người dân học hỏi kinh nghiệm mở rộng các trang trại chăn nuôi trên địa bàn.
Văn Yên là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, có 12 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50%, chủ yếu là người Dao. Xác định xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Văn Yên luôn quan tâm, chú trọng công tác phát triển đảng viên, đặc biệt là đảng viên người dân tộc thiểu số.
Sau hơn 8 năm trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Công ty cổ phần Cao su Yên Bái đã cạo mủ và khai thác 60 ha cao su tại hai huyện Văn Chấn và Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Sau những lần khai thác cho thấy, bước đầu cây cao su đem lại năng suất và chất lượng mủ tương đối tốt, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân địa phương.
Triển khai Nghị quyết 32 của Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, tỉnh Yên Bái lên kế hoạch sắp xếp 14 đơn vị hành chính cấp xã không đủ tiêu chí theo quy định, hoàn thành trước năm 2020.
Văn Yên là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, đời sống người dân nông thôn nơi đây còn nhiều khó khăn. Từ chủ trương đúng của huyện, những con đường bê tông "đặc thù" đến các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được hình thành, đã mang lại một diện mạo mới cho nông thôn vùng cao Văn Yên.
Sau hơn 6 tháng cơn lũ đi qua, cuộc sống của người dân vùng lũ Yên Bái đã hồi sinh trở lại. Nhờ sự quan tâm kịp thời của Đảng, Nhà nước, địa phương và những tấm lòng hảo tâm của toàn xã hội, sự nỗ lực của chính người dân, những ngôi nhà mới đã được xây dựng khang trang trên các khu tái định cư mới.
Hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Kỷ Hợi và ra quân trồng rừng năm 2019, tỉnh Yên Bái phấn đấu chỉ tiêu trồng rừng toàn tỉnh trong năm 2019 đạt 16.000 ha.
Yên Bái là địa phương chịu thiệt hại nặng nề của đợt mưa lũ vừa qua. Đến ngày 25/7, các địa phương nằm trong vùng lũ đang tập trung huy động mọi lực lượng để khắc phục thiệt hại, sớm ổn định đời sống cho nhân dân.
Tính đến 9h sáng 21/7, mưa lũ tại Yên Bái đã làm 29 người chết, mất tích và bị thương; 3.877 ngôi nhà bị thiệt hại, 1.915 ha nông nghiệp cùng nhiều công trình thủy lợi, giao thông, viễn thông bị ảnh hưởng. Thiệt hại ban đầu khoảng 200 tỷ đồng. Hiện lực lượng cứu hộ các địa phương đã tìm được 10 thi thể bị lũ cuốn trôi.
Ngày 14/6, tại huyện Văn Yên (Yên Bái), Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc đã khảo sát thực tế về các chương trình chính sách tín dụng ưu đãi đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái hiện có hơn 40.000 ha quế, những năm qua huyện đã coi quế là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế tại địa phương. Để khai thác tối đa giá trị của loại cây này, huyện đã có nhiều giải pháp để giữ gìn thương hiệu, phát triển đa dạng các sản phẩm từ quế cùng với đó vận động nhân dân tích cực đầu tư, mở rộng diện tích trồng quế tập trung theo vùng với các giống quế chất lượng cao, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
Lễ hội quế Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2016 diễn ra ngày 7-8/10. Đây là lần thứ hai Lễ hội quế Văn Yên được tổ chức, là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước và quốc tế giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm quế; thu hút các nhà đầu tư chế biến sản phẩm quế tinh ở Văn Yên, tăng thu nhập cho người dân vùng quế. Hơn 10.000 người và trên 100 doanh nghiệp đã tham gia Lễ hội quế Văn Yên 2016